ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA BIDV CHI NHÁNH SỞ GIAO

Một phần của tài liệu (Trang 108)

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA BIDV CHI NHÁNH SỞGIAO DỊCH 1 GIAO DỊCH 1

3.1.1. Định hướng phát triển của BIDV

Cùng với toàn ngành Ngân hàng, Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam hiện đang tập trung xây dựng đề án tái cơ cấu và định hướng chiến lược đến 2020 với trọng tâm là đổi mới, tái cấu trúc toàn hệ thống nhằm mục đích xây dựng BIDV trở thành một ngân hàng hiệu quả và chất lượng hàng đầu Việt Nam, nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững và hội nhập sâu rộng vào thị trường tài chính khu vực. Sau thành công của đợt phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng tháng 12/2011, thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ, năm 2012 BIDV chính thức chuyển đổi mơ hình tổ chức hoạt động từ doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước sang doanh nghiệp cổ phần. Thực tiễn hoạt động kinh doanh của một công ty cổ phần đại chúng niêm yết đòi hỏi BIDV phải tăng cường tính minh bạch trong hoạt động và đảm bảo hiệu quả theo yêu cầu của Nhà nước và lợi ích của các cổ đơng.

BIDV tập trung tái cơ cấu toàn diện các mặt hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng; chủ động kiểm soát rủi ro và tăng trưởng bền vững.

Bên cạnh đó, BIDV cũng chú trọng nâng cao năng lực Quản trị rủi ro, chủ động áp dụng và quản lý theo các thông lệ tốt nhất phù hợp với thực tiễn kinh doanh tại Việt Nam. Định hướng của BIDV là có thể đáp ứng các tiêu

chuẩn của Basel II vào cuối năm 2018, trong đó có nội dung chuyển đổi mơ hình quản trị rủi ro tín dụng sang quản trị rủi ro tập trung tại Hội sở chính.

Nhu vậy, có thể thấy song hành cùng mục tiêu phát triển và tăng trưởng, BIDV cũng tập trung chú trọng mảng Quản trị rủi ro để đảm bảo an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững cho hệ thống.

3.1.2. Định hướng của BIDV Chi nhánh Sở giao dịch 1

Trước những thay đổi đó, chi nhánh Sở Giao dịch 1 cũng như toàn hệ thống đang từng ngày phấn đấu, nỗ lực nhằm góp phần khẳng định thương hiệu, vị thế của BIDV trên thị trường, tăng cường khả năng cạnh tranh với các TCTD khác. Để tiếp tục khẳng định vai trò là „con chim đầu đàn’, „quả đấm thép’ của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Sở Giao dịch 1 đã đặt ra một số vấn đề trọng tâm trong công tác hoạt động như sau:

- Giữ vững vai trò là Chi nhánh hàng đầu của BIDV trên địa bàn Hà Nội, có năng lực quản trị tiên tiến, có quy mô hoạt động hàng đầu của hệ thống, kinh doanh an toàn, hiệu quả.

- Củng cố và phát triển hoạt động; tăng tốc, phấn đấu đứng đầu toàn ngành ngân hàng trên địa bàn Hà Nội về năng suất lao động, chất lượng tín dụng, đứng thứ 2 về quy mô tổng tài sản.

- Tiếp tục giữ mơ hình hoạt động là Chi nhánh hỗn hợp, tập trung vào hoạt động bán buôn, tuy nhiên vẫn nâng cao và phát triển hoạt động bán lẻ.

3.1.2.1. Định hướng hoạt động cho vay

- Tăng trưởng tín dụng gắn liền với khả năng kiểm soát rủi ro, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay; Thực hiện tăng trưởng tín dụng theo phương châm an toàn, cẩn trọng, có hiệu quả. Chi nhánh định hướng tăng trưởng tín dụng bình qn khoảng 11,5%/năm.

- Giảm dần mức độ tập trung tín dụng thơng qua việc mở rộng nền khách hàng; bên cạnh việc tiếp tục duy trì quan hệ, tăng cường hợp tác với

các doanh nghiệp, tập đồn, tổng cơng ty lớn, Chi nhánh sẽ tập trung mở rộng phát triển cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp có quy mơ trung bình, có tình hình tài chính lành mạnh, có tài sản bảo đảm và sử dụng khép kín các dịch vụ Ngân hàng.

- Chuyển dịch cơ cấu ngành nghề của chi nhánh theo huớng giảm dần tỷ trọng một số ngành nhu đầu tu kinh doanh bất động sản, sản xuất công nghiệp nặng. ưu tiên tăng truởng theo các ngành theo định huớng khuyến khích của Hội sở chính: than khống sản; thuơng mại dịch vụ; cho vay các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp phụ trợ.

