3.2 Thực trạng quá trình quản lý nguồn vốn ODA phát triển khoa học và
3.2.4 Giám sát, kiểm tra và đánh giá
Bên cạnh việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến ODA, Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội đã tiến hành các hoạt động giám sát liên quan đến việc huy động và sử dụng ODA tại các kỳ họp Quốc hội và thông qua giám sát chuyên đề của các ủy ban của Quốc hội. Hoạt động giám sát việc huy động và sử dụng ODA của các đại biểu Quốc hội đƣợc thực hiện dƣới hình thức chất vấn trực tiếp của đại biểu Quốc hội đối với các thành viên Chính phủ trong thời gian diễn ra kỳ họp Quốc hội và bằng hình thức văn bản trong thời gian Quốc hội không họp. Các đại biểu Quốc hội đã chất vấn Bộ trƣởng Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ với tƣ cách là ngƣời đứng đầu cơ quan giúp Chí nh phủ thống nhất quản lý nhà nƣớc về ODA nhiều vấn đề liên quan đến việc thu hút, bố trí sử dụng vốn ODA, trách nhiệm của Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phƣơng trong việc quản lý, phân bổ, sử dụng ODA, nhất là trong các trƣờng hợp xảy ra tham nhũng, lãng phí trong sử dụng ODA... Uỷ an Đối ngoại cũng đã tiến hành các giám sát chuyên đề về việc thu hút, quản lý và sử dụng ODA. Trong năm 2013, Uỷ ban Đối ngoại đã chủ trì tổ chức một Đoàn công tác liên ủy ban gồm đại diện Uỷ ban Đối ngoại, Uỷ ban Kinh tế Ngân sách, Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Mội trƣờng đã làm việc với 10 Bộ,
ngành và các tỉnh, thành phố để giám sát việc thu hút, sử dụng và quản lý ODA trong 10 năm từ 2003-2012 và hiệu quả đã đạt đƣợc trong việc sử dụng nguồn vốn này. Đoàn giám sát đã đƣa ra nhiều nhận xét và kiến nghị có giá trị, đóng góp ý kiến vào việc sửa đổi, bổ sung một số dự thảo luật quan trọng liên quan đến ODA tại thời điểm đó nhƣ Luật đất đai, Luật xây dựng, Luật doanh nghiệp nhà nƣớc (sửa đổi) và Pháp lệnh đấu thầu cũng nhƣ góp phần giúp Chính phủ và các cơ quan liên quan trong việc hoàn thiện các quy định liên quan đến việc huy động và quản lý ODA sau này.
Quy định hàng năm các Bộ ban ngành đƣợc phân công theo quyền hạn để thanh tra, giám sát các hoạt động công trình, dự án về KH&CN, phát hiện những sai sót, tham nhũng về sử dụng vốn ODA. Điển hình là :
Lợi dụng trách nhiệm là chủ dự án số hóa tƣ liệu sáng chế nhƣng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) đã thực hiện không nghiêm túc các quy định về quản lý, sử dụng nguồn vốn vay ODA, có biểu hiện làm thất thoát nguồn vốn ODA với tổng giá trị là 115.000 USD. Theo kết luận này, kết quả của dự án Tăng cƣờng cơ sở vật chất kỹ thuật (gọi tắt là Dự án 1) cho Cục Sở hữu trí tuệ là tòa nhà 9 tầng đã đƣợc khai thác sử dụng từ tháng 10/2011, đảm bảo điều kiện làm việc cần thiết cho 150 cán bộ, công chức của đơn vị.
Tuy nhiên, tại dự án có tổng giá trị quyết toán gần 25 tỷ đồng này, Bộ Khoa học và Công nghệ phát hiện trình tự thủ tục tổ chức đấu thầu chƣa thực hiện dúng theo quy định của pháp luật đấu thầu. Cụ thể, kế hoạch đấu thầu chƣa đƣợc cơ quan đầu mối tổ chức thẩm định trƣớc khi trình lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt; một số công việc đã thực hiện trong kế hoạch đấu thầu chƣa phù hợp với quyết định chỉ định thầu. Các gói thầu đƣợc thực hiện trƣớc khi có quyết định phê duyệt dự án không có dự toán và quyết định phê duyệt dự toán.
Tại dự án « Nâng cao năng lực tự động hóa quản trị đơn » (Dự án 2) có tổng mức dự toán 9,164 tỷ đồng, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng phát hiện trình tự, thủ tục lập dự án đầu tƣ, phê duyệt dự án đầu tƣ chƣa thực hiện theo đúng quy định về quản lý dự án đầu tƣ. Kế hoạch đấu thầu chƣa đƣợc cơ quan đầu mối tổ chức thẩm
định trƣớc khi trình lãnh đạo Bộ phê duyệt; hồ sơ chỉ định thầu chƣa đầy đủ; các gói thầu đƣợc thực hiện trƣớc khi có quyết định phê duyệt dự án không có dự toán và quyết định phê duyệt dự toán.
