5 Thuế tiêu thụ đặc biệt

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách tài chính trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam (Trang 41 - 44)

Thuế TTĐB là một loại thuế gián thu, thay thế cho thuế hàng hoá trước đây, áp dụng cho một số sản phẩm hàng hoá ở khâu sản xuất của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Thuế TTĐB có tác dụng hướng dẫn và điều tiết sản xuất và tiêu dùng theo định hướng của nhà nước, góp phần tạo nguồn thu lớn cho NSNN. Luật thuế TTĐB còn thể hiện chính sách khuyến khích đầu tư, đổi mới công nghệ và thực hiện một số chính sách khuyến khích đầu tư, đổi mới công nghệ và thực hiện một số chính sách xã hội khác thông qua chế độ miễn giảm thuế.

Qua những lần sửa đổi, bổ sung Luật thuế TTĐB, khu vực FDI chịu tác động của việc điểu chỉnh luật thuế TTĐB như sau:

Thuế suất có xu hướng tăng đối với những mặt hàng nhà nước không khuyến khích sản xuất và tiêu dùng như thuốc hút, rượu, bài lá, vàng mã.

Để đảm bảo thực hiện đồng bộ với Luật thuế GTGT (có hiệu lực từ 1/1/1999), luật thuế TTĐB đã có nhiều bổ sung và sửa đổi quan trọng. Trong bối cảnh nước ta đang từng bước thực hiện những cam kết về cắt giảm thuế quan theo lộ trình gia nhập AFTA, nguồn thu NSNN từ thuế nhập khẩu sẽ bị giảm đi đáng kể. Vì vậy, mở rộng danh mục đối tượng các mặt hàng, dịch vụ thuế TTĐB, để bù đắp một phần sự thiếu hụt cho NSNN là sự cần thiết khách quan, đồng thời đảm bảo sự đồng bộ với các luật thuế khác và phù hợp hơn với các nguyên tắc đã được cam kết với các tổ chức quốc tế.

- Khi mới ban hành Luật thuế TTĐB, đối tượng chịu thuế bao gồm 6 mặt hàng : Thuốc lá, rượu, bia, pháo, bài lá, vàng mã của các cơ sở sản xuất bán ra với mức thuế suất thuế TTĐB là 20% - 70%, trong đó cao nhất là mặt hàng pháo, bài lá và vàng mã đều chịu mức thuế suất 70%.

- Đến năm 1993, Luật được sửa đổi thu hẹp còn 4 mặt hàng thuốc hút, rượu, bia và pháo. Không thu thuế TTĐB các mặt hàng trên nếu xuất khẩu và các mặt hàng thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB ở khâu nhập khẩu. Mức thuế suất áp dụng là

15% - 100%, trong đó mặt hàng rượu thuốc chịu mức thuế suất 15%, mặt hàng pháo chịu mức thuế suất 100%.

- Năm 1998, Luật quy định đối tượng nộp thuế TTĐB gồm 8 mặt hàng, bổ sung thêm 5 mặt hàng so với 1993 là ô tô đến 24 chỗ, xăng và chế phẩm để pha chế xăng, điều hòa nhiệt độ, bài lá và vàng mã, bỏ mặt hàng pháo. Ngoài ra, bổ sung các dịch vụ chịu thuế TTĐB là (i) Kinh doanh vũ trường, mát-xa, ka-ra-ô-kê; (ii) Ca-si- nô (casino), trò chơi bằng máy giắc-pót (jackpot); (iii) Kinh doanh vé đặt cược đua ngựa, đua xe; (iiii) Kinh doanh gôn (golf): bán thẻ hội viên, vé chơi gôn. Mức thuế suất quy định là từ 15% - 100%, trong đó mặt hàng ô tô dưới 5 chỗ ngồi chịu mức thuế suất 100%.

- Năm 2003 bổ sung dịch vụ kinh doanh xổ số vào các đối tượng chịu thuế TTĐB. Mức thuế suất giảm xuống còn từ 15% - 80%, trong đó mặt hàng ô tô dưới 5 chỗ ngồi vẫn chịu mức thuế suất cao nhất nhưng đã được giảm xuống còn 80%.

- Năm 2008, Luật thuế TTĐB quy định: Tăng thêm đối tượng chịu thuế thành 10 mặt hàng và 6 dịch vụ, trong đó thêm mặt hàng Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3 và Tàu bay, du thuyền vào danh mục mặt hàng chịu thuế TTĐB. Thuế suất thuế TTĐB từ 15% - 70%

Thuế TTĐB áp dụng thống nhất đối với hàng hoá nhập khẩu và hàng hoá sản xuất trong nước. Không thu thuế TTĐB đối với hàng hoá xuất nhập khẩu. Đây là một bước tiến của hệ thống thuế nước ta trong việc thực hiện nguyên tắc đối sử quốc gia đã cam kết khi tham gia vào các tổ chức quốc tế. Thuế suất được điều chỉnh giảm so với trước đây để Phù hợp và đồng bộ với Luật thuế GTGT và Luật thuế XK, thuế NK khi thực hiện chương trình cắt giảm thuế quan.