3.1.2.2. Định hướng quản trị rủi ro tín dụng:

- Kiểm sốt và nâng cao chất luợng tín dụng tại Chi nhánh, tăng truởng tín dụng đi đôi với khả năng kiểm soát rủi ro. Tuân thủ chặt chẽ các quy trình, quy chế cho vay của BIDV

- Rà soát lại danh mục nợ xấu, giao chỉ tiêu thu hồi nợ xấu cho từng đơn vị, từng cán bộ; tuyệt đối hạn chế việc phát sinh thêm nợ xấu, nợ khó địi, nợ có vấn đề đối với các khoản vay mới. Tích cực đẩy mạnh cơng tác thu hồi nợ hạch tốn ngoại bảng.

- Thực hiện rà soát lại nền khách hàng doanh nghiệp của chi nhánh định kỳ hàng năm để có đánh giá, định huớng quan hệ tín dụng phù hợp với từng đối tuợng khách hàng cũng nhu xây dựng cơ cấu tín dụng an toàn, hiệu quả cho Chi nhánh.

3.2. GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI BIDV CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH 1

3.2.1. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức ho ạt động tín dụng và cơ cấu quảnlý, giám sát rủi ro tín dụng của ngân hàng lý, giám sát rủi ro tín dụng của ngân hàng

Với chức năng tái thẩm định các khoản vay do các phòng quản lý khách hàng đề xuất, phòng quản lý rủi ro thường xuyên tiếp cận với nhiều thông tin về tồn bộ các khách hàng trong chi nhánh, do đó phịng quản lý rủi ro là đầu mối tổng kết những đặc điểm chính của khách hàng và những rủi ro thường xảy ra đối với khách hàng của chi nhánh; đúc kết các dấu hiệu nhận biết thành cẩm nang cho các cán bộ quản lý khách hàng trong chi nhánh, giúp cho cán bộ quản lý khách hàng có thể dễ dàng nắm bắt khách hàng, sớm nhận ra các dấu hiệu rủi ro để có các biện pháp ứng xử kịp thời, giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra.

Việc cập nhật, phân tích và dự báo kinh tế vĩ mô theo từng ngành sẽ tạo ra một cơ sở dữ liệu để mọi cán bộ tín dụng trong chi nhánh có thể nhanh chóng có cái nhìn tổng quát về tình hình kinh tế vĩ mô, khả năng phát triển của ngành cũng như của doanh nghiệp trong ngành đó, giúp cho việc đưa ra các quyết định cho vay trở nên chính xác và nhanh chóng hơn do có đầy đủ thơng tin.

Do đó, việc thành lập tổ nghiên cứu, phân tích và dự báo kinh tế vĩ mơ trực thuộc phịng QLRR1 là cần thiết. Đây là nguồn cung cấp các thơng tin có độ tin cậy cao, kịp thời nhằm giúp các cấp có thẩm quyền đưa ra các quyết định cho vay một cách chính xác, kịp thời, cũng giúp cho cán bộ quản lý khách hàng có thể nhanh chóng đưa ra các ứng xử tín dụng phù hợp, tránh những phản ứng quá chậm, gây ra lúng rúng trong công tác quản trị rủi ro.

3.2.2. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định trước khi cho vay

Rủi ro tín dụng bắt đầu từ những phân tích, thẩm định tín dụng không cẩn thận và thiếu chính xác dẫn đến những quyết định cho vay sai lầm. Do vậy, BIDV Chi nhánh Sở giao dịch 1 cần chú trọng hơn đến công tác thẩm định khách hàng, dự án, phương án sản xuất kinh doanh và tài sản bảo đảm khi cấp tín dụng cho khách hàng. Để nâng cao chất lượng thẩm định, BIDV Chi nhánh Sở giao dịch 1 cần thực hiện một số nội dung sau:

