Đặc điểm về kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cơ chế tự chủ Tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công trên địa bàn huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 57 - 70)

2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh và chính

2.1.2. Đặc điểm về kinh tế xã hội

2.1.2.1. Đặc điểm kinh tế

Tốc độ tăng trƣởng Trong giai đoạn vừa qua, do có sự điều chỉnh về đơn vị hành chính (6 xã đƣợc tách ra thành lập huyện Lộc Hà và 05 xã về thành phố Hà Tĩnh) nên kinh tế huyện Thạch Hà giai đoạn 2005 - 2012 có nhiều biến động.

Trƣớc khi thay đổi địa giới hành chính, tổng giá trị sản xuất của toàn huyện là 574.116 triệu đồng (theo giá năm 1994), sau khi thay đổi, năm 2007, tổng giá trị sản xuất của huyện giảm xuống còn 509.013 triệu đồng. Kể từ năm 2007 đến nay, giá trị sản xuất của huyện liên tục tăng qua các năm, từ 635.917 triệu đồng năm 2009 tăng lên 708.742 triệu đồng vào năm 2012.

Nhƣ vây tốc độ tăng trƣởng bình quân cho thời kỳ 2005 - 2012 khoảng 11,8%/năm (nếu tính 3 năm 2008-2010 tốc độ tăng khoảng 12%). Trong đó tăng trƣởng nhiều nhất là ngành công nghiệp và xây dựng cơ bản, tăng đến 19,3%/năm, tiếp đến là dịch vụ, tăng trƣởng 18,8%, ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chỉ tăng 4,25%/năm.

Cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế của huyện trong thời kỳ 2005-2012 (tính theo tổng giá trị sản xuất theo giá hiện hành) đã chuyển dịch đúng hƣớng, tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp trong nền kinh tế của huyện.

Tính theo giá trị sản xuất (giá hiện hành), tỷ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng trên địa bàn huyện chiếm 20,6% vào năm 2005 đã tăng lên 26,7% năm 2009 và đến năm 2012 đạt khoảng 29%. Tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản đã có xu hƣớng giảm, khu vực dịch vụ mặc dù có xu hƣớng tăng nhƣng chƣa nhanh.

Giá trị sản xuất bình quân đầu ngƣời tính theo giá hiện hành năm 2008 là 5,5 triệu/ngƣời, bằng 51,94% giá trị sản xuất bình quân đầu ngƣời của toàn tỉnh Hà Tĩnh (13,94 triệu/ngƣời), năm 2012 đạt trên 9 triệu/ngƣời.

Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

* Trồng trọt:

Giá trị sản xuất nông nghiệp tính theo giá hiện hành năm 2012 đạt 748478.4 triệu đồng. Trong đó:

- Cây lƣơng thực: Trong cơ cấu trồng trọt, cây lƣơng thực vẫn chiếm tỷ trọng lớn, chiếm trên 80% diện tích trồng trọt và khoảng trên 60% giá trị sản xuất. Trong sản xuất lƣơng thực thì lúa là cây lƣơng thực chủ lực của huyện, diện tích trồng cây lƣơng thực tập trung phần lớn tại các xã Thạch Tân, Thạch Lâm, Thạch Hƣơng, Thạch Xuân, Thạch Đài, Thạch Vĩnh, Thạch Kênh, Thạch Liên, Thạch Hội, Thạch Ngọc… là những xã thuộc vùng đồng bằng có diện tích đất phù sa màu mỡ thích hợp cho việc trồng lúa. Sản lƣợng lúa năm 2012 đạt 60503 tấn, năng suất 40.37 tạ/ha. Ngoài lúa là cây lƣơng thực chủ đạo huyện cũng trồng và phát triển nhiều loại cây lƣơng thực khác nhƣ khoai 1051 ha, ngô 180 ha, đậu 233.6 ha…

- Cây thực phẩm: Thạch Hà có vị trí địa lý nằm giữa khu công nghiệp sắt Thạch Khê của tỉnh và gần Khu kinh tế Vũng Áng, là nơi có lợi thế để sản xuất các loại cây thực phẩm phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân trong huyện và các vùng phụ cận, đặc biệt là phát triển nông nghiệp ven đô. Trong những năm gần đây, cây rau, củ, quả thực phẩm đang là một trong những mặt hàng nông sản có giá trị kinh tế cao, thị trƣờng rộng lớn và ngày càng trở thành một hƣớng sản xuất chiến lƣợc của nhiều địa phƣơng trên địa bàn huyện với các loại cây trồng chủ yếu là rau xanh, năm 2012, diện tích là 1177.4 ha (tập trung ở Tƣợng Sơn, Thạch Liên…), đạt sản lƣợng rau xanh 6811.8 tấn.

