Bối cảnh kinh tế mới và định hƣớng tăng cƣờng quản lý nguồn vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn vốn ODA cho phát triển khoa học và công nghệ ở việt nam (Trang 92 - 115)

Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

4.1 Bối cảnh kinh tế mới và định hƣớng tăng cƣờng quản lý nguồn vốn ODA phát triển khoa học và công nghệ ODA phát triển khoa học và công nghệ

4.1.1 Bối cảnh kinh tế mới

Việt Nam là nƣớc nằm trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng, là khu vực phát triển kinh tế năng động, nơi có tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao, môi trƣờng đầu tƣ đƣợc cải thiện, xuất khẩu tăng nhanh hơn so với các khu vực khác trên thế giới. Là một nƣớc trong khu vực, Việt Nam có nhiều cơ hội hợp tác phát triển, thu hút đƣợc các nguồn vốn đầu tƣ trong đó có nguồn vốn ODA để phát triển thƣơng mại hàng hóa và dịch vụ.

Trong khu vực Đông Nam Á, Hiệp Hội ASEAN đang ở thời điểm chuyển giao lịch sử, hƣớng tới hình thành Cộng đồng ASEAN vào tháng 12 năm 2015 với 3 trụ cột: Cộng đồng An ninh, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hóa - xã hội. Hiệp hội trở thành một tổ chức liên Chính phủ chặt chẽ, gắn bó, năng động, hƣớng tới ngƣời dân. Việt Nam sẽ là một thành viên chủ động, tích cực và có trách nhiệm để phát huy vai trò trong tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, cũng nhƣ thực hiện sáng kiến thu hẹp khoảng cách phát triển giữa bốn nƣớc thành viên (Việt Nam, Lào, Căm-pu-chía, Myanmar) với các nƣớc thành viện còn lại, Chƣơng trình hợp tác tiểu vùng Mêkông mở rộng... Đây là thuận lợi và cơ hội cho Việt Nam phát huy vai trò năng động trong khu vực, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ và hỗ trợ, bao gồm ODA của các nƣớc đối tác của ASEAN, nhất là các nƣớc nƣớc lớn và phát triển trong và ngoài Châu Á vê phát triển KH&CN.

Trong nƣớc, năm 2016 sẽ diễn ra Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XII. Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội XII Đảng Cộng sản Việt Nam đánh giá: Trên thế giới, cuộc cách mạng KH&CN, đặc biệt là công nghệ thông tin tiếp tục phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy sự phát triển nhảy vọt trên nhiều lĩnh vực, tạo ra cả

thời cơ và thách thức đối với mọi quốc gia. Năm năm tới là thời kỳ Việt Nam thực hiện đầy đủ các cam kết trong Cộng đồng ASEAN và WTO, tham gia các hiệp định thƣơng mại tự do thế hệ mới, hội nhập quốc tế với tầm mức sâu rộng hơn nhiều so với giai đoạn trƣớc. (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2015).

Nhiệm vụ tổng quát trong 5 năm (2016- 2020) đựơc xác định: Tăng trƣởng kinh tế cao hơn 5 năm trƣớc trên cơ sở giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, đổi mới mô hình tăng trƣởng, cơ cấu lại nền kinh tế; đẩy mạnh CNH, HĐH, chú trọng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới; phát triển kinh tế tri thức, nâng cao trình độ khoa học, công nghệ của các ngành, lĩnh vực; nâng cao năng suất, chất lƣợng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế; phát triển nhanh, bền vững, tham gia có hiệu quả vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu.

Mục tiêu: Tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân 5 năm đạt 6,5 - 7%/năm. Đến năm 2020, GDP bình quân đầu ngƣời khoảng 3.200 - 3.500 USD; tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP trên 85%; tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội bình quân 5 năm bằng khoảng 32 - 34% GDP; bội chi NSNN không quá 4% GDP. Yếu tố năng suất tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trƣởng khoảng 25 - 30%; năng suất lao động xã hội bình quân tăng 4 - 5%/năm; tiêu hao năng lƣợng tính trên GDP bình quân giảm 1 - 1,5%/năm. Tỉ lệ đô thị hoá đến năm 2020 đạt 38 - 40%.

