Giải pháp vi mô

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách tài chính trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam (Trang 76 - 106)

3.3. Một số gợi ý về giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách ƣu đãi thuế trong

3.3.2. Giải pháp vi mô

3.3.2.1. Thực hiện đầy đủ, đúng đắn theo lộ trình nội dung các hiệp định quốc tế và những cam kết khi gia nhập WTO

Việc thực hiện các điều ước Hiệp định và những cam kết WTO trong giai đoạn mới sẽ góp phần tạo ra một môi trường đầu tư phù hợp với tư cách thành viện WTO theo hướng cạnh tranh bình đẳng, giảm bớt ưu đãi, bảo hộ, chống độc quyền, tăng tính minh bạch, chính xác thông tin, tính có thể dự đoán được. Môi trường đầu tư của Việt Nam ngày càng được cải thiện, thể hiện ở việc điều chỉnh chính sách vĩ mô, hoàn thiện khung khổ pháp lý trong đó có chính sách thuế trong thu hút FDI… theo hướng vừa tạo điều kiện để hấp dẫn dòng FDI trên cả 03 phương diện thị

trường, chất lượng và môi trường đầu tư, vừa tạo điều kiện, vừa tạo ra sức ép buộc Việt Nam phải thực hiện những cam kết đã ký trong đàm phán. Điều này, thực tế đã nhận được sự ủng hộ cao của các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các nhà đầu tư hùng mạnh giàu tiềm lực cạnh tranh của các nước phát triển, các TNCs hoan nghênh và tiếp tục đăng ký đầu tư vào Việt Nam.

Các cam kết về hàng hóa

Nhìn chung, Việt Nam đồng ý tuân thủ toàn bộ các hiệp định và quy định mang tính ràng buộc của WTO từ thời điểm gia nhập. Tuy nhiên, do đang phát triển ở trình độ thấp lại trong quá trình chuyển đổi nên Việt Nam đã yêu cầu và được chấp nhận cho hưởng một thời gian chuyển đổi để thực hiện một số cam kết có liên quan đến thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, trợ cấp phi nông nghiệp và quyền kinh doanh.

Đối với hàng hóa, Việt Nam đưa ra các ca kết về thuế xuất nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan và trợ cấp nông nghiệp và phi nông nghiệp. Về thuế nhập khẩu, Việt Nam cam kết giảm từ 17,4% mức thuế suất bình quân hiện hành xuống còn 13,4% trong thời gian từ 5 – 7 năm (đến năm 2014). Trong đó, mức thuế suất đối với hàng nông nghiệp giảm từ 23,5% xuống 20,9%, với hàng công nghiệp giảm từ 16,8% xuống còn 12,6%. Cam kết về cắt giảm thuế sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các lĩnh vực đầu tư được bảo hộ cao trước đây (nhóm ngành thay thế nhập khẩu như ô tô – xe máy, xi măng và thép) hoặc những ngành xuất khẩu mạnh như giày da, may mặc, điện tử. Trong cả hai lĩnh vực chịu tác động của việc thực hiện các cam kết đều là những ngành có sự tham gia của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN (FIEs), nhất là các ngành được bảo hộ.

Cam kết về thuế nhập khẩu và các biện pháp hạn chế nhập khẩu

Việt Nam đồng ý ràng buộc mức trần cho toàn bộ biểu thuế gồm 10.600 dòng thuế. Mức bình quân toàn biểu thuế được giảm từ mức hiện hành 17,4% xuống còn 13,4% và giảm dần trung bình 5 – 7% hàng năm. Mức thuế suất bình quân đối với hàng nông sản giảm từ mức hiện hành 23,5% xuống còn 20,9%, thực

hiện trong khoảng 5 năm. Với hàng công nghiệp, thuế suất đã giảm từ 16,8% xuống còn 12,6% và thực hiện trong thời gian 5 – 7 năm.

Việt Nam cam kết cắt giảm khoảng 1/3 số dòng thuế sau khi gia nhập và chủ yếu đối với các dòng có thuế suất trên 20%. Tuy vậy, các mặt hàng nhạy cảm đối với nền kinh tế như nông sản, xi măng, sắt thép, vật liệu xây dựng, ô tô – xe máy… vẫn duy trì được mức bảo hộ nhất định. Những ngành có mức giảm thuế nhiều nhất bao gồm dệt may, cá và sản phẩm cá, gỗ và giấy, hàng chế tạo khác, máy móc và thiết bị điện – điện tử. Bên cạnh đó, Việt Nam đạt được mức thuế trần cao hơn mức đang áp dụng đối với nhóm hàng xăng dầu, kim loại, hóa chất và phương tiện vận tải.

