3 Thuế thu nhập cá nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách tài chính trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam (Trang 36 - 41)

Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) số 03/1998/QH10 ngày 20 tháng 5 năm 1998 và Luật Thuế TNCN số 04/2007/QH12 ngày 21/11/2007 là những văn bản luật đầu tiên quy định về thuế thu nhập cá nhân. Từ đó đến nay có rất nhiều nghị định, thông tư ra đời, hướng dẫn thi hành luật thuế TNCN. Những thay đổi qua những lần điều chỉnh như sau:

Với thu nhập thƣờng xuyên

- Đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam, mức thu nhập chịu thuế được quy định là từ 2,4 triệu – 48 triệu đồng/ tháng áp dụng mức thuế TNCN là 10% - 50% vào năm 1990; tăng lên thành từ 5 triệu – 70 triệu đồng/ tháng vào năm 1994; tăng thành từ 8 triệu – 120 triệu đồng/ tháng vào năm 1999. Đến năm 2004, thuế suất thuế TNCN là 10% - 40% được áp dụng đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có mức thu nhập từ 8 triệu – 80 triệu đồng/ tháng.

- Đối với người nước ngoài không cư trú tại Việt Nam, áp dụng mức thuế suất 10%/ tổng thu nhập (quy định năm 1994), tăng lên 25%/ tổng thu nhập (2001)

Với thu nhập không thƣờng xuyên

- Theo quy định về thuế suất thuế TNCN năm 1990, Mức thu nhập chịu thuế là 1,5 triệu – 22,5 triệu đồng/ lần áp dụng mức thuế suất là 5% - 30%; Thu nhập về chuyển giao công nghệ trên 1,5 triệu đồng/ lần áp dụng mức thuế suất 5%/tổng thu nhập. Thu nhập về trúng thưởng xổ số trên 10 triệu đồng/ lần áp dụng mức thuế suất 10%/ tổng số thu nhập.

- Năm 1994, quy định mức thu nhập chịu thuế tăng lên từ 2 triệu – 30 triệu đồng/ lần; Thu nhập về chuyển giao công nghệ trên 2 triệu đồng/lần: 5%/tổng số thu nhập; thu nhập về trúng thưởng xổ số trên 12,5 triệu đồng/lần: 10%/tổng số thu nhập; Thu nhập về quà biếu, quà tặng từ nước ngoài chuyển về trên 2 triệu đồng/lần: 5%/tổng số thu nhập.

- Năm 2004 quy định thu thuế TNCN đối với thu nhập không thường xuyên chỉ áp dụng đối với thu nhập về chuyển giao công nghệ trên 15 trđ/lần chịu thuế 5%; Thu nhập về trúng thưởng xổ số, trúng thưởng khuyến mại trên 15 trđ/lần chịu thuế 10%;

Miễn thuế TNCN

Miễn thuế TNCN được quy định theo nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999. Theo đó, Nhà đầu tư là cá nhân được miễn thuế thu nhập cho phần thu nhập có được do góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp, của quỹ hỗ trợ đầu tư, quỹ hỗ trợ xuất khẩu hoặc Quỹ hỗ trợ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia trong thời hạn năm năm kể từ khi nhà đầu tư có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập đối với cá nhân; Phần thu nhập có được do góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn trong thời hạn 10 năm kể từ khi nhà đầu tư có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập đối với cá nhân; Nhà đầu tư góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ được miễn thuế thu nhập có được từ phần góp vốn này.

Từ khi có Luật thuế TNCN năm 2007, có hiệu lực từ ngày 1/1/2009

Đối với người cư trú: Mức thu nhập bắt đầu tính thuế giảm từ 8 triệu đồng/ tháng (2004) xuống còn 5 triệu đồng/ tháng. Đối với mức thu nhập trên 80 triệu đồng/ tháng thì giảm mức thuế suất xuống từ 40% xuống còn 35%.

Đối với thu nhập khác, luật quy định rõ:

- Thu nhập từ đầu tư vốn, bản quyền, nhượng quyền Thương mại chịu thuế 5%; - Thu nhập từ trúng thưởng, thừa kế, quà tặng chịu thuế 10%;

- Thu nhập từ chuyển nhượng vốn (GTTT = Giá bán - giá mua – Chi phí khác) chịu thuế 20%, riêng đối với chuyển nhượng chứng khoán chịu mức 0,1%;

- Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản (GTTT = Giá bán - giá mua – chi phí khác) chịu thuế 25%, riêng thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản khi không xác định được giá mua, chi phí liên quan chịu thuế 2% giá chuyển nhượng;

Đối với người không cư trú: Luật cũng quy định rõ:

-Thu nhập từ hoạt động kinh doanh: 1% đối với hoạt động kinh doanh hàng hoá; 5% đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ; 2 % đối với hoạt động sản xuất, xây dựng, vận tải và hoạt động kinh doanh khác.