Bối cảnh mới đem lại cơ hội cho phát triển KH&CN của Việt Nam. Tuy nhiên, nguồn vốn ODA phát triển KH&CN và do đó QL nguồn vốn này sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức. Đó là:

Xu hướng ODA giảm dần

Trong thập kỷ qua các nguồn vốn ODA toàn cầu có xu hƣớng giảm rõ rệt so với quy mô nền kinh tế của các nƣớc tài trợ. Mức đóng góp cho nguồn vốn ODA của các nƣớc tài trợ trong năm 1990 chỉ chiếm có 0,33% tổng thu nhập quốc dân (GNI) của các nƣớc đó, thấp hơn nhiều so với chi tiêu 0,7% mà Liên hợp quốc đặt ra. Nguyên nhân của tình trạng giảm sút ODA xuất phát từ cả nƣớc tài trợ và nƣớc nhận viện trợ, cũng nhƣ do tình hình quốc tế thay đổi. Trƣớc hết, trong thập kỷ qua nhiều nƣớc tài trợ đã cắt giảm chi tiêu công. Ngoài ra, tốc độ tăng trƣởng và giảm

nghèo chậm ở nhiều nƣớc nhận viện trợ nghèo nhất đã dẫn đến mối quan ngại về hiệu quả của các khoản viện trợ. Nguyên nhân thứ ba là“chiến tranh lạnh”đã kết thúc, làm giảm tầm quan trọng của viện trợ và ở một số nƣớc nó còn dẫn đến việc cắt giảm mạnh ngân sách viện trợ. Tuy nhiên, hiện nay nhu cầu viện trợ của các nƣớc đang phát triển vẫn bức xúc nhƣ trƣớc đây. Điều này đặt Việt Nam trƣớc thách thức làm sao để có thể gia tăng huy động đƣợc nguồn ODA để thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ nói chung và ODA cho lĩnh vực KH&CN nói riêng.

Từ khi đã trở thành nƣớc có thu nhập trung bình, ODA dành cho Việt Nam nói chung, ODA phát triển KH&CN nói riêng đã giảm mạnh. Do đó nếu không có giải pháp thu hút, quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA cho KH&CN sẽ kéo theo nhiều hệ lụy, khiến giảm hiệu quả trong công cuộc phát tiển KH&CN trong nƣớc.

Tính cạnh tranh ngày càng cao giữa các nước nhận tài trợ

Đây là một hệ quả tất yếu của thách thức nêu ở phần trên bởi khi nguồn cung có xu hƣớng giảm thì sẽ ngày càng có ít các cơ hội để đáp ứng các nhu cầu. Vấn để là làm thế nào để hấp dẫn hơn các nhà tài trợ chẳng hạn nhƣ nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài trợ. Đây dƣờng nhƣ là một vòng tròn mà khó có thể biết đâu là điểm xuất phát.

Trình độ, năng lực về KH&CN còn thấp, chưa đủ để làm chỗ dựa chắc chắn cho việc tiếp thu, hấp thụ và sáng tạo, phát triển các thành tựu KH&CN từ nguồn vốn ODA.

Theo một nghiên cứu về chính sách KH&CN của Việt Nam phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực thì những thách thức đó là:

a.Yếu kém về đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ

Sự yếu kém về đội ngũ cán bộ KH&CN ở Việt Nam so với trình độ khu vực và thế giới đƣợc phản ảnh ở nhiểu so sánh, thống kê có liên quan. Sự yếu kém ở cả về số lƣợng, cơ cấu và khả năng phối hợp hoạt động. Sự yếu kém này cũng là tình trạng chung của nhiều nƣớc đang phát triển. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là ngay cả so với nhiều nƣớc trong khu vực thì “năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ

KH&CN phát triển chậm, nhiều mặt còn thấp”. Nếu nhƣ lƣu ý rằng, con ngƣời là yếu tố quyết định và để nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ KH&CN đòi hỏi nhiều thời gian hơn so với nâng cao trình độ của máy móc thì có thể thấy rằng đây sẽ là một thách thức rất to lớn đối với KH&CN nƣớc ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

b.Yếu kém về cơ sở hạ tầng cho hoạt động khoa học và công nghệ.

