Phƣơng pháp nghiêncứu đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn vốn ODA cho phát triển khoa học và công nghệ ở việt nam (Trang 44 - 47)

2.2.1 Phương pháp phân tích

Phân tích là nghiên cứu các tài liệu, lý luận khác nhau bằng cách phân tích chúng thành từng bộ phận để tìm hiểu sâu sắc về đối tƣợng. Để phân tích, trƣớc hết phải phân chia cái toàn thể của đối tƣợng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu đƣợc đối tƣợng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu đƣợc cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy.

Các thông tin, số liệu sau khi thu thập sẽ đƣợc phân tích chi tiết theo từng thông số để thấy đƣợc việc quản lý nguồn vốn ODA cho KH&CN có tồn tại những bất cập, những vấn đề cần giải quyết. Hàng năm, các đơn vị liên quan đều có những báo cáo về tình hình quản lý nguồn vốn ODA cho KH&CN. Các báo cáo đƣợc chia theo đơn vị từng tháng, từng năm với số liệu chi tiết từng hạng mục. Trên cơ sở phân tích các số liệu, ta có thể thấy các vấn đề về tình hình quản lý nguồn vốn ODA cho KH&CN ở Việt Nam có những bất cập hoặc lợi thế nhƣ thế nào. Từ đó để thấy đƣợc vấn đề chung của thu hút ODA cho KH&CN.

2.2.2 Phương pháp logic

Phƣơng pháp logic là phƣơng pháp nghiên cứu tổng quát các sự kiện, hiện tƣợng lịch sử, loại bỏ các yếu tố ngẫu nhiên, không cơ bản để làm bộc lộ bản chất, tính tất yếu và quy luật vận động và phát triển khách quan của sự kiện, hiện tƣợng lịch sử đang “ẩn mình” trong các yếu tố tất nhiên lẫn ngẫu nhiên phức tạp ấy.

Phƣơng pháp logic đƣợc sử dụng trong cấu trúc toàn bộ luận văn và đặc biệt trong nội dung chƣơng 1. Vấn đề nghiên cứu đƣợc thể hiện theo 1 logic từ chƣơng 1 đến chƣơng 4. Từ việc phân tích các khái niệm, phạm trù kinh tế ở chƣơng 1, luận văn làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nguồn vốn ODA cho KH&CN.

Chƣơng 3, dựa trên cơ sở lý luận trình bày ở chƣơng 1, luận văn tiến hành phân tích công tác quản lý nguồn vốn ODA cho KH&CN ở Việt Nam theo trình tự nội dung của công tác này.

Chƣơng 4 trên cơ sở đánh giá những hạn chế trong hoạt động quản lý nguồn vốn ODA cho KH&CN ở Việt nam và những vấn đề đặt ra trong bối cảnh mới của nền kinh tế, luận văn đƣa ra các giải pháp nhằm tăng cƣờng quản lý nguồn vốn ODA cho KH&CN ở Việt Nam.

2.2.3 Phương pháp so sánh

Phƣơng pháp so sánh đƣợc sử dụng trong luận văn này nhằm làm rõ yếu tố tăng cƣờng trong quản lý nguồn vốn ODA cho KH&CN. Nó xuyên suốt từ chƣơng 1 đến chƣơng 4 của luận văn, đƣợc sử dụng phổ biến trong phân tích nội dung QL nguồn vốn ODA phát triển KH&CN trên phƣơng diện lý thuyết và thực tiễn.

Luận văn dùng phƣơng pháp so sánh để so sánh những số liệu của nguồn vốn ODA qua từng thời kỳ, từng năm, để từ đó tác giả có thể đúc rút ra đƣợc những sự thay đổi, phát triển hoặc hạn chế của đối tƣợng nghiên cứu và đƣa ra đƣợc hƣớng tăng cƣờng trong QL nguồn vốn ODA cho KH&CN.

2.2.4 Phương pháp thống kê, mô tả

Phƣơng pháp thông kê, mô tả là phƣơng pháp tập hợp, mô tả những thông tin đã thu thập đƣợc về hiện tƣợng nghiên cứu nhằm làm cơ sở cho việc tổng hợp, phân tích các hiện tƣợng cần nghiên cứu.

Đối tƣợng nghiên cứu của thống kê là các hiện tƣợng số lớn và những hiện tƣợng này rất phức tạp, bao gồm nhiều đơn vị, phần tử khác nhau, mặt khác lại có sự biến động không ngừng theo không gian và thời gian, vì vậy một yêu cầu đặt ra là cần có những phƣơng pháp điều tra thống kê cho phù hợp với từng điều kiện hoàn cảnh, nhằm thu đƣợc thông tin một cách chính xác và kịp thời nhất.

Phƣơng pháp thống kê, mô tả đƣợc sử dụng phổ biến trong chƣơng 3. Số liệu thống kê về biến động nguồn vốn ODA, nguồn vốn ODA phát triển KH&CN, số dự án ODA; Số liệu về phát triển KH&CN, phát triển nguồn nhân lực cho KH&CN,... nhằm cung cấp tƣ liệu cho việc phân tích, so sánh trong các nội dung QL nguồn vốn ODA phát triển KH&CN ở Việt Nam.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGUỒN VỐN ODA

PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn vốn ODA cho phát triển khoa học và công nghệ ở việt nam (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)