-Thu nhập từ tiền lương, tiền công: 20% -Thu nhập từ đầu tư vốn: 5%

-Thu nhập từ chuyển nhượng vốn: 0,1%

-Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản: 2%

-Thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại đối với thu nhập vượt 10 triệu đồng: 5%

-Thu nhập từ trúng thưởng, thừa kế, quà tặng đối với thu nhập vượt 10 triệu đồng: 10%

2.1.4. Thuế giá trị gia tăng

Thuế GTGT thu trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh ở từng khâu sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng nên đã bao quát hầu hết các hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ, thu cả ở k hâu nhập khẩu, tạo nguồn thu lớn, ổn định và kịp thời cho NSNN. Thuế GTGT khắc phục được nhược điểm của thuế

doanh thu nên đã có tác dụng kích thích sản xuất kinh doanh phát triển, khuyến khích đầu tư và xuất khẩu, tăng cường quản lý và hạch toán kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam tham gia hội nhập quốc tế.

Để phù hợp hơn nữa với sự phát triển của thực tiễn và đáp ứng nhu cầu của lộ tình hội nhập, nhiều nội dung của Luật thuế GTGT đã được sửa đổi và bổ sung như:

- Sửa đổi và bổ sung vào Danh mục đối tượng chịu thuế, không chịu thuế và thuế GTGT đối với một số hàng hoá và dịch vụ.

- Để khuyến khích xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ, mở rộng giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới, Nhà nước mở rộng diện áp dụng thuế suất 0% cho một số mặt hàng và dịch vụ cần khuyến khích XK như:

+ Bổ sung XK phần mềm máy tính; sửa chữa máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải cho nước ngoài; dịch vụ xuất khẩu lao động vào đối tượng chịu thuế và áp dụng thuế suất 0% để doanh nghiệp được khấu trừ hoặc hoàn thuế đầu vào. Đây là những hàng hoá, dịch vụ cần khuyến khích XK, do vậy áp dụng thuế suất 0% sẽ góp phần hạ thấp giá thành sản phẩm, dịch vụ tăng khả năng cạnh trạnh của nhóm hàng hoá này ra thị trường quốc tế.

+ Bổ sung than đá XK vào đối tượng chịu thuế GTGT để áp dụng thuế suất 0% cho mặt hàng than đá, doanh nghiệp được khấu trừ hoặc hoàn thuế đầu vào nhằm giảm bớt khó khăn cho các doanh nghiệp khai thác than xuất khẩu, giải quyết các vấn đề xã hội, việc làm cho hàng ngàn công nhân lao động ở các mỏ than.

Thuế GTGT thu trên trị giá gia tăng thêm của hàng hoá hoặc dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng ở Việt Nam, kể cả của các nhà ĐTNN đều chịu sự điều tiết chung của các văn bản luật và văn bản dưới luật về thuế giá trị gia tăng. Luật số 57-L/CTN ngày 21 tháng 5 năm 1997 của Chủ tịch nước ra đời đầu tiên quy định về Luật thuế GTGT. Đến nay, qua ba lần sửa đổi Luật, cùng với đó là những văn bản dưới luật hướng dẫn thì hành luật đã có tác động không nhỏ tới việc thu hút FDI vào Việt Nam.

Thuế suất thuế GTGT

- Năm 1997, thuế suất 0% áp dụng cho hàng hóa xuất khẩu; Áp dụng mức thuế suất từ 5% - 20% với mỗi loại hàng hóa khác nhau.

- Luật sửa đổi năm 2003 quy định mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, kể cả hàng hóa, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế GTGT xuất khẩu, trừ các trường hợp sau: vận tải quốc tế; hàng hóa, dịch vụ cung ứng trực tiếp cho vận tải quốc tế; dịch vụ tái bảo hiểm ra nước ngoài; dịch vụ tín dụng, đầu tư tài chính, đầu tư chứng khoán ra nước ngoài và sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên khoáng sản khai thác chưa qua chế biến. Mức thuế suất 5% áp dụng với 21 nhóm mặt hàng chủ yếu là nước sạch, thiết bị y tế, phân bón, thiết bị giáo dục, thức ăn gia súc...; mức thuế suất 10% áp dụng với 18 loại hàng hóa dịch vụ bao gồm dầu mỏ, khí đốt, sản phẩm điện tử, hóa chất, mỹ phẩm...

- Luật thuế GTGT năm 2005 quy định mức thuế suất 5% loại bỏ đi một số hàng hóa dịch vụ như in, bông, than đá, kim loại đen, duy tu sửa chữa di tích lịch sử, phát hành và chiếu phim video....

- Luật thuế GTGT năm 2008: Mức thuế suất 0%: Bổ sung vận tải quốc tế vào đối tượng áp dụng thuế suất 0% để khuyến khích phát triển hoạt động vận tải quốc tế của doanh nghiệp Việt Nam và phù hợp với thông lệ quốc tế. Mức thuế suất 5% giảm từ 21 nhóm hàng hóa xuống còn 15 nhóm hàng hoá, dịch vụ áp dụng, chủ yếu áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ là đầu vào của sản xuất nông nghiệp. Mức thuế suất 10% được xác định theo phương pháp loại trừ, áp dụng đối với các hàng hoá, dịch vụ không thuộc diện áp dụng các mức thuế suất 0%, 5%.

Đối tƣợng không chịu thuế GTGT

Theo Luật thuế GTGT năm 1997 quy định bao gồm 27 nhóm hàng hóa, dịch vụ tăng lên thành 28 nhóm hàng hóa, dịch vụ (năm 2003). Luật thuế GTGT năm 2008 đã thu hẹp đối tượng không chịu thuế GTGT từ 28 nhóm hàng xuống còn 25 nhóm hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách tài chính trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam (Trang 36 - 41)