Các cam kết thực hiện Hiệp định tự do hóa theo ngành Hiệp định tự do hóa theo ngành Số dòng thuế Thuế suất trƣớc khi gia nhập

Thuế suất cam kết cuối cùng

1. Hiệp định công nghệ thông

tin ITA – tham gia 100% 330 5,2% 0% 2. Hiệp định hài hòa hóa chất

CH – tham gia 81%

1.300 trên

1.600 6,8% 4,4% 3. Hiệp định thiết bị máy bay

dân dụng CA – tham gia hầu hết 89 4,2% 2,6% 4. Hiệp định dệt máy TXT –

tham gia 100% 1.170 37,2% 13,2% 5. Hiệp định thiết bị y tế ME –

tham gia 100% 81 2,6% 0%

Nguồn: http://www.mot.gov.vn

Việt Nam cũng cam kết sẽ cắt giảm thuế theo một số hiệp định tự do theo ngành của WTO. Đây là hiệp định tự nguyện của WTO nhưng các nước mới gia nhập đều phải tham gia một số ngành. Việt Nam đã cam kết tham gia giảm thuế đối với sản phẩm công nghệ thông tin, dệt may và thiết bị y tế. Ngoài ra, Việt Nam

cũng tự nguyện tham gia đối với ngành thiết bị máy bay, hóa chất và thiết bị xây dựng trong thời gian thực hiện từ 3 đến 5 năm.

Trong số hiệp định nêu trên, tham gia Hiệp định công nghệ thông tin là quan trọng nhất, theo đó khoảng 330 dòng thuế thuộc diện công nghệ thông tin sẽ giảm thuế và có thuế suất 0% sau 3 đến 5 năm. Như vậy, các sản phẩm điện tử như máy tính, điện thoại di động, máy ghi hình, máy ảnh kỹ thuật số,… sẽ đều có thuế suất 0%, thực hiện sau 3 – 5 năm, tối đa là sau 7 năm.

Về hạn ngạch thuế quan, Việt Nam vẫn được bảo lưu quyền áp dụng hạn ngạch đối với các mặt hàng đường, trứng gia cầm, lá thuốc lá và muối. Về một số biện pháp hạn chế nhập khẩu, được phép nhập khẩu xe máy phân khối lớn trước ngày 31/05/2007, bỏ quy định cấm nhập khẩu thuốc lá điếu và xì gà từ thời điểm gia nhập WTO. Tuy nhiên sẽ chỉ có một doanh nghiệp nước ngoài được quyền nhập khẩu toàn bộ thuốc lá điếu và xì gà. Với ô tô cũ, cam kết cho phép nhập khẩu các loại xe đã qua sử dụng không quá 5 năm.

Ngoài ra, đối với thuế XK, Việt Nam chỉ cam kết sẽ giảm thuế XK đối với phế liệu kim loại đen và màu theo lộ trình, không cam kết đối với các sản phẩm khác. Việt Nam cam kết tuân thủ các quy định của WTO kể từ khi gia nhập về định giá tính thuế XK, thuế NK, các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại, các biện pháp hàng rào kỹ thuật trong thương mại.

- Đối với các ngành sản xuất thay thế nhập khẩu: Theo lộ trình cam kết, một số ngành hàng sản xuất thay thế nhập khẩu vẫn giữ được mức thuế suất cao so với các mặt hàng khác. Ví dụ, trong khi mức thuế suất bình quân của hàng công nghiệp giảm từ 16,8% xuống còn 12,6% thì thuế suất của ô tô con trên 2.500 cc chỉ giảm từ mức 90% hiện nay xuống còn khoảng 52% (47%) trong thời gian dài là 12 (10) năm. Ô tô đã qua sử dụng chưa quá 5 năm được phép nhập khẩu, nhưng bị áp thêm thuế tuyệt đối (flat – rate duties) bị giới hạn ở các mức trần xác định. Đối với xe máy loại từ 800 cc trở lên, mức thuế suất giảm từ 100% xuống còn 40% trong vòng 8 năm. Các loại xe khác giảm từ 95% xuống còn 70% trong vòng 7 năm. Đối với xi măng, thuế suất chỉ giảm 8% trong vòng 2 năm, còn 32% vào năm 2009.

Thuế suất bình quân của mặt hàng thép tăng lên so với mức hiện hành là 10% khi gia nhập (17,7%) sau đó giảm dần xuống còn 13% trong vòng 5 – 7 năm. Đối với một số sản phẩm công nghiệp thực phẩm như bánh kẹo, thuốc lá, xì gà, mức giảm thuế suất cũng kéo dài từ 3 – 6 năm. Về thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu bia, Việt Nam có thời gian chuyển đổi không quá 3 năm để điều chỉnh lại thuế tiêu thụ đặc biệt cho phù hợp với quy định của WTO. Như vậy, đối với các nhóm ngành hàng kể trên, các cam kết của Việt Nam đã cho phép các doanh nghiệp, trong đó có FIEs một khoảng thời gian nhất định để thích ứng dần và có hướng điều chỉnh với mức thuế suất thấp hơn, trong khi đó vẫn được bảo hộ ở một mức nhất định.

