Thực trạng nguồn vốn ODA phát triển khoa học và công nghệ và bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn vốn ODA cho phát triển khoa học và công nghệ ở việt nam (Trang 47 - 52)

máy quản lý nguồn vốn ở Việt Nam

3.1.1 Thực trạng nguồn vốn ODA phát triển khoa học và công nghệ

Việt Nam tham gia tổ chức thƣơng mại Thế giới (WTO) ngày 7/11/2006. Đây là dấu mốc quan trọng của Việt Nam trên con đƣờng hội nhập kinh tế quốc tế. Hội nhập quốc tế luôn tồn tại hai mặt đối lập. Đó là hội nhập kinh tế mang đến cho Việt Nam rất nhiều thời cơ thuận lợi và đem lại không ít những thách thức. Tận dụng những thành tựu của cuộc cách mạng KH&CN hiện đại, Việt Nam có thể đi thẳng vào những công nghệ hiện đại để rút ngắn quá trình CNH, HĐH và khoảng cách phát triển kinh tế so với các nƣớc đi trƣớc. Với tiềm năng trí tuệ dồi dào, nếu có một chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực đúng đắn thì Việt Nam có thể sớm đi vào một số lĩnh vực của kinh tế tri thức.

Quá trình đổi mới đất nƣớc đã tạo ra những tiền đề mới cho sự phát triển KH&CN của Việt Nam trong thời gian tới. Nền kinh tế có tốc độ tăng trƣởng cao, liên tục trong thời gian qua là điều kiện thuận lợi để tăng đầu tƣ cho phát triển KH&CN, đồng thời thúc đẩy đổi mới công nghệ và ứng dụng thành tựu KH&CN trong nền kinh tế, nhất là trƣớc sức ép về cạnh tranh trong điều kiện hội nhập khu vực và quốc tế.

Kinh phí đầu tƣ cho hoạt động KH&CN ở Việt Nam đƣợc huy động từ rất nhiều nguồn. Cụ thể: Nguồn từ ngân sách Nhà nƣớc; Nguồn tự có của Bộ, Tỉnh, thành phố và cơ sở; Nguồn hợp tác với nƣớc ngoài; Các nguồn vốn khác.

Thực tế, nguồn tài chính cho hoạt động KH&CN ở Việt Nam vẫn chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nƣớc (khoảng 80%). Mặc dù ngân sách nhà nƣớc đầu tƣ hàng năm cho hoạt động KH&CN đã cố gắng tăng nhƣng mức đầu tƣ kinh phí hàng năm tính trên đầu cán bộ KH&CN cũng chỉ dao động xung quanh mức 1000-1200 USD. Con số này thấp xa so với nhiều nƣớc trong khu vực. Với đầu tƣ và phân bổ

nguồn đầu tƣ tài chính cho hoạt động KH&CN nhƣ vậy thì khó có thể nhanh chóng nâng cao năng lực hoạt động của KH&CN phục vụ cho hội nhập kinh tế quốc tế.

Nguồn kinh phí nƣớc ngoài đóng góp cho hoạt động KH&CN đƣợc biết đến thông qua các dự án FDI, vốn ODA và các chƣơng trình hợp tác quốc tế.

Bảng 3.1: Số dự án từ nguồn vốn ODA cho KH&CN từ 2009 - 2014 (cấp mới trong từng năm)

Năm Số dự án mới Tỷ lệ tăng trưởng dự án (%) Vốn đăng ký (triệu USD) Tỷ lệ tăng trưởng vốn (%) 2009 29 128.5 2010 12 41 36.2 27 2011 21 175 141.5 391 2012 16 76 33.2 23 2013 13 81 97.7 294 2014 28 215 74.0 83

(Nguồn : Tổng hợp từ Cục đầu tư nước ngoài,Bộ Kế hoạch và đầu tư, 2015)

Bảng 3.1 cho thấy: Năm 2009, số lƣợng dự án đạt gần 30 dự án, sau đó, các năm từ 2010 đến 2014, số lƣợng dự án bị giảm nhiều, mỗi năm dao động từ 10 đến 20 dự án. Đây là con số rất thấp so với tiềm năng KH&CN cũng nhƣ so sánh với tổng các dự án ODA mới trong năm. Điều này cho thấy việc đầu tƣ cho KH&CN vẫn còn chiếm tỷ lệ thấp. Đến năm 2014, số dự án ODA đƣợc cấp phép trong năm đạt 28 dự án, cao hơn hắn những năm trƣớc.

