Trƣờng Đại học Kinh tế trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội đƣợc thành lập theo Quyết định số 290/QĐ-TTg ngày 6/3/2007 của Thủ tƣớng Chính phủ. Trƣờng đã trải qua nhiều giai đoạn chuyển đổi lịch sử và có khởi nguyên từ Khoa Kinh tế Chính trị thuộc Trƣờng Đại học Tổng hợp Hà Nội từ năm 1974.
Những mốc lịch sử quan trọng:
Tháng 11/1974: Khoa Kinh tế Chính trị thuộc Trƣờng Đại học Tổng hợp HN.
Tháng 9/1995: Khoa Kinh tế trực thuộc Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN.
Tháng 7/1999: Khoa Kinh tế trực thuộc ĐHQGHN.
Tháng 3/2007: Trƣờng Đại học Kinh tế trực thuộc ĐHQGHN
Trong suốt chặng đƣờng hình thành và phát triển, Trƣờng Đại học Kinh tế không ngừng nâng cao chất lƣợng về đào tạo, nghiên cứu khoa học và các dịch vụ khác nhằm hƣớng tới mục tiêu trở thành một trƣờng Đại học định hƣớng nghiên cứu, đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao trong các lĩnh vực kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh. Trƣờng Đại học Kinh tế đã đƣợc xã hội biết đến nhƣ là một trƣờng Đại học trẻ, năng động, có tầm nhìn và quyết tâm phát triển theo hƣớng chất lƣợng và đẳng cấp quốc tế. Vị thế, uy tín của Nhà trƣờng đang dần đƣợc củng cố và nâng cao.
Các hoạt động của trƣờng, đặc biệt là đào tạo và nghiên cứu khoa học, đã bƣớc đầu đạt đƣợc một số thành tựu cơ bản, tạo nền tảng để trƣờng tiếp tục phát triển đột phá theo hƣớng chất lƣợng và hiệu quả:
Về đào tạo, đã tiến hành đánh giá, phân tích, rà soát chuẩn hóa các chƣơng trình đào tạo đã có, mở thêm một số mã ngành mới, chú trọng Chƣơng trình đào tạo Chất lƣợng cao, Chƣơng trình đạt chuẩn quốc tế (nhiệm vụ chiến lƣợc) đặc biệt thực hiện kiểm định chất lƣợng khu vực (AUN) các chƣơng trình này. Về đào tạo sau đại học hƣớng tới tính liên ngành, xã hội hóa các chƣơng trình đào tạo; Phát triển đào tạo liên kết với nƣớc ngoài chất lƣợng đào tạo từng bƣớc đƣợc nâng lên.
Về nghiên cứu khoa học, Trƣờng ĐHKT đã và đang khẳng định đƣợc vị trí trong nƣớc cũng nhƣ trên thế giới. Hoạt động NCKH của Trƣờng ĐHKT có một số đặc thù nhƣ: nghiên cứu gắn liền với đào tạo và mang tính mở; kết hợp giữa nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng, giữa các phƣơng pháp nghiên cứu định tính và định lƣợng.
Hoạt động nghiên cứu của Trƣờng ĐHKT phát triển theo định hƣớng “nghiên cứu phục vụ trực tiếp công tác quản lý và nâng cao chất lƣợng đào tạo của Nhà trƣờng; nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến thực tiễn và chính sách phát triển kinh tế - xã hội và doanh nghiệp; nghiên cứu những vấn đề liên ngành mới cũng nhƣ những vấn đề cấp bách, nảy sinh trong quá trình vận hành và phát triển của nền kinh tế nói chung và của Trƣờng ĐHKT - ĐHQGHN nói riêng”.
Với những thành tích đã đạt đƣợc kể từ khi thành lập, Trƣờng ĐHKT đã nhận đƣợc nhiều danh hiệu cao quý, bằng khen, giấy khen của Đảng, Nhà nƣớc và ĐHQGHN.