- Cây công nghiệp hàng năm: Các loại cây công nghiệp chủ yếu là lạc, đậu, những cây này thuộc loại có giá trị kinh tế cao đồng thời có thị trƣờng trong và ngoài nƣớc. Năm 2012, diện tích trồng lạc khoảng 2327 ha (chủ yếu

ở các xã Thạch Khê, Thạch Hải, Thạch Đỉnh, Thạch Xuân, Thạch Trị, Thạch Lạc, Thạch Thắng), sản lƣợng 5645.5 tấn, đậu 233.6 ha, sản lƣợng 122.4 tấn.

* Chăn nuôi

Thực hiện chƣơng trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong những năm qua, huyện đã tích cực triển khai một số dự án về chăn nuôi nhƣ dự án cải tạo và nâng cao chất lƣợng giống đàn bò thịt, dự án cải tạo và chăn nuôi lợn hƣớng nạc, xây dựng hệ thống thú y cơ sở đảm bảo an toàn dịch bệnh. Các tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi đƣợc áp dụng rộng rãi nhằm nâng cao chất lƣợng giống gia súc, gia cầm, nhiều giống gia súc, gia cầm mới đƣợc đƣa vào sản xuất, tăng nhanh khối lƣợng hàng hóa cung cấp ra thị trƣờng. Chính vì vậy, Thạch Hà là huyện có ngành chăn nuôi khá phát triển so với các huyện khác trong tỉnh, đặc biệt là chăn nuôi gia súc, gia cầm, đã hình thành các khu chăn nuôi tập trung với quy mô và đầu tƣ khá lớn. Đối với chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò), các xã đồng bằng chƣa phát triển bởi diện tích đồng cỏ chăn thả ít, đất bãi cằn cỗi và khả năng mở rộng hạn chế, các xã có nhiều diện tích đất gò đồi (Thạch Xuân, Thạch Điền, Bắc Sơn, Nam Hƣơng, Ngọc Sơn…) có điều kiện thuận lợi hơn cho phát triển loại hình chăn nuôi này. Đến năm 2012 tổng đàn trâu bò là 22.224 con; lợn 55.919 con. Chăn nuôi gà theo hƣớng an toàn sinh học đã đƣợc triển khai từ năm 2007 ở các xã Thạch Thắng, Thạch Đài, Thạch Kênh, đến nay đã đƣợc mở rộng thêm ở các xã Thạch Ngọc, Bắc Sơn, Thạch Điền, Thạch Xuân, Nam Hƣơng.

* Dịch vụ nông nghiệp

Các dịch vụ trong sản xuất nông nghiệp nhƣ công tác thú y, bảo vệ thực vật, cung ứng phân bón, cung ứng giống, vật tƣ nông nghiệp đã cơ bản đáp ứng đƣợc nhu cầu sản xuất của ngành nông nghiệp. Hoạt động khuyến nông đƣợc kiện toàn về tổ chức và nâng cao chất lƣợng góp phần chuyển giao tích cực, kịp thời các tiến bộ khoa học kỹ thuật và quản lý sản xuất cho nông dân.

Qua phân tích có thể thấy ngành nông nghiệp của huyện trong những năm qua phát triển tƣơng đối ổn định, đạt đƣợc kết quả nhƣ hiện nay là nhờ sự cố gắng rất nhiều của các cấp chính quyền và nhân dân trong huyện

Dƣới sự chỉ đạo và đầu tƣ của Ngành nông nghiệp cũng nhƣ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế thông qua các chƣơng trình, dự án (chƣơng trình 4304, 327, dự án 661, 147 và dự án trồng rừng của các tổ chức nhƣ Hội chữ thập đỏ, Oxfam Anh…) cùng với sự đầu tƣ bằng nguồn vốn tự có của cá tổ chức, hộ gia đình đã đƣa lâm nghiệp Thạch Hà có những bƣớc phát triển nhất định.