Thực hiện thẩm định và phân tích chính xác rủi ro tổng thể của khách hàng thông qua việc xác định giới hạn tín dụng của khách hàng định kỳ hàng năm. Công việc này sẽ giúp ngân hàng có cái nhìn tổng thể về tình hình tài chính, chất lượng kinh doanh và đánh giá triển vọng phát triển của doanh nghiệp để từ đó nhận thấy những rủi ro tiềm ẩn của doanh nghiệp, xác định giới hạn tín dụng phù hợp với nhu cầu của khách hàng, đảm bảo kiểm soát tối đa các rủi ro. Để thực hiện tốt yêu cầu này, cần chú trọng đến phân tích định lượng, lượng hóa rủi ro của khách hàng qua đánh giá các số liệu (qua việc thực hiện chấm điểm tài chính của khách hàng) đồng thời kết hợp với phân tích định tính (phân tích mơi trường vĩ mô, vi mô, môi trường nội bộ của doanh nghiệp, lịch sử quan hệ tín dụng với ngân hàng... - chấm điểm phi tài chính của khách hàng) để nhận ra những rủi ro tiềm tàng và có biện pháp hạn chế, kiểm sốt các rủi ro đó. Cần có sự so sánh thơng tin, kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ giữa các kỳ để phát hiện kịp thời những dấu hiệu cho thấy khả năng diễn biến xấu đi của khách hàng, khoản vay. Bên cạnh đó, việc xác định thời hạn cho vay hợp lý đối với mỗi khoản vay, mỗi khách hàng cũng không kém phần quan trọng, một mặt phù hợp với năng lực tài chính của khách hàng, không gây áp lực tài chính của khách hàng, mặt khác cũng kiểm sốt hạn chế tình trạng khách hàng đã thu hồi được vốn đầu tư mà không thực hiện trả nợ cho ngân hàng, sử dụng đầu tư vào các mục đích khác.

Trong q trình thẩm định các phương án, dự án đầu tư cần thận trọng trong quá trình đánh giá tổng mức đầu tư của dự án. Hiện nay, tình trạng nâng giá trị thực tế của tổng mức đầu tư của phương án, dự án để được vay vốn nhiều hơn rất phổ biến. Điều này dẫn đến rủi ro bởi vốn tự có của khách hàng thực sự tham gia chiếm tỷ lệ thấp, dẫn đến tính trách nhiệm của khách hàng, đồng thời khi xảy ra rủi ro thì khó có khả năng thu hồi được tồn bộ nợ gốc và lãi, thậm chí khó có khả năng thu hồi nợ gốc. Để đảm bảo đánh giá các

phương án, dự án đầy tư được đầy đủ, chính xác, BIDV Sở giao dịch 1 có thể tham khảo các dự án, phương án đầu tư do Chi nhánh đã thực hiện hoặc tham khảo của Hội sở chính để có thêm các thơng tin về suất đầu tư bình qn, chi phí, giá tham khảo... trong quá trình đánh giá dự án, phương án cho vay. Trong quá trình thực hiện cho vay giải ngân dự án, cần yêu cầu khách hàng cung cấp các căn cứ chứng minh nguồn vốn tự có tham gia, giải ngân đối ứng theo tiến độ thực hiện dự án.

Yêu cầu cán bộ trong mọi khâu trong quy trình cấp tín dụng tuân thủ triệt để các quy trình, chính sách tín dụng, đặc biệt là việc kiểm tra khoản vay sau giải ngân. Kiểm tra sau giải ngân là công tác quan trọng, nhằm đảm bảo việc khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, kiểm sốt dịng tiền của khách hàng, đảm bảo thu hồi nợ đầy đủ, tránh trường hợp khách hàng sử dụng vốn của ngân hàng để đầu tư vào các mục đích khác.

3.2.3.Tăng cường kiểm soát trong và sau khi cho vay

Sự tuân thủ quy trình tín dụng và định hướng cho vay trong từng thời kỳ là yêu cầu bắt buộc, có ý nghĩa quyết định đến chất lượng hoạt động cho vay của ngân hàng. Kiểm sốt rủi ro tín dụng phải đảm bảo liên tục cả trước, trong và sau khi cho vay, đồng thời cần tăng cường hoạt động kiểm tra tín dụng nội bộ, độc lập.

Hoạt động kiểm tra tín dụng nội bộ độc lập cần phải được thực hiện định kỳ và đột xuất để phát hiện các sai sót và cảnh báo các dấu hiệu vi phạm. Chi nhánh Sở giao dịch 1 có phịng QLRR2 với chức năng kiểm tra, kiểm sốt nội bộ các nghiệp vụ của Chi nhánh. Do đó, phịng QLRR2 có thể đầu mối, thành lập các tổ kiểm tra định kỳ và đột xuất để kiểm tra. Các tổ kiểm tra có thể triệu tập các cán bộ có kinh nghiệm tín dụng lâu năm của các phòng nghiệp vụ khác, thực hiện kiểm tra chéo giữa các phòng để đảm bảo tính khách quan, giảm bớt nhu cầu nhân sự của phịng QLRR2. Ngồi ra, hàng

năm BIDV nên tổ chức nhiều đợt kiểm tra nội bộ về tín dụng của hệ thống, để đảm bảo kiểm sốt rủi ro tín dụng.