2.1.2. Sứ mệnh – Tầm nhìn – Giá trị cốt lõi – Mục tiêu chiến lược – Giám sát đánh giá thực hiện (1)
2.1.2.1. Sứ mệnh:
Cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực chất lƣợng cao theo định hƣớng chuyên gia, lãnh đạo trong các lĩnh vực kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh đáp ứng nhu cầu phát triển chất lƣợng và hiệu quả và bền vững của Việt Nam; Nghiên cứu và chuyển giao các kết quả nghiên cứu cho Chính phủ, các tổ chức, doanh nghiệp và xã hội; Tạo môi trƣờng thuận lợi để sáng tạo, nuôi dƣỡng, phát triển tài năng trong các lĩnh vực kinh tế, quản lý và quản trị hiện đại;
2.1.2.2. Tầm nhìn:
Trở thành đại học theo định hƣớng nghiên cứu đƣợc xếp hạng ngang tầm với các đại học tiên tiến trong khu vực Châu Á, trong đó có một số ngành và chuyên ngành đƣợc kiểm định bởi các tổ chức kiểm định chất lƣợng giáo dục đại học có uy tín trên thế giới.
2.1.2.3. Giá trị cốt lõi:
(1) Khuyến khích sáng tạo, nuôi dƣỡng say mê: Trƣờng Đại học Kinh tế (ĐHKT) là một môi trƣờng tự do sáng tạo, ủng hộ đổi mới và là cái nôi nuôi dƣỡng niềm say mê của các thế hệ giảng viên, nhà khoa học, cán bộ, sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh. Niềm say mê thúc đẩy sự sáng tạo, sáng tạo mang lại những ý tƣởng đổi mới, đổi mới sẽ tạo ra những đột phá để khẳng định vị thế và thƣơng hiệu của Trƣờng.
1 Nguồn: Quyết định số 2672/QĐ-ĐHKT ngày 20/12/2011 của Hiệu trƣởng Trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.
(2) Tôn trọng sự khác biệt, thúc đẩy hợp tác: Hợp tác chính là tôn trọng sự khác biệt. Sự cộng hƣởng của sức mạnh hợp tác với sự khác biệt của mỗi thành viên trong cộng đồng trƣờng ĐHKT đƣợc gắn kết chí hƣớng và theo đuổi cùng một mục tiêu tạo nên sức mạnh tổng hợp của toàn Trƣờng.
(3) Coi trọng chất lƣợng, hiệu quả: Chất lƣợng - hiệu quả là sự lựa chọn phù hợp với mục tiêu chiến lƣợc hƣớng đến xếp hạng ngang tầm khu vực và quốc tế, đƣợc thể hiện trong mọi mặt hoạt động của mỗi đơn vị và thành viên trong trƣờng ĐHKT. Đó vừa là động lực cho mọi hành động vừa là mục tiêu phấn đấu của toàn thể giảng viên, nhà khoa học, cán bộ, sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh của Trƣờng.
(4) Đảm bảo hài hòa, phát triển bền vững: Sự hài hòa trong mọi hoạt động từ công việc chung cho tới sự hài hòa giữa lợi ích cá nhân và tập thể là động lực cho mỗi thành viên không ngừng phấn đấu để tự hoàn thiện và là nền tảng cho sự phát triển bền vững của trƣờng ĐHKT.
2.1.2.4. Mục tiêu chiến lƣợc:
Mục tiêu chung: Trở thành một trong những trƣờng đại học định hƣớng nghiên cứu hàng đầu ở Việt Nam, đạt tiêu chuẩn kiểm định của Bộ Giáo dục & Đào tạo và của ĐHQGHN, trong đó có một số ngành đƣợc kiểm định theo tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng giáo dục của mạng lƣới các trƣờng đại học ASEAN (AUN-QA) vào năm 2015; và đƣợc xếp hạng ngang tầm với một số đại học tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á, trong đó có một số ngành và chuyên ngành đƣợc kiểm định theo tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng giáo dục của mạng lƣới các trƣờng đại học ASEAN (AUN-QA) vào năm 2020.