Sự yếu kém này thể hiện không chỉ so với yêu cầu cho hoạt động bình thƣờng của KH&CN mà nếu so với yêu cầu phục vụ cho tăng cƣờng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của sản xuất kinh doanh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thì đây thực sự là một thách thức, một bức xúc cần đƣợc sớm khắc phục. Đánh giá chính thức sau đây về thực trạng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho hoạt động KH&CN nƣớc nhà cho thấy mức độ bức xúc khi thời điểm hội nhập đầy đủ với nền kinh tế khu vực đang cận kể: “Cơ sở vật chất, kỹ thuật còn yếu kém và lạc hậu so với khu vực. Trang thiết bị của các viện nghiêncứu, trƣờng đại học nhìn chung cũ kỹ, không theo kịp sự phát triển của KH&CN hiện đại”. Điều lƣu ý ở đây là các trang thiết bị cho R&D có xu hƣớng ngày càng đắt đỏ do các hoạt động này đòi hỏi các máy móc, thiết bị, vật liệu ngày một tinh vi, hiện đại. Đối với những nƣớc đang phát triển, nhất là còn nghèo nhƣ nƣớc ta thì đây là bài toán khó và lời giải sẽ phải đƣợc tìm thấy trong viêc tận dụng và phát huy các cơ hội mà quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đem lại.

c. Yếu kém về mạng lưới liên kết các hoại động KH&CN và hỗ trợ đổi mới công nghệ ở doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Sự yếu kém này liên quan tới sứ mạng rất quan trọng của hoạt động KH&CN là hỗ trợ tăng cƣờng năng lực cạnh tranh của cả sản phẩm xuất khẩu lẫn các sản phẩm tiêu dùng nội địa trụ vững và cạnh tranh đƣợc với các sản phẩm hàng hoá của nƣớc ngoài. Những yếu kém đã nêu trên của NLNS về KH&CN nói chung của đất nƣớc đƣợc đặt trong bối cảnh hoạt động KH&CN ở các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn rất yếu và mờ nhạt thì lại càng thấy rõ nguy cơ thua thiệt lớn của các doanh nghiệp Việt Nam một khi các hàng rào bảo hộ đối với các

sản phẩm Việt Nam phải đƣợc tháo bỏ theo yêu cầu của hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Một hình ảnh khái quát mà Phòng Công nghiệp và Thƣơng mại Việt Nam đƣa ra về thực trạng hoạt động đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp nƣớc ta hiện nay cho thấy sứ mạng của hoạt động R&D phải tích cực hỗ trợ nâng cao sức mạnh cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu của các doanh nghiệp nƣớc ta nhƣ thế nào. Đó là hoạt động đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay mới chỉ tập trung ở khâu “công đoạn sản xuất” trong quy trình chữ U tạo nên sức mạnh canh tranh của sản phẩm hàng hoá sản xuất ra mà khâu “công đoạn sản xuất”chỉ là đáy của chữ U và không phải là khâu quyết định (hai cánh của chữ U là khâu thiết kế sản phẩm và khâu marketing).

4.1.2 Định hướng tăng cường quản lý nguồn vốn ODA cho phát triển khoa học và công nghệ

Chiến lƣợc phát triển KH&CN giai đoạn 2011-2020 với mục tiêu đến năm 2020, KH&CN Việt Nam có một số lĩnh vực đạt trình độ tiên tiến, hiện đại của khu vực ASEAN và thế giới, góp phần đáng kể vào tăng trƣởng kinh tế và tái cấu trúc nền kinh tế, giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đạt khoảng 45% GDP… Đến năm 2020, hình thành 60 tổ chức nghiên cứu cơ bản và ứng dụng đạt trình độ khu vực và thế giới, đủ năng lực giải quyết những vấn đề trọng yếu quốc gia đặt ra đối với khoa học và công nghệ; 5.000 doanh nghiệp khoa học và công nghệ; 60 cơ sở ƣơm tạo công nghệ cao, ƣơm tạo doanh nghiệp công nghệ cao.

Quan điểm của Việt Nam là: Phát triển mạnh mẽ khoa học và công nghệ, làm cho KH&CN thực sự là quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng nhất để phát triển lực lƣợng sản xuất hiện đại, kinh tế tri thức, nâng cao năng suất, chất lƣợng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; bảo vệ môi trƣờng, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Đến năm 2020, khoa học và công nghệ Việt Nam đạt trình độ phát triển của nhóm các nƣớc dẫn đầu ASEAN; đến năm 2030, có một số lĩnh vực đạt trình độ tiên tiến thế giới. (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2015)

Định hƣớng nhiệm vụ phát triển KH&CN, thời gian tới sẽ tiếp tục đổi mới cơ bản, toàn diện và đồng bộ tổ chức, cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động KH&CN, Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát các dự án, công trình trọng điểm, kiểm tra quy trình thủ tục hành chính để đảm bảo các dự án ODA cho KH&CN thực hiện đạt kết quả tốt.