Đến nay, tổng diện tích đất lâm nghiệp hiện có của toàn huyện là 8.315.39 ha; diện tích đất lâm nghiệp tập trung chủ yếu ở các xã Thạch Xuân, Thạch Điền, Bắc Sơn, Nam Hƣơng, Ngọc Sơn và phân bố rải rác ở một số xã Thạch Hải, Thạch Ngọc, Thạch Hội, Thạch Văn… chủ yếu là rừng trồng, rừng phòng hộ che chắn cát ven biển.

Ở lĩnh vực phát triển kinh tế vƣờn rừng, dự án ứng dụng khoa học và công nghệ sản xuất mây nếp làm nguyên liệu phục vụ nghề thủ công mỹ nghệ xuất khẩu tại huyện Thạch Hà triển khai từ tháng 3 năm 2009 cũng đang mở ra nhiều triển vọng. 15 ha mây của mô hình ở xã Thạch Xuân hiện phát triển tốt và đƣợc ngành chuyên môn đánh giá cao. Ngoài diện tích dự án, một số hộ đã đăng ký mua giống về trồng mở rộng ở Thạch Xuân và Bắc Sơn, đƣa tổng diện tích mây toàn huyện khoảng 25- 30 ha. Sau khi triển khai dự án, Công ty cổ phần thƣơng mại quốc tế và phát triển nông thôn Việt Nam đã hợp tác xây dựng vùng mây nguyên liệu với mô hình doanh nghiệp hỗ trợ một phần tiền giống và kỹ thuật trồng, chăm sóc, chế biến đồng thời sẽ thu mua toàn bộ nguyên liệu cho ngƣời dân

* Thủy sản

Giá trị sản xuất theo giá cố định của ngành thủy sản đóng góp vào cơ cấu kinh tế của huyện năm 2005 là 107.239 triệu đồng, năm 2012 đạt 51.203,6 triệu đồng. Trong thời gian qua diện tích nuôi trồng thủy sản của huyện có nhiều biến động, năm 2005 là 1.211 ha, đến năm 2012 giảm xuống

còn 969 ha (do thay đổi địa giới hành chính). Tuy nhiên, sản lƣợng thủy sản vẫn ổn định, tăng lên qua các năm từ 4774.8 tấn năm 2008 lên 5009.55 tấn 2012. Sản phẩm thủy sản nuôi trồng bao gồm cá, tôm và các loại thủy sản khác, năm 2010, sản lƣợng cá 3.333,2 tấn; tôm 276.02 tấn và thủy sản khác là 1400.25 tấn. Sản phẩm thủy sản đánh bắt chủ yếu có cá, tôm, mực… Ngoài ra còn có sản phẩm chế biến từ hải sản nhƣ nƣớc mắm, ruốc mặn, sản phẩm khô…

Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

* Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp.

Năm 2010, khu vực công nghiệp - điện chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của huyện (24.82%,) do có sự tham gia của khu công nghiệp sắt Thạch Khê. Phần lớn các sản phẩm công nghiệp - TTCN trên địa bàn vẫn là các sản phẩm thông dụng (chế biến thực phẩm, đồ uống, may mặc, chế biến sản phẩm từ tre nứa...) hay sản xuất các sản phẩm từ kim loại phần lớn dựa vào chế tác các nguyên liệu thô sơ và tiêu tốn khá nhiều năng lƣợng và nguyên liệu. Bên cạnh đó đã xuất hiện một số sản phẩm công nghiệp trên địa bàn nhƣ: gạch tuy nen, ngói nung, ….

