2.2. Thực trạng thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công trên địa bàn
2.2.1. Tự chủ về biên chế
Nghị định 43/2006/NĐ-CP xây dựng căn cứ số kinh phí quyết toán của năm trƣớc, dự kiến khối lƣợng công việc trên cơ sở chức năng nhiệm vụ đƣợc giao của năm kế hoạch và xác định các nguồn thu đƣợc để lại theo quy định để lập dự toán kinh phí hoạt động trình UBND Huyện thẩm định và phê duyệt hàng năm nên kinh phí tự chủ quyết toán từ nguồn ngân sách giao của các đơn vị sự nghiệp không tăng so với dự toán giao đầu năm.
Bảng 2.1: Biên chế và hệ số tiền lƣơng tăng thêm của các đơn vị sự nghiệp công thực hiện cơ chế tự chủ tài chính giai đoạn 2009-2013
TT Đơn vị Biên chế Hệ số tiền lƣơng tăng thêm
2009 2010 2011 2012 2013 2009 2010 2011 2012 2013 1 Trung Tâm Văn hóa Thông tin Thể thao và Du lịch 20 20 23 24 24 1,34 1,34 1,1 1,1 1,1 2 Trung Tâm Chuyển giao KHCN bảo vệ cây trồng vật nuôi 15 15 15 16 21 2,0. 2,0 1,5 1,5 1,5
3 Trung Tâm giáo dục thƣờng xuyên kỹ thuật tổng hợp 9 11 0,5 0,5
4 Trung Tâm dạy nghề huyện Thạch Hà 17 17 17 18 18 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5
5 Trung Tâm Chính trị huyện 30 30 32 35 35 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5
6 Ban quản lý các dự án xây dựng cơ bản huyện 11 11 11 11 11 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5
Cộng 93 93 98 113 120 -
+ Biên chế của các đơn vị sự nghiệp công thuộc huyện Thạch Hà thực hiện chế độ tự chủ đƣợc UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt và phân bố hàng năm. Trên cơ sở định mức biên chế tỉnh giao, huyện Thạch Hà tiếp tục giao biên chế cho các đơn vị sự nghiệp công trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và tình hình hoạt động tại các đơn vị. Tuy nhiên căn cứ chức năng nhiệm vụ của các đơn vị sự nghiệp và tình hình thực tế tại địa phƣơng. Để đáp ứng yêu cầu công việc ngày một tăng, huyện Thạch Hà phải ký thêm HĐLĐ làm việc tại một số đơn vị. Do vậy số biên chế và HĐLĐ thực tế có mặt cao hơn so với biên chế tỉnh giao hàng năm
+ Qua phân tích chi số liên hoàn bình quân về biên chế và HĐLĐ giai đoạn (2009- 2013) của Tỉnh giao cho huyện Thạch Hà và huyện Thạch Hà giao cho các đơn vị trực thuộc cho thấy việc thực hiện cơ chế tự chủ về tổ chức và biên chế vẫn còn những hạn chế, tồn tại cụ thể: Nghị định 130/2005/NĐ-CP quy định cơ quan thực hiện tự chủ đƣợc chủ động trong việc sử dụng biên chế đƣợc giao, sắp xếp phân công CBCC theo vị trí công việc để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ công việc hiệu quả từ đó thúc đẩy sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn … Tuy nhiên thực tế những năm qua bộ máy, biên chế các cơ quan quản lý hành chính tại huyện Thạch Hà không những không giảm, mà ngƣợc lại luôn có xu hƣớng mở rộng và tăng biên chế. Giai đoạn (2009- 2013) tổng biên chế tăng 36 ngƣời (năm 2009 biên chế Tỉnh giao cho huyện Thạch Hà 93 ngƣời, năm 2013 biên chế và HĐLĐ thực tế huyện giao cho các đơn vị tăng 27 ngƣời), bình quân giai đoạn (2009-2013) biên chế Tỉnh giao cho huyện Thạch Hà tăng 3,79%/năm và biên chế của huyện giao cho các đơn vị tăng 4,10%/năm do các nguyên nhân:
- Khối lƣợng, nhiệm vụ của các cơ quan Nhà nƣớc ngày càng tăng do sự phát triển kinh tế xã hội đòi hỏi cần phải bổ sung và tăng cƣờng về nguồn lực con ngƣời để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao và chặt chẽ trong thực hiện nhiệm vụ của chính quyền huyện.
- Do chế độ công vụ, công chức chƣa rõ ràng nên khó có cơ sở xác định vị trí việc làm, số lƣợng công chức, quy mô, cơ cấu tổ chức của từng cơ quan. Vì vậy việc giao chi tiêu biên chế còn mang tính chủ quan, thiếu cơ sở khoa học. Mặt khác việc xác định định mức ngân sách giao thực hiện CCTC chủ yếu căn cứ vào biên chế; do vậy để tăng mức kinh phí tự chủ hàng năm đơn vị của huyện luôn có xu hƣớng đề nghị tăng biên chế.