3.2.4. Xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ tín dụng hiệu quả, chuyênnghiệp đố i với Khách hàng doanh nghiệp nghiệp đố i với Khách hàng doanh nghiệp

Con người luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu trong mọi mặt hoạt động của nền kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh vô cùng nhạy cảm như lĩnh vực ngân hàng.

Đội ngũ cán bộ làm cơng tác tín dụng tại BIDV Chi nhánh Sở giao dịch 1 đều là cán bộ trẻ, tuổi đời bình quân là 27 tuổi. Họ được đào tạo đúng chuyên mơn nghiệp vụ, có khả năng học tập, tiếp thu nhanh chóng nhưng lại thiếu kinh nghiệm thực tiễn do vậy khi va chạm trong môi trường kinh doanh chưa thực sự linh hoạt và nhạy bén. Trong khi đó, các dấu hiệu nhận diện sớm rủi ro tín dụng rất mơ hồ, rất kho để nhận biết sớm, yêu cầu cán bộ tín dụng phải có kinh nghiệm cũng như “nhạy cảm” thì mới có thể sớm phát hiện những dấu hiệu rủi ro, kịp thời có các biện pháp phịng ngừa phù hợp. Do đó, để hạn chế RRTD, BIDV Chi nhánh Sở giao dịch 1 cần chú trọng một số vấn đề sau:

- Công tác đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm cơng tác tín dụng phải được tổ chức thường xuyên dưới nhiều hình thức như đào tạo tại chỗ, tổ chức hội thảo trao đổi kinh nghiệm, cử cán bộ tham gia các lớp học do các chuyên gia giỏi về nghiệp vụ tín dụng và quản lý RRTD giảng dạy, phân công cán bộ có kinh nghiệm hướng dẫn, hỗ trợ các cán bộ trẻ, ít kinh nghiệm... Các cán bộ đều phải nắm chắc các quy định, quy trình nghiệp vụ và cập nhật kịp thời các chỉ đạo chung về tín dụng của BIDV nói chung và của Chi nhánh Sở giao dịch 1 nói riêng. Đặc biệt, các phòng nghiệp vụ cần thường xuyên đào tạo cán bộ thông qua việc tự nghiên cứu văn bản, thảo luận trao đổi để tất cả các cán bộ cùng cập nhật và hiểu sau về các văn bản, chế độ

quy trình nghiệp vụ. Tất cả quá trình bồi duỡng, đào tạo cán bộ phải gắn liền lý luận, các quy trình quy định với thực tiễn để cán bộ có thể vận dụng kiến thức một cách linh hoạt, sáng tạo trong thực tế.

- Chú trọng giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ, đặc biệt là cán bộ làm cơng tác tín dụng. Triển khai học tập, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu bộ quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp của BIDV. Tăng cuờng nhận thức trách nhiệm cá nhân và tính tuân thủ của cán bộ đối với chỉ đạo, điều hành của cấp trên.

- Xây dựng bản mô tả công việc đối với từng bộ phận nhằm quy định rạch rịi cơng việc cũng nhu phân định rõ trách nhiệm của từng bộ phận, đặc biệt trong từng khâu của quy trình tín dụng, phổ biến đến toàn thể cán bộ nhằm hạn chế rủi ro, sai phạm do nguyên nhân chua hiểu hết, nắm bắt hết tính chất, nội dung cơng việc.

- Xây dựng chế độ thuởng phạt công minh, một mặt khuyến khích đối với cán bộ có thành tích, một mặt răn đe, hạn chế cán bộ mắc sai phạm. Đối với cán bộ có thành tích xuất sắc, ngân hàng cần biểu duơng, khen thuởng cả về vật chất lẫn tinh thần sao cho tuơng xứng với kết quả mà họ mang lại. Đối với cán bộ có sai phạm thì tùy theo tính chất, mức độ và có thể giáo dục, nhắc nhở hoặc xử lý kỷ luật, giảm trừ thu nhập... Cá nhân lãnh đạo trực tiếp, tập thể cũng phải bị xử lý trách nhiệm nếu có cấp duới vi phạm.

3.2.5. Tăng cường hiệu quả công tác thu hồi n ợ quá h ạ n, n ợ xấu

Để nâng cao chất luợng hoạt động cho vay, song song với việc thực hiện giải pháp nhằm hạn chế phát sinh nợ quá hạn mới thì việc xử lý thu hồi

Một phần của tài liệu (Trang 108)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w