- Đối với nhóm ngành sản xuất hướng xuất khẩu: Đây là những ngành thuộc nhóm có mức cam kết giảm thuế nhiều nhất, đặt biệt là ngành dệt may. Đối với dệt may, thuế suất sẽ cắt giảm ngay khi gia nhập WTO từ mức 37,3% xuống còn 13,7%. Điều này nằm trong lộ trình cắt giảm thực hiện Hiệp định dệt may với Mỹ và EU. Đồng thời, hàng xuất khẩu Việt Nam không còn bị hạn chế về hạn ngạch ngay khi gia nhập. Chỉ trong trường hợp Việt Nam vi phạm quy định WTO về trợ cấp thì một số nước có thể áp dụng biện pháp “trả đũa” nhất định. Ngoài ra, thành viên WTO cũng sẽ không được áp dụng biện pháp tự vệ đặc biệt đối với hàng dệt may của Việt Nam.

Đối với ngành giày dép, thuế suất hiện hành sẽ giảm từ 50% xuống 40% khi Việt Nam gia nhập WTO và tiếp tục giảm xuống còn 39% sau 3 năm. Thuế suất đối với các mặt hàng điện tử cũng sẽ giảm với tốc độ tương ứng từ mức thuế suất hiện hành 40 – 50% xuống còn 38 – 40% sau khi gia nhập WTO và tiếp tục giảm xuống còn 25% sau 3 đến 5 năm. Ngoài ra, theo các Hiệp định tự do theo ngành mà Việt Nam tự nguyện thực hiện thì thuế suất một số mặt hàng như dệt may và công nghệ thông tin sẽ còn giảm tới mức thấp nhất là 0%.

Việc gia nhập WTO rõ ràng đã mở ra nhiều cơ hội hơn cho các ngành hướng xuất khẩu nhờ tháo dỡ các rào cản về thuế quan và hạn ngạch. Tuy vậy, các thành viên WTO vẫn áp dụng hàng rào kỹ thuật và gây trở ngại lớn cho các doanh nghiệp

xuất khẩu. Về lĩnh vực này thì các FIEs có nhiều kinh nghiệm hơn các doanh nghiệp Việt Nam, nên họ sẽ tham gia vào sân chơi WTO dễ dàng hơn.

3.3.2.2. Những điều chỉnh chính sách thuế trong thu hút FDI hiện nay cần thiết phải có tác động vào sửa đổi cơ cấu ngành đầu tư

Những điều chỉnh chính sách thuế đều hướng tới sự thuận lợi hơn cho các nhà ĐTNN trong những ngành ưu tiên. Các nước đều nhận thức được rằng qua nhiều năm thực hiện chính sách đầu tư, cần phải sửa đổi cơ cấu ngành đầu tư để tránh sự lạc hậu và nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế, thúc đẩy xuất khẩu như : Trung Quốc biết tận dụng sự giàu có và tiềm lực đầu tư của Hoa kiều và sức mạnh kinh tế của Hồng Kông, Đài Loan, Ma Cao để biến đất nước mình thành công xưởng của những ngành sản xuất, chế tạo với quy mô lớn, đa dạng sản phẩm và giá thành rẻ. Tại Malaysia, những điều chỉnh chính sách ĐTNN là hướng tới phát triển các ngành điện tử thông qua Siêu hành lang đa phương tiện (MSC), đã thu hút các tập đoàn điện tử nổi tiếng thế giới như HSBC, BMW, Intel, Simens, BT, Misubishi… tập trung vào đây để hưởng những ưu đãi của Chính phủ, khiến khu vực Penang trở thành trung tâm sản xuất điện tử cao cấp trên thế giới.

Ở Việt Nam trước đây chúng ta mở cửa ĐTNN và chính sách thuế trong thu hút FDI còn nặng về số lượng dự án, số vốn đăng ký – cũng là biến tướng của bệnh thành tích, nhất là từ khi phân cấp quản lý ĐTNN cho địa phương cùng sự buông lỏng quản lý của Trung ương thì đã dẫn đến việc vận dụng chính sách khuyến khích đầu tư tràn lan, vô nguyên tắc dẫn việc gọi vốn ĐTNN mang nặng tính phong trào. Vì vậy, hiện tượng hàng trăm dự án sân gôn, hàng trăm nhà máy ô tô, xe máy được bao cấp ưu ái nhưng thực chất chỉ là nơi nhập phụ tùng về lắp ráp bán ra thị trường có 86 triệu dân… Gần đây lại tràn lan trung tâm đào tạo ra đời thiếu chất lượng… Rõ ràng đã đến lúc chính sách thuế trong thu hút FDI cần được điều chỉnh theo hướng cơ cấu lại ngành đầu tư để tránh sự lạc hậu và nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế, thúc đẩy xuất khẩu… Vì vậy, điều chỉnh chính sách thuế trong thu hút FDI nên theo hướng như sau:

