Thuế đối với tổ chức phát hành, niêm yết chứng khoán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách thuế đối với các chủ thể trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 74 - 77)

2.3. Thực trạng triển khai chính sách thuế đối với TTCK Việt Nam

2.3.4. Thuế đối với tổ chức phát hành, niêm yết chứng khoán

Tổ chức phát hành, niêm yết là những người huy động vốn bằng cách phát hành và niêm yết các chứng khoán trên thị trường sơ cấp. Thuộc loại này có: Chính phủ, các cơ quan Chính phủ, các tổ chức tài chính, các doanh nghiệp và các công ty cổ phần. Trong đó chủ yếu là Chính phủ và các công ty cổ phần.

Theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại công văn 11924/TC-CST ngày 20/10/2004 và công văn 5248/TC-CST ngày 29/04/2005 thì các tổ chức có chứng khoán niêm yết lần đầu, tổ chức đăng ký giao dịch chứng khoán lần đầu tại Trung tâm giao dịch chứng khoán được giảm 50% số thuế TNDN phải nộp trong 2 năm kể từ khi thực hiện việc niêm yết. Nhờ ưu đãi này mà các công ty đã liên tục nộp hồ sơ đăng ký niêm yết trong năm 2006. Theo thống kê, số công ty niêm yết vào năm 2005 chỉ có 41 công ty thì đến năm 2006, số công ty niêm yết trên cả hai sàn chứng khoán là 193 công ty, gấp gần 4,7 lần so với năm 2005.

Ngày 8/9/2006 Bộ Tài chính có công văn số 10997/BTC-CST theo đó kể từ ngày 1/1/2007 bãi bỏ công văn số 11924/TC-CST ngày 20/10/2004 và công văn 5248/TC-CST ngày 29/04/2005 hướng dẫn: Các tổ chức có chứng

khoán niêm yết hoặc đăng ký giao dịch chứng khoán tại các Trung tâm giao dịch chứng khoán trước ngày 01/01/2007 tiếp tục được hưởng ưu đãi thuế TNDN theo công văn số 11924 TC/CST ngày 20/10/2004 và công văn số 5248/TC-CST ngày 29/4/2005 cho thời gian còn lại. Trường hợp tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch chứng khoán đang trong thời gian được miễn, giảm thuế TNDN theo quy định của Luật thuế TNDN thì thời gian hưởng ưu đãi do có chứng khoán được niêm yết hoặc đăng ký giao dịch được tính liên tục kể từ khi kết thúc thời hạn miễn, giảm thuế TNDN theo quy định của Luật thuế TNDN.

Việc cho phép các doanh nghiệp có chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch lần đầu trước ngày 1/1/2007 tiếp tục hưởng ưu đãi sau khi kết thúc thời hạn miễn, giảm thuế TNDN theo quy định của Luật thuế TNDN dẫn tới những điểm bất hợp lý về mặt thực tiễn.

Ví dụ: Trường hợp công ty cổ phần A được miễn thuế TNDN trong 3 năm (2005 đến 2007) và được giảm 50% số thuế TNDN trong 7 năm tiếp theo (2008 đến hết 2014). Công ty cổ phần A có chứng khoán niêm yết lần đầu trong năm 2006 thì thời gian được hưởng ưu đãi thuế do niêm yết chứng khoán lần đầu tính từ kỳ tính thuế 2015 và 2016 (sau khi hết thời gian ưu đãi miễn giảm thuế theo Luật thuế TNDN). Điều này không hợp lý vì sau 10 năm kể từ ngày chứng khoán được niêm yết lần đầu, công ty đã có thể trở nên lớn mạnh trên thị trường chứng khoán lúc đó mới cho công ty đuợc hưởng ưu đãi thuế TNDN do có chứng khoán niêm yết lần đầu là thiếu tính hợp lý giữa việc giải quyết ưu đãi thuế với thực tế phát triển của công ty.

