1.3. Kinh nghiệm hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công tại một
1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho huyện Thạch Hà
Qua nghiên cứu việc thực hiện cơ chế TCTC tại các nƣớc và ở Bình Định đối với các đơn vị sự nghiệp công, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm trong quá trình hoàn thiện cơ chế TCTC tại các đơn vị sự nghiệp công tại huyện Thạch Hà trong thời gian tới nhƣ sau:
Một là, sự tự chủ phải bao gồm đồng bộ các yếu tố có quan hệ hữu cơ
với trong quá trình hoạt động của các đơn vị. Nếu quyền tự chủ không đƣợc giao dẫn đến các quyền này hạn chế lẫn nhau và không phát huy tác dụng.
Việc giao quyền tự chủ về thực hiện nhiệm vụ phải gắn với tự chủ về tổ chức nhân sự, đồng thời các quyền đó phải tƣơng ứng với mức độ tự chủ về tài chính của đơn vị trên nguyên tắc:
- Đảm bảo hiệu quả: Là nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong thực hiện chủ. Hiệu quả thể hiện trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế - xã hội và hiệu quả kinh tế là hai nội dung quan trọng phải đƣợc xem xét đồng thời khi hình thành một quyết định hy một chính sách cụ thể.
- Đảm bảo thống nhất: thống nhất quản lý bằng pháp luật là nguyên tắc không thể bỏ qua trong quản lý tài chính công. Thực hiện nguyên tắc này sẽ đảm bảo bình đẳng, công bằng, hiệu quả, hạn chế những tiêu cực, nhất là những tiêu cực có tính chất chủ quan khi quyết định các khoản chi tiêu.
Hai là, xây dựng các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động của mỗi đơn
vị, ý các tiêu chí về hoàn thành nhiệm vụ cung ứng dịch vụ cho xã hội về chất lƣợng dịch vụ và sự hài lòng của ngƣời dân về dịch vụ đó; đồng thời, chi trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức và ngƣời lao động cơ sở đánh giá đúng đắn sự đóng góp của từng cá nhân, bộ phận. Việc xây hệ thống đánh giá công việc dựa trên kết quả thực thi đang là yêu cầu đặt ra ở tất cả các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công.
Ba là, hoàn thiện các chế độ, định mức chi tiêu. Các định mức chi tiêu
đảm bảo phù hợp với thực tế, hợp lý giúp các cơ quan, đơn vị tính toán hơn các nguồn lực tài chính cần thiết cũng nhƣ có căn cứ khoa học để sử dụng kinh phí một cách tiết kiệm và thích hợp, tạo ra sự chủ động cho cơ quan, khuyến khích tiết kiệm.
Bốn là, từng bƣớc thực hiện chuyển đổi từ việc giao dự toán ngân sách
đơn vị sự nghiệp công lập nhƣ hiện nay sang thực hiện phƣơng thức đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công dựa trên cơ sở hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật và tiêu chí, tiêu chuẩn chất lƣợng của từng loại dịch vụ đơn vị cung cấp. Thực hiện minh bạch hóa các hoạt động liên doanh của các đơn vị sự nghiệp công; khắc phục tình trạng công - tƣ lẫn lộn.
Năm là, tăng cƣờng thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của các đơn
vị đƣợc giao tự chủ nhằm đánh giá tính kinh tế, hiệu quả trong sử dụng các nguồn tài chính của Nhà nƣớc, kịp thời phát hiện và ngăn chặn các hành vi lãng phí, tham nhũng, từ đó chấn chỉnh kỷ luật tài chính trong các cơ quan, đơn vị.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Trong Chƣơng 1, luận văn đã làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công thông qua việc nghiên cứu khái niệm, nội dung, nguyên tắc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công. Luận văn cũng đã nghiên cứu kinh nghiệm một số nƣớc và tỉnh Bình Định Việt Nam trong việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, từ đó rút ra 5 bài học cho việc hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính ở huyện Thạch Hà tỉnh Hà Tĩnh, đó là : Một là, sự tự chủ phải bao gồm đồng bộ các yếu tố có quan hệ hữu cơ với trong quá trình hoạt động của các đơn vị. Nếu quyền tƣ chủ không đƣợc giao dẫn đến các quyền này hạn chế lẫn nhau và không phát huy tác dụng. Hai là, xây dựng các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động của mỗi đơn vị, ý các tiêu chí về hoàn thành nhiệm vụ cung ứng dịch vụ cho xã hội về chất lƣợng dịch vụ và sự hài lòng của ngƣời dân về dịch vụ đó; Ba là, hoàn thiện các chế độ, định mức chi tiêu. Các định mức chi tiêu đảm bảo phù hợp với thực tế, hợp lý giúp các cơ quan, đơn vị tính toán hơn các nguồn lực tài chính cần thiết cũng nhƣ có căn cứ khoa học để sử dụng kinh phí một cách tiết kiệm và thích hợp, tạo ra sự chủ động cho cơ quan, khuyến khích tiết kiệm. Bốn là, Từng bƣớc thực hiện chuyển đổi từ việc giao dự toán ngân sách đơn vị sự nghiệp công lập nhƣ hiện nay sang thực hiện phƣơng thức đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công dựa trên cơ sở hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật và tiêu chí, tiêu chuẩn chất lƣợng của từng loại dịch vụ đơn vị cung cấp. Năm là, tăng cƣờng thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của các đơn vị đƣợc giao tự chủ nhằm đánh giá tính kinh tế, hiệu quả trong sử dụng các nguồn tài chính của Nhà nƣớc, kịp thời phát hiện và ngăn chặn các hành vi lãng phí, tham nhũng, từ đó chấn chỉnh kỷ luật tài chính trong các cơ quan, đơn vị.
Chƣơng 2
PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG THỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN THẠCH HÀ, TỈNH HÀ TĨNH