Cùng với việc phát triển khu công nghiệp Thạch Khê và một số khu đô thị trong tƣơng lai trên địa bàn, huyện sẽ có nhiều cơ hội để tham gia vào các khâu sản xuất và phân phối một số sản phẩm công nghiệp – TTCN phục vụ đầu vào cho các nhà máy trong các khu công nghiệp nhƣ: cung cấp nguyên liệu cho nhà máy sản xuất gạch men, cung cấp phụ kiện cho nhà máy lắp ráp các sản phẩm cơ khí (nhƣ: ốc, vít, bu lông..) để từng bƣớc gia tăng giá trị cũng nhƣ thay đổi cơ cấu sản phẩm công nghiệp trên địa bàn trong những năm tới. Tuy nhiên, việc gia công ban đầu sẽ chỉ giúp huyện có thêm công ăn việc làm và thu nhập nhƣng nhìn chung sẽ cản trở huyện “bứt phá” để đi vào đón đầu công nghệ cao trong tƣơng lai.

Đầu tư phát triển và xây dựng

Tổng vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản (XDCB) trên địa bàn huyện có xu hƣớng tăng nhƣng mức độ tăng không đồng đều. Năm 2005 giảm so với năm

2000, còn khoảng 68.600 triệu đồng, đến năm 2008 còn 59.184 triệu đồng và năm 2009 đạt 68.060 triệu đồng. Tổng mức đầu tƣ XDCB của 5 năm (2007- 2012) đạt khoảng 350 tỷ đồng với tốc độ tăng trƣởng bình quân năm ở mức 13,7%/năm. Đây là mức tăng trƣởng khá cao, tạo điều kiện thuận lợi để huyện Thạch Hà đạt kế hoạch về chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời gian vừa qua. Đáng chú ý là nguồn vốn đầu tƣ XDCB trên địa bàn huyện trong thời kỳ 2007-2012 đƣợc phân thành hai nguồn chính: nguồn do tỉnh quản lý và nguồn do huyện quản lý. Tỷ lệ nguồn vốn do tỉnh quản lý thƣờng xuyên chiếm khoảng 4/5 tổng nguồn vốn XDCB (không kể nguồn từ ngân sách xã và nguồn từ dự án).

Đến năm 2012, vốn đầu tƣ phát triển trên địa bàn huyện đạt 119.358 triệu đồng, phần lớn đã tập trung vào những mục tiêu đầu tƣ phát triển nông nghiệp hàng hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn: phát triển hệ thống thủy lợi, xây dựng trƣờng học, trạm xã, nhà văn hóa; thực hiện xóa đói, giảm nghèo. Chuẩn bị các điều kiện nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực; phát triển khoa học - công nghệ, đặc biệt là phát triển cơ sở hạ tầng.

Thƣơng mại - dịch vụ

Năm 2012, trên địa bàn huyên chƣa có trung tâm thƣơng mại. Hầu hết nhu cầu trao đổi hàng hóa đƣợc diễn ra ở các chợ đầu mối khu vực: thị trấn Thạch Hà và có 24 chợ nông thôn trong đó có 15 chợ cấp xã (chợ loại III) do nguồn vốn IFAD hỗ trợ cho tỉnh.

Tổng lƣu chuyển hàng hóa dịch vụ trên địa bàn năm 2005 đạt khoảng 89 tỷ đồng, năm 2012 đạt 145 tỷ đồng. Dịch vụ bán buôn, bán lẻ chiếm tỷ trọng nhỏ, không đáng kể trong tổng lƣu chuyển hàng hóa dịch vụ.

Du lịch

Hoạt động kinh doanh du lịch còn mang tính tự phát, chƣa có quy hoạch và chủ yếu đáp ứng một phần nhỏ du khách có đi ngang qua huyện. Năm 2012, trên địa bàn huyện chỉ tồn tại một số cơ sở kinh doanh nhà hàng, nhà nghỉ, quy mô nhỏ tại thị trấn Thạch Hà (dọc theo quốc lộ 1A và đƣờng

tránh thành phố Hà Tĩnh), với chất lƣợng dịch vụ chƣa cao, chƣa thu hút đƣợc du khách lƣu lại với Thạch Hà. Mặt khác, do Thạch Hà nằm bao quanh đô thị của tỉnh nên phần nhiều hạn chế dịch vụ lƣu trú và ăn uống của du khách.

