Cơ chế tự chủ tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cơ chế tự chủ Tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công trên địa bàn huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 32 - 35)

1.1. Đơn vị sự nghiệp công và cơ chế tự chủ tài chính

1.1.2. Cơ chế tự chủ tài chính

Thuật ngữ “cơ chế” là sự chuyển ngữ của từ “mécanisme” trong tiếng Pháp và theo từ điển Le Petit Larousse năm 1999, nó đƣợc giải nghĩa là “cách thức hoạt động của một tập các yếu tố phụ thuộc vào nhau”. Theo từ điển tiếng Việt do Viện ngôn ngữ học biên soạn năm 2000 giải nghĩa “cơ chế là cách thức mà theo đó một quá trình đƣợc thực hiện”. Nhƣ vậy, “cơ chế” là cách thức hoạt động của một sự vật, hiện tƣợng trong quá trình tồn tại và phát triển.

Tự chủ (autonomy), theo Từ điển tiếng Anh Oxford 2004 là nói đến trạng thái chất lƣợng của một đối tƣợng hoặc một đơn vị nhƣ là nhà nƣớc, chính quyền địa phƣơng, một tổ chức, một cơ quan [26, tr 69]. Theo từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học xuất bản 2010 giải nghĩa “tự chủ” là việc tự điều hành, quản lý mọi công việc của cá nhân hoặc của tổ chức, không bị cá nhân, tổ chức khác chi phối.

Trong lĩnh vực TCTC, sự vận hành các phạm trù thuộc lĩnh vực TCTC chịu sự tác động chi phối của hai nhân tố, bao gồm:

Một là, các quy luật kinh tế, tài chính đã và đang tồn tại trong một môi trƣờng kinh tế, tài chính nhất định.

Hai là, sự phản ứng của con ngƣời trƣớc sự vận động theo tính qui luật khách quan của các phạm trù kinh tế, tài chính. Hay nói cách khác là con ngƣời đƣa ra những cách thức để hƣớng sự vận động của các phạm trù kinh tế, tài chính mang tính quy luật khách quan theo những yêu cầu chủ quan của mình.

Với quan niệm “cơ chế” là cách thức thì trong lĩnh vực TCTC cách thức đó do con ngƣời tạo ra và nó mang dấu ấn chủ quan là chủ yếu. Nhƣ vậy, cách thức trong trƣờng hợp này có thể hiểu là những quy định của con ngƣời trƣớc sự vận động mang tính quy luật của phạm trù TCTC.

Khi hàm ý cơ chế là những quy định của con ngƣời thì những quy định đó luôn bao gồm hệ thống các quyền và lợi ích. Việc sử dụng hệ thống các quyền và lợi ích để đƣa ra những quy định (cơ chế) mang lại hiệu quả chung cho quốc gia khi những quy định này phù hợp với sự vận động mang tính quy luật của TCTC. Đây là cách tiếp cận về thuật ngữ “cơ chế” trong lĩnh vực TCTC.

- Cơ chế tự chủ tài chính là cơ chế quản lý nhằm tăng cƣờng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị về các mặt hoạt động tài chính, tổ chức bộ máy và sắp xếp lao động qua đó làm tăng chất lƣợng hoạt động và cung cấp dịch vụ của đơn vị.

- Cơ chế tự chủ tài chính là hệ thống các nguyên tắc, luật định, chính sách, công cụ về quản lý tài chính và mối quan hệ tài chính giữa các đơn vị dự toán các cấp với cơ quan chủ quản và cơ quan quản lý nhà nƣớc nhằm đạt đƣợc các mục tiêu nhất định.

- Cơ chế tự chủ tài chính là tổng thể các phƣơng pháp, các hình thức và các công cụ đƣợc vận dụng để quản lý các hoạt động tài chính của đơn vị trong những điều kiện cụ thể nhằm đạt đƣợc các mục tiêu nhất định.

1.1.2.1. Phạm vi và phân loại đơn vị tự chủ tài chính

* Phạm vi đơn vị thực hiện tự chủ tài chính

Đơn vị thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm phải là đơn vị dự toán độc lập, có con dấu và tài khoản riêng, tổ chức bộ máy kế toán theo quy định của Luật Kế toán.

Đối với Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, các đơn vị sự nghiệp có quy trình hoạt động đặc thù và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc:

Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội đƣợc áp dụng theo quy định tại Nghị định này.

Các tổ chức khoa học và công nghệ thực hiện theo quy định tại Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập.

* Phân loại đơn vị sự nghiệp công thực hiện tự chủ tài chính

Căn cứ vào nguồn thu sự nghiệp, đơn vị sự nghiệp công đƣợc phân thành 3 loại đơn vị thực hiện quyền tự chủ:

- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thƣờng xuyên (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động).

- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thƣờng xuyên, phần còn lại đƣợc NSNN cấp (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động).

- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp, đơn vị không có nguồn thu, kinh phí hoạt động thƣờng xuyên do NSNN bảo đảm toàn bộ (NSNN bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động).

Việc phân loại đơn vị sự nghiệp theo quy định trên, đƣợc ổn định trong thời gian 3 năm, sau thời hạn 3 năm sẽ xem xét phân loại lại cho phù họp. Trong thời gian ổn định phân loại, trƣờng hợp đơn vị sự nghiệp có thay đổi chức năng, nhiệm vụ tổ chức thì cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền xem xét điều chỉnh phân loại lại cho phù hợp.

Cách xác định để phân loại đơn vị sự nghiệp:

Mức tự bảo đảm chi phí Tổng số nguồn thu sự nghiệp

hoạt động thƣờng xuyên = --- X 100 (1.1) của đơn vị (%) Tồng số chi hoạt động thƣờng xuyên

Trong đó:

- Đơn vị sự nghiệp có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thƣờng xuyên xác định theo công thức (1.1), bằng hoặc lớn hơn 100%.

- Đơn vị sự nghiệp đã tự bảo đảm chi phí hoạt động từ nguồn thu sự nghiệp, từ nguồn ngân sách nhà nƣớc do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nƣớc đặt hàng.

(2) Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động: là đơn vị sự nghiệp có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thƣờng xuyên xác định theo công thức (1.1) từ trên 10% đến dƣới 100%.

(3) Đơn vị sự nghiệp do NSNN bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động, gồm: (4) Đơn vị sự nghiệp có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thƣờng xuyên xác định theo công thức (1.1) từ 10% trở xuống.

(5) Đơn vị sự nghiệp không có nguồn thu.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cơ chế tự chủ Tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công trên địa bàn huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)