Một là:Cần đột phá trong lựa chọn đối tác thu hút đầu tư: bên cạnh thu hút dòng vốn FDI từ các nước truyền thống, cần định hướng thu hút vốn FDI từ những nước công nghệ nguồn như Mỹ, châu Âu và Nhật Bản, những khu vực với các quốc gia có trình độ phát triển khoa học công nghệ cao, vào loại tiên tiến nhất trên thế giới nhưng FDI của những quốc gia này vào Việt Nam chưa tương xứng với tiềm năng của họ. Tính trong giai đoạn 1988 – 2010, trong số 81 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, các nước châu Á chiếm tới 69% số vốn đăng ký. Điều này cũng đồng nghĩa với việc mức độ thu hút FDI từ những nước có công nghệ nguồn của Việt Nam vẫn còn thấp và do đó, những hiệu ứng tích cực nhất của FDI đối với Việt Nam sẽ không cao. Vì vậy, trong những năm tới chúng ta cần thực hiện:

- Đối với Nhật Bản, tiếp tục thực hiện Sáng kiến chung Việt – Nhật, thu hút nhiều TNCs hàng đầu của Nhật Bản vào Việt Nam để thực hiện các dự án công nghệ cao, chuyển giao công nghệ và kỹ thuật tiên tiến.

- Đối với Mỹ, đầu tư của Mỹ sẽ tăng nhanh khi Việt Nam đã là thành viên của WTO và hoàn tất việc thực hiện mở cửa các ngành dịch vụ theo BTA và các cam kết Việt – Mỹ trong quá trình thực hiện cam kết WTO. Với tiềm lực hùng mạnh về vốn và công nghệ, các nhà đầu tư Mỹ có thể hoạt động ở hầu hết các lĩnh vực và ngành kinh tế Việt Nam. Tuy vậy, trong thời gian tới cần tập trung thu hút đầu tư của Mỹ vào các ngành như dầu khí, công nghiệp điện, điện tử, công nghệ thông tin, công nghiệp cơ khí và chế tạo, công nghiệp hóa chất và phân bón…;

- Đối với các nước EU, cùng với việc ra đời của diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM), ảnh hưởng của các nước EU vào ASEAN cũng sẽ tăng nhanh trong thời gian tới. Tuy nhiên, do EU ở quá xa Việt Nam nên việc tiếp cận các doanh nghiệp vừa và nhỏ của EU là khó, chỉ có thể hướng việc thu hút đầu tư của các công ty đa quốc gia của EU vì các công ty này có khả năng tài chính mạnh, mạng lưới sản xuất và cung ứng sản phẩm toàn cầu. Từ đó, tập trung thu hút mạnh đầu tư vào các lĩnh vực dầu khí, khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất hóa chất cơ bản và phân bón, chế tạo máy công cụ, cơ khí và cơ khí chính xác, thiết bị điện, điện tử có hàm lượng công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ, xây dựng cơ sở hạ tầng, sản xuất hàng

tiêu dùng, chế biến nông – lâm – hải sản xuất khẩu, các dự án thuộc lĩnh vực dịch vụ như viễn thông, tài chính, ngân hàng, y tế, giáo dục, du lịch, xây dựng và kinh doanh khu đô thị mới. Trong EU cần tiếp tục thu hút FDI từ các nước công nghiệp hàng đầu như Pháp, Anh, Đức và các nước Bắc Âu như Thụy Điển, Na Uy, Đan Mạch, Phân Lan với thế mạnh về công nghiệp nặng, công nghệ thông tin, công nghiệp hàng hải, thủy sản.

Hai là: Điều chỉnh chính sách thuế trong thu hút FDI cần dành ưu tiên cho các dự án FDI có khả năng sản xuất hàng xuất khẩu cao. Tỷ phần (%) thu ngoại tệ lớn

Nước ta mặc dù đã có tỷ lệ xuất khẩu hàng năm tăng trưởng trên 20%, tuy nhiên vẫn là một nước nhập siêu một phần ảnh hưởng đến bội chi ngân sách. Đáng quan tâm là hàng xuất khẩu của ta chủ yếu là xuất khẩu nguyên liệu thô chưa qua chế biến hoặc xuất khẩu sản phẩm như hàng dệt may là hàng gia công trong đó nguyên liệu dùng sản xuất hàng xuất khẩu thỉ chủ yếu là nhập khẩu, do vậy gây khó khăn cho nhu cầu ngoại tệ. Muốn tạo được cân đối để tiến tới xuất siêu nhất thiết chúng ta phải

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách tài chính trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam (Trang 76 - 106)