Các di tích lịch sử, các khu du lịch, danh thắng trên địa bàn huyện rất nhiều nhƣ: Khu du lịch Quỳnh Viên – Lê Khôi; điểm du lịch sinh thái, danh thắng thuộc vùng hồ Kẽ Gỗ; Vùng khe núi Thạch Xuân; Khu di tích lịch sử văn hóa Mai Kính (xã Phù Việt); Khu di tích lịch sử văn hóa Đền Nen (xã Thạch Tiến)... Tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở mức độ khai thác phục vụ du lịch một cách riêng lẻ, thiếu tính liên kết và chƣa có quy hoạch.

Ngành tài chính, ngân hàng

Ngân hàng đã có nhiều đổi mới trong quản lý, bằng nhiều hình thức huy động, quản lý và giải quyết nhu cầu vốn vay. Chi nhánh ngân hàng thƣơng mại, chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội đã tích cực, chủ động huy động nguồn vốn từ các thành phần kinh tế, tập trung đẩy mạnh cho vay tới các hộ gia đình, tổ chức có nhu cầu sử dụng vốn, góp phần phát triển kinh tế và giảm tỷ lệ đói nghèo trên địa bàn huyện.

2.1.2.2. Đặc điểm xã hội của huyện

Giáo dục - Đào tạo

Giai đoạn 2005 - 2012 sự nghiệp giáo dục - đào tạo trên địa bàn huyện Thạch Hà tiếp tục nhận đƣợc sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân. Cùng với việc tăng cƣờng đầu tƣ từ nguồn ngân sách Nhà nƣớc, công tác xã hội hóa giáo dục cũng đƣợc triển khai trên địa bàn huyện, nhằm thu hút thêm các nguồn lực đầu tƣ cho sự nghiệp trọng đại này.

Mạng lƣới giáo dục và hệ thống cơ sở vật chất cho phát triển giáo dục trên địa bàn huyện nhƣ sau:

- Khối các trƣờng mầm non: Đến năm học 2011-2012, toàn huyện có 32 trƣờng mầm non, mỗi xã đều có 1 trƣờng, riêng thị trấn Thạch Hà có 2 trƣờng. Trong đó, có 20 trƣờng công lập và 12 trƣờng bán công. Đến nay, 14 trƣờng đƣợc công nhận là trƣờng chuẩn Quốc gia.

- Khối các trƣờng tiểu học: Toàn huyện có 32 trƣờng tiểu học, với 401 lớp học. Nhƣ vậy, thực trạng ở Thạch Hà hiện nay đối với giáo dục tiểu học là: 25,57 học sinh/lớp, bình quân diện tích phòng học là 2m2/học sinh. Đối chiếu với tiêu chí với các tiêu chí trƣờng chuẩn thì số học sinh/lớp và diện tích phòng học nhƣ vậy là đạt tiêu chuẩn. Đến nay, có 18 trƣờng đạt chuẩn Quốc gia mức 02.

- Khối các trƣờng THCS: hiện nay có 16 trƣờng, trong đó có 9 trƣờng đạt chuẩn Quốc gia.

Chất lƣợng phòng học ở cả cấp mầm non, tiểu học và THCS đều đã đƣợc cải thiện. Các trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập của các trƣờng cũng đƣợc chú ý. Các trƣờng đều triển khai tốt việc bảo quản, sử dụng trang thiết bị dạy học, tất cả các trang thiết bị có phòng bảo quản, đƣợc sắp xếp khoa học, tiện lợi trong quá trình sử dụng. Nhiều trƣờng có dàn máy tính hiện đại phục vụ công tác quản lý và giảng dạy nhƣ: TH 1,2 Thị trấn, TH Thạch Ngọc, TH Thạch Khê, THCS Lƣu Vĩnh Bắc Sơn, THCS Long Sơn…

Bên cạnh hệ thống giáo dục chính quy, huyện đã chú trọng đến công tác xã hội hoá giáo dục, đẩy mạnh công tác khuyến học, huy động mọi nguồn lực để chăm lo đến sự nghiệp giáo dục - đào tạo; 31/31 xã, thị trấn đã thành

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cơ chế tự chủ Tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công trên địa bàn huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 57 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)