Các mục tiêu cụ thể:
(1) Nguồn nhân lực đƣợc đào tạo có chất lƣợng cao, tƣơng đƣơng với chất lƣợng nguồn nhân lực đƣợc đào tạo ở một số trƣờng đại học tiên tiến
trong khu vực Đông Nam Á. Qui mô đào tạo đạt khoảng 8-10 nghìn sinh viên, trong đó quy mô đào tạo sau đại học đạt khoảng 40-45%; quy mô đào tạo đẳng cấp quốc tế, chất lƣợng cao đạt khoảng 30-35% trên tổng quy mô đào tạo chính quy. Quy mô đào tạo liên kết quốc tế đạt khoảng 30-35% quy mô đào tạo trong nƣớc. Sinh viên quốc tế chiếm 3-5% tổng quy mô đào tạo. 80% các ngành và chuyên ngành đào tạo đƣợc kiểm định chất lƣợng bởi các tổ chức kiểm định có uy tín trong và ngoài nƣớc. 25% sinh viên tốt nghiệp ra trƣờng có năng lực, kiến thức, kỹ năng đạt chuẩn khu vực và có thể làm việc hoặc tiếp tục học tập, nghiên cứu ở bất cứ nơi nào trên thế giới.
(2) Các sản phẩm NCKH đạt chất lƣợng cao, tƣơng đƣơng với chất lƣợng các sản phẩm NCKH ở một số trƣờng đại học tiên tiến Đông Nam Á, là nền tảng để nâng cao chất lƣợng giảng dạy và tƣ vấn chính sách cũng nhƣ doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế và xã hội.
Phát triển đƣợc khoảng 5-7 nhóm nghiên cứu mạnh để thực hiện các đề tài, dự án, chƣơng trình nghiên cứu lớn, có tính liên ngành cao, tạo đƣợc các sản phẩm nghiên cứu đỉnh cao. Công bố khoảng 400-450 bài báo/ bài nghiên cứu trên tạp chí quốc tế. Hình thành đƣợc 01-02 nhóm think-tank về kinh tế và quản trị kinh doanh có uy tín cao ở trong và ngoài nƣớc.
(3) Hoàn thiện cơ cấu bộ máy tổ chức của Trƣờng với tƣ cách là một trƣờng đại học nghiên cứu với đội ngũ cán bộ giảng dạy, nghiên cứu và quản lý có năng lực và trình độ cao, đạt chuẩn quốc tế.
Phát triển, cấu trúc một số Khoa thành các School, một số trung tâm nghiên cứu thành các Viện nghiên cứu, xây dựng một số Viện nghiên cứu, các Labo nghiên cứu chiến lƣợc, tạo dựng vƣờn ƣơm doanh nhân, doanh nghiệp và các trung tâm dịch vụ.
(4) Xây dựng cơ sở vật chất hiện đại ở Hòa Lạc và tích lũy nguồn tài chính dồi dào đáp ứng đáp ứng yêu cầu phát triển của Nhà trƣờng.
(5) Hình thành môi trƣờng làm việc trong đó các giá trị cốt lõi đƣợc thể hiện rõ nét, đƣợc mọi thành viên tôn trọng, tự hào và là điểm đến của các nguồn lực phát triển đại học hiện đại.
2.1.2.5. Giám sát đánh giá thực hiện
(1) Việc thực hiện Chiến lƣợc đƣợc giám sát, đánh giá dựa vào các mục tiêu, chỉ tiêu theo chu kỳ hàng năm (vào dịp tổng kết năm học), 2 năm và 5 năm. Sau khi thực hiện hai kế hoạch 5 năm, tổ chức đánh giá toàn diện Chiến lƣợc phát triển Trƣờng, làm căn cứ cho việc xây dựng và thực hiện Chiến lƣợc cho giai đoạn tiếp theo.
(2) Nguồn số liệu cho việc giám sát, đánh giá thực hiện Chiến lƣợc do các Phòng/Ban/Bộ phận chức năng, các đơn vị có trách nhiệm báo cáo, cung cấp bao gồm: số liệu, tài liệu theo các tiêu chí thực hiện Chiến lƣợc phản ánh hiện trạng ở thời điểm bắt đầu thực hiện Chiến lƣợc; kết quả thực hiện kế hoạch nhiệm vụ hàng năm, kế hoạch 5 năm của từng đơn vị và tổng hợp của toàn Trƣờng.