Đối với ngành công nghiệp ôtô: Từ năm 1995 chỉ thu thuế TTĐB đối với ôtô nhập khẩu, đến năm 1998 Luật đã điều tiết về thuế đối với ôtô sản xuất trong nước nhưng cho phép một lộ trình miễn thuế để các nhà sản xuất có thời gian đầu tư kỹ thuật và công nghệ, tuy nhiên ngành công nghiệp ôtô trong nước lại phát triển rất chậm, hầu như chỉ dừng lại ở mức độ lắp ráp và chủ yếu sử dụng linh kiện nhập khẩu. Năm 2003 Luật thuế TTĐB tiếp tục được sửa đổi với hướng ôtô sản xuất

trong nước vẫn được hưởng mức thuế thấp hơn với ôtô nhập ngoại. Như vậy qua nhiều năm ban hành và sửa đổi, Luật thuế TTĐB đều dành những ưu đãi cho ngành sản xuất ôtô trong nước.

2.1.6. Thuế chuyển lợi nhuận ra nƣớc ngoài (CLNRNN)

Thuế CLNRNN đối với khu vực ĐTNN được hướng dẫn thực hiện thông qua các nghị định của Chính phủ và các thông tư của Bộ Tài chính căn cứ quy định của Luật đầu tư nước ngoài qua các lần điều chỉnh. Theo đó, thuế CLNRNN có những thay đổi như sau:

- Căn cứ Luật ĐTNN tại Việt Nam ngày 29 tháng 12 năm 1987, quy định cụ thể trong NĐ số 139/HĐBT ngày 05.09.1988: Đối với tổ chức kinh tế hoặc cá nhân nước ngoài có tỷ lệ góp vốn trên 50% trong vốn pháp định hoặc có vốn góp trên 10 triệu đô la Mỹ: áp dụng mức thuế suất thuế CLNRNN là 5% lợi nhuận chuyển ra nước ngoài; Các trường hợp khác: 10% lợi nhuận chuyển ra nước ngoài.

- Theo Nghị định số 18-CP ngày 16-4-1993 và Nghị định số 29/CP ngày 27/5/1993; Thông tư số 51-TC/TCĐN ngày 03/07/1993: ngoài mức thuế suất như đã quy định năm 1988 có thêm trường hợp đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài góp vốn pháp định hoặc góp vốn để hợp doanh từ 5 triệu USD trở lên, áp dụng mức thuế suất 7% lợi nhuận chuyển ra nước ngoài và trường hợp đối với Người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư về nước, khi CLNRNN, nộp thuế suất là 5% lợi nhuận chuyển ra.

- Theo nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999, Căn cứ Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) số 03/1998/QH10 ngày 20 tháng 5 năm 1998: Áp dụng mức thuế suất chung là 5% cho tất cả các trường hợp CLNRNN

- Năm 2000, theo quy định của nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31/07/2000: Theo đó, mức thuế suất thuế CLNRNN về cơ bản giảm 2% đối với mỗi trường hợp và có quy định rõ hơn về đối tượng hưởng mức thuế suất 3% bao gồm: (i) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư về nước theo quy định của Luật ĐTNN; (ii) Nhà ĐTNN đầu tư vào KCN, KCX, KCNC; (iii) Nhà ĐTNN góp vốn pháp định hoặc vốn để thực hiện Hợp đồng hợp tác kinh doanh từ 10 triệu USD trở

lên; (iiii) Nhà ĐTNN đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thuộc danh mục địa bàn khuyến khích đầu tư; Mức thuế suất 5% áp dụng với nhà ĐTNN góp vốn pháp định hoặc vốn để thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh từ 5 triệu USD đến dưới 10 triệu USD và đối với nhà ĐTNN đầu tư vào các dự án thuộc lĩnh vực khám chữa bệnh, giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học. Những trường hợp khác áp dụng thuế suất 7%.

- Theo Thông tư số 26 /2004/TT-BTC ngày 31/03/2004, tất cả các trường hợp CLNRNN đều không phải nộp thuế CLNRNN.

2.1.7. Điều chỉnh chính sách ƣu đãi thuế tại các địa phƣơng

Quá trình điều chỉnh chính sách ưu đãi thuế trong thu hút FDI vào Việt Nam giai đoạn từ 1997 – 2011 được thực hiện khá linh hoạt, thể hiện qua việc thực hiện giữa các địa phương. Mỗi địa phương với cơ chế quản lý thuế khác nhau sẽ áp dụng chính sách ưu đãi thuế khác nhau nhằm thu hút FDI vào địa phương mình, cạnh tranh với những địa phương khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách tài chính trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam (Trang 41 - 44)