1.3. Kinh nghiệm áp dụng chính sách thuế của một số nƣớc
1.3.4. Một số kinh nghiệm của một số quốc gia khác:
Kinh nghiệm Malaysia: Luật thuế có quy định cụ thể đối với đối tượng nộp thuế là cư trú hay không cư trú (cá nhân được coi cư trú nếu đã sống ở Malaysia tối thiểu là 182 ngày trong năm hoặc đã sống ở Malaysia trong giai đoạn ít hơn 183 ngày trong năm nhưng giai đoạn này có liên quan tới một khoảng thời gian năm trước anh ta đã sống ở Malaysia. Việc vắng mặt có lý do xác định trong vòng vài ngày trong khoảng thời gian để xác định thời gian cư trú vẫn được tính là khoảng thời gian liên tục người đó sống tại Malaysia hoặc đã sống ở Malaysia trong 90 ngày hoặc nhiều hơn trong năm và trong khoảng thời gian 3 hay 4 năm liền trước đó, anh ta đã sống ở Malaysia ít nhất là 90 ngày hay đã từng là công dân Malaysia).
Luật thuế Malaysia cũng quy định các khoản thu nhập sau sẽ không tính thuế:
- Các khoản cổ tức nhận được từ một quỹ uỷ thác đầu tư khi mà từ 90% danh mục đầu tư của Quỹ đó là Trái phiếu Chính phủ và 10% còn lại dưới hình thức chứng từ thương mại của các cá nhân cư trú.
- Các khoản cổ tức được phân phối bởi một tổ chức xã hội trả cho thành viên của họ.
- Các khoản cổ tức do CTCP phân phối cho cổ đông (từ năm tài chính 2008 trở đi).
Thuế thu nhập doanh nghiệp của Malaysia cũng khá linh hoạt trong việc điều chỉnh lãi suất sao cho phù hợp và hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc phát triển kinh tế, cụ thể: Malaysia đã thực hiện cắt giảm thuế TNDNtừ 26% xuống còn 25% trong năm tài chính 2008, mức thuế suất này áp dụng cho các loại hình công ty, các chủ thể uỷ thác đầu tư là tổ chức.
Malaysia cũng miễn thuế thu nhập đối với công ty hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận và được chính phủ hỗ trợ hoạt động.
Malaysia thực hiện khấu trừ tại nguồn đối với các khoản lợi tức, trừ các trường hợp sau sẽ được miễn thuế:
- Lợi tức phải trả trong trường hợp chứng khoán do Chính phủ phát hành, chứng khoán nợ được phát hành bằng đồng rigit, chứng khoán Hồi giáo, trái phiếu chuyển đổi được Uỷ ban chứng khoán Malaysia cho phép.
- Thu nhập từ lợi tức của một quỹ uỷ thác đầu tư.
Ngoài ra, thu nhập từ các tổ chức tài chính đặc biệt (SPV) được thành lập với mục đích phát hành chứng khoán Hồi giáo không bị tính thuế và không bị bắt buộc tuân theo các thủ tục quản lý hành chính thuế.
Các công ty quản lý quỹ trong và ngoài nước thuộc về Hồi giáo cũng được miễn trừ nghĩa vụ thuế. Các Quỹ đầu tư Hồi giáo phải được Uỷ Vụ chứng khoán Malaysia chấp thuận cho phép hoạt động.
Đối với lợi nhuận từ hoạt động đầu tư chứng khoán, khoản lợi nhuận này sẽ được cộng vào thu nhập chịu thuế TNDNcủa doanh nghiệp. Nhà đầu tư cá nhân được miễn thuế đối với khoản thu nhập này.
Đối với thu nhập từ cổ tức:
- Khấu trừ 10% nếu tổ chức nộp thuế chưa niêm yết; Miễn thuế nếu tổ chức nộp thuế đã niêm yết và cổ tức nhận được từ công ty trong nước hay từ một quỹ tương hỗ; Miễn thuế nếu tổ chức nộp thuế đang nắm giữ ít nhất 25% số cổ phiếu đang lưu hành ở công ty chi trả cổ tức và công ty chi trả này nắm giữ cổ phần của tổ chức nộp thuế; Miễn thuế nếu cổ tức nhận được từ bất cứ công ty nào được tài trợ thông qua hình thức BOI.
- Đối với cá nhân: Khấu trừ 10% nếu cổ tức nhận được từ các công ty niêm yết, từ các quỹ tương hỗ và nhà đầu tư lựa chọn không tính gộp khoản thu nhập này cùng các khoản thu nhập khác vào thời điểm cuối năm; Miễn thuế nếu cổ tức nhận được từ bất cứ công ty nào mà được tài trợ dưới hình hình thức BOI.
Thuế áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài: Miễn thuế thu nhập cá nhân đối với khoản lợi nhuận có được từ đầu tư; đối với nhà đầu tư là tổ chức sẽ khấu trừ thuế với lãi suất 15%. Đối với thu nhập từ cổ tức sẽ thực hiện khấu trừ 10% đối với cả người nộp thuế là cá nhân và tổ chức. Khấu trừ 15% thuế suất đối với thu nhập từ các khoản lãi và áp dụng đối với cả nhà đầu tư là cá nhân và tổ chức.
Ngoài ra, để khuyến khích đầu tư nước ngoài, Thái Lan đã có thoả ước song phương về hệ thống với 52 quốc gia và vùng lãnh thổ. Thông qua các trường hợp áp dụng thuế này, các nhà đầu tư có tổ chức nước ngoài có thể nhận được các ưu đãi về chính sách thuế đối với các khoản lợi nhuận từ đầu tư, kinh doanh chứng khoán.
Thuế giá trị gia tăng (GTGT): Nhà đầu tư (cá nhân cũng như tổ chức) phải trả thuế giá trị gia tăng cho một công ty chứng khoán do đã cung cấp dịch vụ cho anh ta với tỷ lệ là 7%/ phí dịch vụ.
Thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán:
Thuế này áp dụng cho cả nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước khi thực hiện chuyển nhượng chứng khoán (kể cả các chứng khoán vốn và chứng khoán nợ). Tỷ lệ đánh thuế là 1 bạt đối với mỗi 1000 bạt giá trị giao dịch. Tuy nhiên, các trường hợp sau đây được miễn trừ thuế:
- Chuyển nhượng các loại chứng khoán đã đăng ký là lưu ký tại Trung tâm lưu ký Thái Lan.
- Chuyển nhượng trái phiếu chính phủ, trái phiếu do doanh nghiệp có vốn thuộc sở hữu nhà nước phát hành hay chứng chỉ quỹ uỷ thác đầu tư.