(3) Để thực hiện việc giám sát, đánh giá quá trình thực hiện Chiến lƣợc, Hiệu trƣởng sẽ thành lập Ban Giám sát, đánh giá thực hiện Chiến lƣợc với các thành viên là đại diện các phòng/ban/bộ phân chức năng và các đơn vị, một số chuyên gia trong và ngoài trƣờng ĐHKT do một Phó Hiệu trƣởng làm trƣởng Ban và trực tiếp chỉ đạo. Ban Giám sát, đánh giá thực hiện Chiến lƣợc có trách nhiệm xây dựng các chỉ tiêu và phƣơng pháp giám sát, đánh giá; thu thập, phân tích số liệu và xây dựng các báo cáo giai đoạn đầu, các báo cáo hàng năm, 2 năm, 5 năm và tổng kết thực hiện Chiến lƣợc trình Hiệu trƣởng về việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu theo các mốc thời gian đƣợc đặt ra
trong Chiến lƣợc. Các báo cáo này sẽ là cơ sở cho việc điều chỉnh các mục tiêu cụ thể cũng nhƣ các nguồn lực để có thể đảm bảo thực hiện thành công Chiến lƣợc và làm cơ sở để xây dựng Chiến lƣợc phát triển cho giai đoạn tiếp theo.
2.1.3. Kế hoạch nhiệm vụ 5 năm giai đoạn 2011-2015
Mục tiêu chung:
Với phƣơng châm: “Tiếp tục đổi mới quản trị đại học để phát huy mọi nguồn lực nhằm tạo bƣớc phát triển đột phá về chất lƣợng, hiệu quả đào tạo và nghiên cứu khoa học”, Trƣờng ĐH Kinh tế phấn đấu đến năm 2015: Trở thành một trong những trƣờng đại học định hƣớng nghiên cứu hàng đầu ở Việt Nam, đạt tiêu chuẩn kiểm định của Bộ Giáo dục & Đào tạo và của ĐHQGHN, trong đó có một số ngành đƣợc kiểm định theo tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng giáo dục của mạng lƣới các trƣờng đại học ASEAN (AUN- QA).
Các nhiệm vụ trọng tâm:
(1) Tập trung nguồn lực để phát triển chƣơng trình đào tạo theo các chƣơng trình nhiệm vụ chiến lƣợc, CLC ở tất cả các hệ đào tạo từ cử nhân đến tiến sỹ nhằm tạo nền tảng cho hoạt động đào tạo của Trƣờng.
(2) Đầu tƣ trọng điểm xây dựng 04 nhóm nghiên cứu chính (Nhóm nghiên cứu về kinh tế và chính sách kinh tế vĩ mô; Nhóm nghiên cứu về hội nhập và biến đổi khí hậu; Nhóm nghiên cứu về Đầu tƣ nƣớc ngoài; và Nhóm nghiên cứu về phát triển ngành dịch vụ ở Việt Nam) để nhanh chóng hình thành ít nhất 02 Nhóm nghiên cứu mạnh trong đó có 01 nhóm trở thành “think-tank” trong lĩnh vực kinh tế ở Việt Nam.
(3) Xây dựng nguồn nhân lực chất lƣợng cao để phục vụ nhiệm vụ chiến luợc trong đó đặc biệt là đội ngũ cán bộ khoa học đầu đàn, đầu ngành.
(4) Khai thác tốt cơ sở vật chất hiện có và xây dựng cơ sở mới của trƣờng tại Hòa Lạc.
(5) Tăng cƣờng nguồn lực tài chính, đặc biệt thông qua hoạt động xã hội hóa và đóng góp của các tổ chức, cá nhân, cựu sinh viên để phục vụ nhiệm vụ chiến lƣợc và các hoạt động của Nhà trƣờng.