“Phần mềm IPAS.NET đƣợc bàn giao từ tháng 10/2009 nhƣng không sử dụng đƣợc trên thực tế, do vậy kết quả của dự án chƣa đạt đƣợc mục tiêu đƣợc phê duyệt”
Tại dự án « Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về sáng chế và Trung tâm tra cứu » (Dự án 3) đã thanh toán với tổng giá trị trên 5,71 tỷ đồng, Bộ Khoa học và Công nghệ phát hiện trung tâm tra cứu chƣa đƣợc xây dựng theo mục tiêu của đề án, vì vậy một số thiết bị máy chủ để trang bị cho Trung tâm tra cứu không đƣợc sử dụng, gây lãng phí. Bên cạnh đó, phần mềm công cụ số hóa và dữ liệu số hóa 8.800 hồ sơ sáng chế chƣa có biên bản bàn giao sản phẩm nhƣng đã ký nghiệm thu và thanh lý hợp đồng để thanh toán hết.
Đáng chú ý nhất, thanh tra dự án « Số hóa tƣ liệu sáng chế » do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) tài trợ đƣợc triển khai trong giai đoạn 2009-2011 với giá trị 115.000 USD (Dự án 4), Bộ Khoa học và Công nghệ phát hiện Cục Sở hữu trí tuệ đã không thực hiện đúng quy định về quản lý, sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tại Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức, đƣợc ban hành kèm theo Nghị định số 131/2006 của Chính phủ. Cụ thể, không báo cáo trình cơ quan chủ quản là Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt quyết định đầu tƣ và báo cáo bổ sung nguồn ODA trình Thủ tƣớng Chính phủ thông qua Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ; không thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của chủ dự án theo quy định tại Điều 24 của Quy chế này.
Kết luận còn chỉ rõ, Công ty cổ phần Dịch vụ kỹ thuật tin học và truyền thông (Công ty ISE) là nhà thầu triển khai dự án này theo Hợp đồng hợp tác về phát triển phần mềm và số hóa tài liệu sáng chế giữa Công ty ISE, WIPO và Cục Sở hữu trí tuệ. Quá trình triển khai dự án cho thấy cả phía Công ty ISE và Cục Sở hữu trí tuệ đều không có quan niệm về sự khác biệt của 2 dự án, tuy nhiên hồ sơ quản lý đối với Dự án 3 đƣợc thể hiện hoàn chỉnh, còn đối với Dự án 4 chỉ có các thủ tục để
đáp ứng các yêu cầu đối với đối tác WIPO. Thực tế thì sản phầm dữ liệu số hóa của Dự án 4 và sản phẩm dữ liệu số hóa của Dự án 3 chỉ là một. Sản phẩm của Dự án 4 chuyển cho WIPO chính là kết quả phần Thực hiện số hóa kho dữ liệu 8.800 hồ sơ sáng chế của Dự án 3.
Có thể thấy những biểu hiện tiêu cực, gian lận, tham nhũng trong các dự án ODA vẫn đang là một thực trạng đáng lo ngại đối với các cơ quan quản lý của Việt Nam cũng nhƣ đối với các nhà tài trợ. Các sai phạm phổ biến trong việc sử dụng ODA chính là cấu kết, thông đồng giữa các doanh nghiệp, các nhà thầu với chủ đầu tƣ và các bên liên quan, thông qua việc hối lộ để trúng thầu, hay nhằm che giấu những vi phạm, gian lận trong quá trình thực hiện dự án nhằm đối phó với hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát và thanh toán, quyết toán công trình.
Mới đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ đã thông báo việc thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng trong đấu thầu liên quan đến nguồn vốn ODA Nhật Bản khi nghi án Tập đoàn Tƣ vấn giao thông Nhật Bản (JTC) hối lộ quan chức ngành đƣờng sắt Việt Nam tại dự án đƣờng sắt đô thị ở Hà Nội đƣợc phía Nhật Bản phanh phui. Qua nhiều bất cập về công tác quản lý, sử dụng đến công tác thanh tra, kiểm tra trong các dự án ODA nói chung và ODA cho KH&CN nói riêng thì Quốc hội cần sớm ban hành luật Quản lý, sử dụng ODA và tiến hành giám sát tối cao về ODA để kiểm soát chặt chẽ hiệu quả sử dụng, chống thất thoát, lãng phí, tham nhũng trong ODA. Đồng thời sử dụng ODA có chọn lọc, hạn chế và có lộ trình, chấm dứt thất thoát ODA trong tƣơng lai gần.