Về tổ chức KH&CN, tái cấu trúc và quy hoạch lại hệ thống tổ chức KH&CN quốc gia theo hƣớng có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải, trùng lặp và phù hợp với chiến lƣợc phát triển kinh tế-xã hội của đất nƣớc, các ngành, lĩnh vực và vùng kinh tế; Tập trung đầu tƣ phát triển Viện KH&CN Việt Nam, Viện Khoa học xã hội Việt Nam trở thành hai tổ chức KH&CN hàng đầu quốc gia và ASEAN; Nâng cao năng lực của các trƣờng đại học về nghiên cứu cơ bản; Xây dựng tại mỗi vùng kinh tế trọng điểm ít nhất một tổ chức KH&CN mạnh gắn với tiềm năng, lợi thế của vùng, liên kết chặt chẽ với các trƣờng đại học để đào tạo nhân lực, thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ; Khuyến khích, hỗ trợ hình thành, phát triển các tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong doanh nghiệp, đặc biệt là các tập đoàn kinh tế, phát triển các cơ sở ƣơm tạo công nghệ, ƣơm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ; Phát triển mạnh doanh nghiệp KH&CN, chủ yếu từ các trƣờng đại học, viện nghiên cứu.

Về cơ chế hoạt động KH&CN, sẽ triển khai mô hình hợp tác công-tƣ trong lĩnh vực KH&CN; phát triển các hình thức hợp tác nghiên cứu, đổi mới công nghệ, đào tạo phát triển nguồn nhân lực giữ khu vực công và tƣ; chuyển cơ chế cấp phát tài chính để thực hiện các nhiệm vụ KH&CN sang cơ chế quỹ; triển khai nhanh chóng và đồng bộ hệ thống các quỹ KH&CN sang cơ chế quỹ; triển khai nhanh chóng và đồng bộ hệ thống các quỹ KH&CN bao gồm các quỹ quốc gia, bộ, ngành, địa phƣơng và doanh nghiệp; chuyển các tổ chức KH&CN công lập sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật; thực hiện nghiên cứu ứng dụng KH&CN theo đặt hàng của Chính phủ, các bộ, chính quyền địa phƣơng, các doanh nghiệp và tổ chức khác.

Thực tế đàm phán vay nợ ODA cho thấy, quan hệ hợp tác phát triển giữa Việt Nam và các nhà tài trợ đang có những điều chỉnh nhất định về chính sách để phù họp với bối cảnh mới và sự điều chỉnh này đã đặt ra thách thức trong tƣơng lai không xa, khi Việt Nam không còn nhận đƣợc ODA dồi dào nhƣ trƣớc, phải tiếp cận, huy động cả các nguồn vốn đắt hơn với các điều kiện khắt khe hơn. Chính vì vậy, một trong những nội dung cần đƣợc thay đổi về căn bản là phải thay đổi tƣ duy huy động, sử dụng nguồn vốn ODA. Theo đó, cần làm rõ những thay đổi trong chính sách viện trợ, khi nguồn vốn ODA giảm dần và vốn vay kém ƣu đãi, vay thƣơng mại tăng lên, kèm theo đó là đòi hỏi phải có những cơ chế, chính sách phù hợp nhằm bảo đảm mục tiêu duy trì nợ công bền vững. Việc chú trọng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay về cho vay lại, tăng cƣờng cơ chế chia sẻ rủi ro giữa nhà nƣớc và doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các ngân hàng thƣơng mại cổ phần cùng tham gia... cần phải đƣợc thực hiện song hành với mở rộng cơ chế cho vay lại đối với chính quyền địa phƣơng, giảm thiểu rủi ro từ biến động về tỷ giá, lãi suất trên thị trƣờng vốn quốc tế, cũng nhƣ hạn chế tình trạng chuyển sang cơ chế đầu tƣ vốn nhà nƣớc, cải thiện năng lực hấp thụ nguồn vốn ODA của các cơ quan thụ hƣởng Việt Nam.

Để sử dụng tốt hơn nữa nguồn vốn quý báu này, cần phải có tƣ duy mới về tính cần thiết, hữu ích của nguồn vốn ODA, tập trung vào những nhà tài trợ tiềm năng (đặc biệt là nhóm các ngân hàng phát triển) để tạo ra những hiệu ứng tác động lan tỏa thúc đẩy phát triển thƣơng mại, đầu tƣ và các vùng kinh tế. Ngoài ra, thực tế còn đòi hỏi cần có thêm những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả thu hút,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn vốn ODA cho phát triển khoa học và công nghệ ở việt nam (Trang 92 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)