Quy mô dự án theo các hiệp định ODA ký kết tăng qua các giai đoạn. Số liệu của Bảng 3.3 cho thấy số lƣợng hiệp định ký kết giai đoạn 2006 - 2010 ít hơn, chỉ bằng 41,7% so với giai đoạn 2001 - 2005, song quy mô trung bình của các chƣơng trình, dự án trong giai đoạn này lại cao gấp hơn 3 lần. Tƣơng tự giai đoạn 2011 - 2014 trung bình cũng có chút biến động nhƣng không đáng kể so với giai đoạn 2006 -2010.

Bảng 3.2: Quy mô dự án trung bình theo các giai đoạn Giai đoạn Số hiệp định

ký kết

Tổng số vốn (Triệu USD)

Quy mô trung bình (Triệu USD)

1993 - 2000 1.025 13.866,07 13,52 2001- 2005 713 11.237,76 15,76 2006 - 2010 415 20.158,44 48,57

2011-2014 515 24.578,33 47,72

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Điều này cho thấy đã có sự thay đổi trong các tiếp cận và sử dụng nguồn vốn ODA: (i) Tập trung ƣu tiên ODA cho dự án đầu tƣ phát triển hạ tầng đồng bộ, quy mô tƣơng đối lớn, đặc biệt trong lĩnh vực giao thông, năng lƣợng và công nghiệp, thông tin liên lạc, phát triển hạ tầng đô thị (giao thông đô thị, cấp thoát nƣớc và vệ sinh môi trƣờng,...; (ii) Áp dụng cách tiếp cận theo chƣơng trình, ngành thông qua các chƣơng trình mục tiêu quốc gia hoặc các chƣơng trình ngành thực hiện ở nhiều địa phƣơng. Rõ nét nhất là trong ngành giao thông (Dự án Giao thông nông thôn III), nông nghiệp và phát triển nông thôn kết hợp với xóa đói giảm nghèo (Chƣơng trình lâm nghiệp, Chƣơng trình 135 Giai đoạn II, Chƣơng trình cấp nƣớc nông thôn,...), y tế (xây dựng hệ thống bệnh viện theo vùng lãnh thổ: Dự án y tế Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long,..), giáo dục và đào tạo (Dự án Giáo dục cho tất cả mọi ngƣời, giáo dục trẻ em có hoàn cảnh khó khăn,...).

Thời gian qua đã chứng kiến lƣợng ODA vốn vay tăng trong khi viện trợ không hoàn lại giảm qua các giai đoạn. Trong khi tỷ lệ vốn vay tăng từ 80% (1993 - 2000) lên 81% (2001 - 2005) và đạt mức 93% (2006 - 2009) và cao hơn nữa là 95,5% (2011 - 2014) thì vốn viện trợ không hoàn lại giảm tƣơng ứng từ 20% xuống còn 19% và 7% và 6%. Thực tế này đặt ra yêu cầu phải sử dụng vốn ODA đạt hiệu quả cao nhất, phải lựa chọn mục tiêu và lĩnh vực ƣu tiên đầu tƣ, đồng thời phải có các chính sách, giải pháp về an toàn nợ nƣớc ngoài.

Các địa phƣơng ngày càng tham gia nhiều hơn trong việc tiếp nhận, quản lý và thực hiện nguồn vốn ODA. Một trong những nhân tố tác động đến xu thế này là do sự phân cấp mạnh mẽ trong công tác thu hút và sử dụng vốn ODA của Chính phủ, đặc biệt với việc ban hành Nghị định 131/2006/NĐ-CP ngày 09/11/2006 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức. Trong thời kỳ 2009 - 2014, tỷ lệ giá trị vốn giữa các chƣơng trình dự án ODA cho KH&CN do địa phƣơng trực tiếp quản lý và thực hiện, Trung ƣơng làm chủ quản và địa phƣơng tham gia tổ chức quản lý và thực hiện hoặc Trung ƣơng chủ quản và địa phƣơng thụ hƣởng trực tiếp trên địa bàn và các chƣơng trình, dự án phạm vi quốc gia và liên vùng do các Bộ, ngành Trung ƣơng làm chủ quản là 47/53. Tính đến hết tháng 12/2014, số vốn ODA đầu tƣ vào nền kinh tế theo cơ cấu ngành nhƣ sau (theo lũy kế các dự án còn hiệu lực đến 12/2014): ngành công nghiệp đứng đầu về thu hút ODA, với 9.486 dự án với 139.902,59 triệu USD vốn đăng ký, tƣơng đƣơng với 54,21% số dự án ; 55,81% vốn đăng ký. Đứng thứ hai là hoạt động chuyên môn, KH&CN với 1.672 dự án tƣơng ứng với 10% tổng dự án.