Việc ưu đãi thuế đối với tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch chứng khoán phải được hưởng ưu đãi thuế kể từ thời điểm cổ phiếu chính thức được giao dịch trên thị trường chứng khoán thì mới đảm bảo đúng quy định và phù hợp với tình hình thực tế. Việc áp dụng ưu đãi đối với các tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán nên được kết thúc

trước năm 2008, đảm bảo phù hợp với thời điểm sửa đổi Luật thuế TNDN theo lộ trình cải cách hệ thống thuế đến năm 2020.

Hiện tại, các tổ chức phát hành và thực hiện niêm yết chứng khoán lần đầu trên thị trường chứng khoán sẽ không được hưởng ưu đãi gì về thuế nữa và chịu sự điều chỉnh của Luật thuế TNDN với thuế suất 25% như các doanh nghiệp khác.

Như vậy, hệ thống các văn bản pháp luật về thuế điều chỉnh các đối tượng tham gia trên thị trường chứng khoán hiện hành đã từng bước được gộp chung vào các quy định chung về thuế áp dụng cho các doanh nghiệp. Điều này tạo ra cái nhìn tổng quan hơn về hệ thống pháp luật thuế, tạo ra sự bình đẳng về nghĩa vụ thuế giữa các doanh nghiệp. Tuy nhiên, lĩnh vực chứng khoán là lĩnh vực kinh tế đặc thù, một số quy định lại không thể áp dụng chung với các doanh nghiệp thông thường được. Ví dụ, khi doanh nghiệp thưởng cho cán bộ công nhân viên bằng tiền thì thu nhập từ khoản thưởng này sẽ chịu thuế tại thời điểm doanh nghiệp chi trả thu nhập; tuy nhiên nếu doanh nghiệp thưởng bằng cổ phiếu thì khoản thưởng này chỉ được xác lập thực sự (người nhận thực sự được nhận một khoản thu nhập) khi số cổ phiếu trên được giao dịch bán và thu tiền về … Như vậy, một số trường hợp đặc thù cần được quy định rõ hơn tại các văn bản hướng dẫn riêng để thuận tiện cho việc thu và nộp thuế, đồng thời đảm bảo việc thu thuế được đúng đối tượng, đúng thời điểm.

2.4. Đánh giá chính sách thuế đối với TTCK Việt Nam thời gian qua 2.4.1. Thành công

- Chính sách thuế đối với TTCK có các văn bản hướng dẫn riêng giúp các chủ thể tham gia thị trường dễ dàng nắm bắt và thực hiện đúng các quy định của pháp luật thuế về chứng khoán. Chứng khoán là lĩnh vực kinh tế đặc thù và có vai trò rất quan trọng trong việc huy động vốn trung và dài hạn cho sự phát triển của nền kinh tế. Với vai trò quan trọng như vậy thì

chính sách thuế đối với TTCK được cho là có sự hỗ trợ tích cực giúp cho TTCK Việt Nam được vận hành theo đúng quy định của pháp luật.

- Chính sách thuế đã có những ưu đãi thuế với TTCK trong thời gian đầu đi vào hoạt động có tác động khuyến khích các chủ thể tham gia vào thị trường chứng khoán. Cụ thể như trong thời gian đầu thị trường chưa phát triển thì chưa thu thuế hoặc miễn giảm thuế để hỗ trợ và thu hút các chủ thể vào thị trường. Tuy nhiên chính sách thuế cũng có sự điều chỉnh hợp lý (bỏ các ưu đãi miễn, giảm thuế) khi thị trường đã đi vào phát triển ổn định để giúp thị trường phát triển theo hướng bền vững.

- Trong giai khủng hoảng kinh tế nói chung và TTCK Việt Nam nói riêng những năm qua, chính sách thuế đã có những điều chỉnh theo hướng miễn, giảm thuế đối với thu nhập từ kinh doanh trên TTCK. Những tác động này ít nhiều gây hiệu ứng tích cực lên TTCK cũng đồng thời khẳng định sự quan tâm, hỗ trợ bằng hành động của Đảng, Chính phủ và Nhà nước đối với TTCK Việt Nam. Thông qua đó, chính sách thuế đối với chứng khoán và thị trường chứng khoán đã truyền tải được quan điểm của Nhà nước coi TTCK là công cụ quan trọng trong phát triển nền kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách thuế đối với các chủ thể trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 74 - 77)