ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA BIDV CHI NHÁNH SỞ GIAO

Một phần của tài liệu (Trang 108 - 110)

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA BIDV CHI NHÁNH SỞGIAO DỊCH 1 GIAO DỊCH 1

3.1.1. Định hướng phát triển của BIDV

Cùng với toàn ngành Ngân hàng, Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam hiện đang tập trung xây dựng đề án tái cơ cấu và định hướng chiến lược đến 2020 với trọng tâm là đổi mới, tái cấu trúc toàn hệ thống nhằm mục đích xây dựng BIDV trở thành một ngân hàng hiệu quả và chất lượng hàng đầu Việt Nam, nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững và hội nhập sâu rộng vào thị trường tài chính khu vực. Sau thành công của đợt phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng tháng 12/2011, thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ, năm 2012 BIDV chính thức chuyển đổi mô hình tổ chức hoạt động từ doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước sang doanh nghiệp cổ phần. Thực tiễn hoạt động kinh doanh của một công ty cổ phần đại chúng niêm yết đòi hỏi BIDV phải tăng cường tính minh bạch trong hoạt động và đảm bảo hiệu quả theo yêu cầu của Nhà nước và lợi ích của các cổ đông.

BIDV tập trung tái cơ cấu toàn diện các mặt hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng; chủ động kiểm soát rủi ro và tăng trưởng bền vững.

Bên cạnh đó, BIDV cũng chú trọng nâng cao năng lực Quản trị rủi ro, chủ động áp dụng và quản lý theo các thông lệ tốt nhất phù hợp với thực tiễn kinh doanh tại Việt Nam. Định hướng của BIDV là có thể đáp ứng các tiêu

chuẩn của Basel II vào cuối năm 2018, trong đó có nội dung chuyển đổi mô hình quản trị rủi ro tín dụng sang quản trị rủi ro tập trung tại Hội sở chính.

Nhu vậy, có thể thấy song hành cùng mục tiêu phát triển và tăng trưởng, BIDV cũng tập trung chú trọng mảng Quản trị rủi ro để đảm bảo an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững cho hệ thống.

3.1.2. Định hướng của BIDV Chi nhánh Sở giao dịch 1

Trước những thay đổi đó, chi nhánh Sở Giao dịch 1 cũng như toàn hệ thống đang từng ngày phấn đấu, nỗ lực nhằm góp phần khẳng định thương hiệu, vị thế của BIDV trên thị trường, tăng cường khả năng cạnh tranh với các TCTD khác. Để tiếp tục khẳng định vai trò là „con chim đầu đàn’, „quả đấm thép’ của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Sở Giao dịch 1 đã đặt ra một số vấn đề trọng tâm trong công tác hoạt động như sau:

- Giữ vững vai trò là Chi nhánh hàng đầu của BIDV trên địa bàn Hà Nội, có năng lực quản trị tiên tiến, có quy mô hoạt động hàng đầu của hệ thống, kinh doanh an toàn, hiệu quả.

- Củng cố và phát triển hoạt động; tăng tốc, phấn đấu đứng đầu toàn ngành ngân hàng trên địa bàn Hà Nội về năng suất lao động, chất lượng tín dụng, đứng thứ 2 về quy mô tổng tài sản.

- Tiếp tục giữ mô hình hoạt động là Chi nhánh hỗn hợp, tập trung vào hoạt động bán buôn, tuy nhiên vẫn nâng cao và phát triển hoạt động bán lẻ.

3.1.2.1. Định hướng hoạt động cho vay

- Tăng trưởng tín dụng gắn liền với khả năng kiểm soát rủi ro, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay; Thực hiện tăng trưởng tín dụng theo phương châm an toàn, cẩn trọng, có hiệu quả. Chi nhánh định hướng tăng trưởng tín dụng bình quân khoảng 11,5%/năm.

- Giảm dần mức độ tập trung tín dụng thông qua việc mở rộng nền khách hàng; bên cạnh việc tiếp tục duy trì quan hệ, tăng cường hợp tác với

các doanh nghiệp, tập đoàn, tổng công ty lớn, Chi nhánh sẽ tập trung mở rộng phát triển cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp có quy mô trung bình, có tình hình tài chính lành mạnh, có tài sản bảo đảm và sử dụng khép kín các dịch vụ Ngân hàng.

- Chuyển dịch cơ cấu ngành nghề của chi nhánh theo huớng giảm dần tỷ trọng một số ngành nhu đầu tu kinh doanh bất động sản, sản xuất công nghiệp nặng. ưu tiên tăng truởng theo các ngành theo định huớng khuyến khích của Hội sở chính: than khoáng sản; thuơng mại dịch vụ; cho vay các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp phụ trợ.

3.1.2.2. Định hướng quản trị rủi ro tín dụng:

- Kiểm soát và nâng cao chất luợng tín dụng tại Chi nhánh, tăng truởng tín dụng đi đôi với khả năng kiểm soát rủi ro. Tuân thủ chặt chẽ các quy trình, quy chế cho vay của BIDV

- Rà soát lại danh mục nợ xấu, giao chỉ tiêu thu hồi nợ xấu cho từng đơn vị, từng cán bộ; tuyệt đối hạn chế việc phát sinh thêm nợ xấu, nợ khó đòi, nợ có vấn đề đối với các khoản vay mới. Tích cực đẩy mạnh công tác thu hồi nợ hạch toán ngoại bảng.

- Thực hiện rà soát lại nền khách hàng doanh nghiệp của chi nhánh định kỳ hàng năm để có đánh giá, định huớng quan hệ tín dụng phù hợp với từng đối tuợng khách hàng cũng nhu xây dựng cơ cấu tín dụng an toàn, hiệu quả cho Chi nhánh.

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI ROTÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG

Một phần của tài liệu (Trang 108 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w