Các mục tiêu cụ thể và một số chỉ số cơ bản:
Trƣờng Đại học Kinh tế - ĐHQGHN đã xây dựng bộ chỉ tiêu và chỉ số cơ bản bao gồm số lƣợng và chất lƣợng theo từng mảng: Đào tạo, Nghiên cứu khoa học, Bộ máy tổ chức và nhân lực, Hợp tác phát triển, Đảm bảo chất lƣợng, Truyền thông và xuất bản, Kế hoạch tài chính, Cơ sở vật chất. Đồng thời cũng đƣa ra các giải pháp và điều kiện thực hiện cho từng mảng công việc có liên quan.
Giám sát, đánh giá thực hiện kế hoạch:
- Thành lập Ban kiểm tra, giám sát việc thực hiện Kế hoạch: 01 Trƣởng ban (Phó Hiệu trƣởng phụ trách, đƣợc Hiệu trƣởng ủy quyền); 01 Phó Trƣởng ban (Trƣởng phòng KHTC); 01 Thƣ ký tổng hợp có khả năng tổng hợp, phân tích số liệu và viết báo cáo về các nội dung có liên quan đến công tác giám sát, đánh giá (chuyên viên chuyên trách công tác kế hoạch, Phòng KHTC); 18 chuyên viên kế hoạch tại các Phòng/ Ban/ Bộ phận/ Trung tâm
- Trách nhiệm của Ban kiểm tra, giám sát: Đôn đốc, kiểm tra và giám sát thực hiện các nhiệm vụ kế hoạch của các đơn vị (Phòng/ Ban/ Bộ phận/ Trung tâm); Báo cáo hàng tháng: cuối mỗi tháng, thu thập, tổng hợp các số liệu và chuẩn bị báo cáo kết quả, tiến độ thực hiện kế hoạch nhiệm vụ hàng năm; Tổ chức sơ kết công tác kế hoạch: sau 6 tháng thực hiện kế hoạch, tổ chức sơ kết và điều chỉnh kế hoạch (nếu cần); Báo cáo hàng năm: cuối mỗi năm học, thu thập, tổng hợp các số liệu và chuẩn bị báo cáo kết quả, tiến độ thực hiện kế hoạch nhiệm vụ hàng năm; Tổ chức tổng kết công tác kế hoạch: cuối năm học
tổ chức đánh giá tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ năm học và chuẩn bị các nhiệm vụ kế hoạch cho năm học tới.
- Trách nhiệm của Trƣởng các đơn vị (Phòng/ Ban/ Bộ phận/ Khoa/ Trung tâm): Hàng tháng báo cáo đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ đƣợc giao; Cung cấp các số liệu phục vụ công tác giám sát, đánh giá thực hiện kế hoạch; Đề xuất điều chỉnh kế hoạch và các giải pháp thực hiện các nhiệm vụ tiếp theo.
Việc giám sát, đánh giá kế hoạch đƣợc dựa vào các mục tiêu và các chỉ tiêu kế hoạch 5 năm và hàng năm. Sau 5 năm thực hiện kế hoạch, tổ chức đánh giá toàn diện làm căn cứ cho việc xây dựng kế hoạch 5 năm tiếp theo.
2.1.4. Kế hoạch nhiệm vụ năm học 2012-2013
Với chủ đề "Tạo bước phát triển đột phá dựa trên đổi mới, chuyên nghiệp, sáng tạo và văn hóa cộng đồng" (2), năm học 2012-2013 Nhà trƣờng đã đề các nhiệm vụ trọng tâm nhƣ sau:
- Đào tạo: Phát triển, mở mới các chƣơng trình đào tạo sau đại học xã hội có nhu cầu cao và thuộc chƣơng trình NVCL, gồm: TS Tài chính Ngân hàng; ThS Tài chính Ngân hàng liên kết với nƣớc ngoài do ĐHQGHN cấp bằng;ThS Thẩm định Kinh tế và Quản lý dự án quốc tế; ThS Quản trị nhân lực; Tập trung tổ chức đào tạo chƣơng trình NVCL (cử nhân QTKD); CLC (cử nhân KTQT và TCNH) và SĐH chuyên ngành Quản trị Công nghệ nhằm tạo sự khác biệt đối với các sản phẩm đào tạo của các chƣơng trình này; Hoàn thiện điều chỉnh các CTĐT theo CĐR và CDIO đối với các CTĐT đã đƣợc