CN chếbiến,chếtạo

Hoạt động KH&CN

Xây dựng

Dvụ lưu trú và ăn uống

Thông tin và truyền thông Bán buôn,bán lẻ;sửa chữa Vận tải kho bãi Nông,lâm nghiệp;thủy sản Nghệthuật và giải trí Khai khoáng Tài chính,ngân hàng,bảo hiểm

Hình 3.1: Vốn ODA đƣợc cấp giấy phép phân theo ngành kinh tế

(Luỹ kế các dự án còn hiệu lực đến 12/2014)

3.1.2 Bộ máy quản lý nguồn vốn ODA cho phát triển khoa học và công nghệ

Nghị định số: 38/2013/NĐ-CP về quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA và nguồn vốn vay ƣu đãi của các nhà tài trợ quy định trách nhiệm quản lý nguồn vốn này nhƣ sau:

- Ban QLDA: Đơn vị giúp việc cho Chủ dự án trong việc quản lý thực hiện chƣơng trình, dự án ODA.

- Chủ dự án: Là đơn vị đƣợc giao trách nhiệm trực tiếp quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA và nguồn vốn đối ứng để thực hiện chƣơng trình, dự án theo nội dung đã đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt, và quản lý, sử dụng công trình sau khi chƣơng trình, dự án kết thúc.

- Cơ quan chủ quản: Là các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, các cơ quan trực thuộc Chính phủ, các cơ quan Trung ƣơng của tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức nghề nghiệp, các cơ quan trực thuộc Quốc hội, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng có chƣơng trình, dự án.

- Các cơ quan quản lý nhà nƣớc về ODA:

Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ là cơ quan chủ trì tổ chức vận động ODA và vốn vay ƣu đãi ở cấp quốc gia, liên ngành, liên địa phƣơng.

Các Bộ, ngành chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ và các cơ quan liên quan tổ chức vận động ODA và vốn vay ƣu đãi ở cấp ngành.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ và các cơ quan liên quan tổ chức vận động ODA và vốn vay ƣu đãi ở cấp địa phƣơng.

Các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nƣớc ngoài hoặc đại diện của Việt Nam tại tổ chức quốc tế phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ và Bộ Ngoại giao tiến hành vận động ODA và vốn vay ƣu đãi tại nƣớc sở tại hoặc tại tổ chức quốc tế đó.

Trong lĩnh vực KH&CN, Bộ Khoa học và Công nghệ mà cụ thể là Vụ Hợp tác Quốc tế là cơ quan QLNN về sử dụng ODA cho KH&CN. Vụ Hợp tác quốc tế của Bộ có nhiệm vụ:

• Chủ trì soạn thảo chiến lƣợc, quy hoạch thu hút và sử dụng ODA phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội;

• Hƣớng dẫn cơ quan chủ quản xây dựng danh mục và nội dung các chƣơng trình, dự án ƣu tiên vận động ODA; tổng hợp danh mục các chƣơng trình, dự án sử dụng ODA trình Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt;

• Chủ trì việc chuẩn bị, tổ chức vận động và điều phối các nguồn ODA phù hợp với chiến lƣợc, quy hoạch thu hút và sử dụng ODA và danh mục chƣơng trình, dự án ƣu tiên vận động ODA;

• Chuẩn bị nội dung và tiến hành đàm phán điều ƣớc quốc tế khung về ODA để Lãnh đạo Bộ trình Thủ tƣớng Chính phủ uỷ quyền ký kết với Nhà tài trợ. Hƣớng dẫn các đơn vị, tổ chức có liên quan chuẩn bị chƣơng trình, dự án ODA, theo dõi, hỗ trợ và tham gia đàm phán điều ƣớc quốc tế cụ thể về ODA với Nhà tài trợ;

• Chủ trì phối hợp với các đơn vị trong Bộ và các cơ quan có liên quan xác định hình thức sử dụng ODA thuộc diện ngân sách nhà nƣớc cấp phát hoặc cho vay lại. Tổng hợp kế hoạch giải ngân, kế hoạch vốn đối ứng hàng năm đối với các chƣơng trình, dự án ODA thuộc diện cấp phát từ ngân sách; tham gia với Bộ Tài chính về giải ngân, cơ chế trả nợ, thu hồi vốn vay ODA;

• Thẩm định để Lãnh đạo Bộ trình Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt văn kiện chƣơng trình, dự án ODA về hỗ trợ kỹ thuật thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tƣớng Chính phủ. Tham gia thẩm định các chƣơng trình, dự án ODA về đầu tƣ thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tƣớng Chính phủ;

• Phối hợp với các đơn vị trong Bộ theo dõi, tổng hợp và đánh giá các chƣơng trình, dự án ODA. Làm đầu mối trình Lãnh đạo Bộ xử lỹ theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Thủ tƣớng Chính phủ xử lý các vấn để về ODA có liên quan đến nhiều bộ, ngành, địa phƣơng. Tổng hợp báo cáo về tình hình thu hút và sử dụng ODA.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn vốn ODA cho phát triển khoa học và công nghệ ở việt nam (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)