Giá trị nợ chuyển hạch toán ngoại bảng đối với KHDN

Một phần của tài liệu (Trang 97)

tại Chi nhánh SGDl

Giá trị nợ bán VAMC 109 178 1

(Nguồn: Báo cáo nợ hạch toán ngoại bảng của Chi nhánh SGDl)

- Bán nợ cho VAMC: VAMC là Công ty mua bán nợ xấu do NHNN

thành lập và chỉ đạo hoạt động để thực hiện mua lại các khoản nợ xấu của NHTM với thời hạn tối đa 5 năm để hỗ trợ các NHTM cơ cấu lại tình hình tài chính, giảm tỷ lệ nợ xấu của các NHTM. Trong thời gian bán nợ cho VAMC, các NHTM vẫn phải tiếp tục trích DPRR cho khoản vay này tới 100% dư nợ cho vay, đồng thời tích cực thực hiện các biện pháp để thu hồi công nợ.

Bảng 20: Giá trị n ợ bán VAMC đ ố i với KHDN tạ i Chi nhánh SGDl

TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI BIDV CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH 1

2.3.1. Kết quả đạt được

Nhìn chung, cơng tác quản trị RRTD của BIDV Chi nhánh Sở giao dịch 1 đã có những hiệu quả tốt, đảm bảo giữ vững chất lượng tín dụng doanh nghiệp của chi nhánh. Một số kết quả đạt được cụ thể như sau:

Thứ nhất, về công tác nhận diện rủi ro tín dụng

- Cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro tín dụng tuân thủ theo mơ hình do BIDV triển khai, hướng đến quản trị rủi ro, hoạt động theo nguyên tắc độc lập, khách quan trong phán quyết cho vay đối với khách hàng. Việc tuân thủ, thực hiện theo đúng quy trình cấp tín dụng của BIDV trong đó tách rời độc lập 03 bộ phận: Quản lý khách hàng, Quản lý rủi ro và Quản trị tín dụng đã giúp cho công tác nhận diện rủi ro được thực hiện xun suốt trong q trình cấp tín dụng đối với khách hàng từ khâu tiếp thị, thẩm định rủi ro, giải ngân và kiểm soát sau cho vay.

- Trong quá trình cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp, công tác nhận diện rủi ro ln được chú trọng. Từ đó giúp Chi nhánh Sở giao dịch 1 từ trối nhiều trường hợp khách hàng xấu thiết lập quan hệ tín dụng, thu hẹp giới hạn tín dụng đối với các khách hàng có dấu hiệu suy giảm năng lực tài chính, khả năng trả nợ...

Thứ hai, về cơng tác đo lường rủi ro tín dụng

Chi nhánh luôn tuân thủ và vận hành tốt hệ thống XHTDNB làm căn cứ cho các quyết định tín dụng và phân loại nợ của Chi nhánh. Việc chấm điểm khách hàng doanh nghiệp đuợc thực hiện định kỳ, đuợc bộ phận QLRR rà soát lại nhằm đảm bảo việc đánh giá khách hàng phù hợp, chính xác.

Ngồi ra, trong q trình tiếp thị, thẩm định khách hàng, Chi nhánh luôn đánh giá toàn diện các yếu tố năng lực của doanh nghiệp bao gồm: năng lực pháp lý, năng lực quản trị điều hành, đánh giá lĩnh vực, môi truờng kinh doanh, thế mạnh của sản phẩm, đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị truờng, năng lực tài chính và khả năng trả nợ của doanh nghiệp... từ đó đua ra các quyết định cho vay chính xác, đảm bảo an tồn cho ngân hàng.

Do đó, rủi ro tín dụng của Chi nhánh ln ở mức thấp so với quy định và định huớng chung của Ngân hàng TMCP Đầu tu và Phát triển Việt Nam.

Thứ ba, về cơng tác kiểm sốt rủi ro tín dụng

- Việc phân tách phòng QLRR1 và QLRR2 độc lập có chức năng chuyên trách quản trị rủi ro nhằm giúp cho công tác quản trị RRTD tại Chi nhánh đuợc hồn thiện hơn và có hiệu quả hơn.

- Cơng tác kiểm tra, kiểm soát truớc, trong và sau khi cho vay đuợc tuân thủ nghiêm theo đúng quy trình, quy định của BIDV, hạn chế phát sinh các khoản nợ xấu mới.

- Cơ cấu cho vay có sự chuyển biến theo huớng tích cực, giảm bớt sự phụ thuộc vào các khách hàng là Tập đồn, Tổng cơng ty, gia tăng cho vay đối với các khách hàng là doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ; mở rộng và thay đổi cơ cấu cho vay theo ngành nghề phù hợp với cơ cấu kinh tế vĩ mô, tập trung cho vay sản xuất kinh doanh, thuơng mại, dịch vụ, xây dựng.

- Công tác xử lý rủi ro tín dụng luôn được Chi nhánh Sở giao dịch 1 chú trọng trong thời gian qua. Với các biện pháp đa dạng từ cơ cấu nợ, miễn giảm lãi, bán nợ VAMC, chuyển nợ hạch toán ngoại bảng, xử lý TSBĐ, khởi kiện ra toa... đã giúp Chi nhánh lành mạnh hóa chất lượng tín dụng tương đối tốt. Từ việc cơ cấu nợ giúp hỗ trợ khách hàng trả nợ đầy đủ đúng hạn sau thời gian cơ cấu đến các biện pháp giảm miễn lãi, xử lý TSBĐ, khởi kiện. giúp thu nợ, giảm bớt nợ quá hạn, nợ xấu, đảm bảo Chi nhánh luôn duy trì chất lượng tín dụng tương đối tốt trong thời gian qua.

2.3.2. Tồn tạ i và nguyên nhân

2.3.2.1. Tồn tại

Mặc dù hoạt động quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại BIDV Chi nhánh Sở giao dịch 1 đã đạt nhiều kết quả đáng khích lệ nhưng vẫn cịn nhiều tồn tại cần phải hồn thiện. Cụ thể:

Thứ nhất, về cơng tác nhận diện rủi ro tín dụng

Việc nhận diện các dấu hiệu rủi ro trong và sau khi cho vay phụ thuộc chủ yếu vào cán bộ QLKH. Tuy nhiên, hiện tại hầu hết khách hàng chỉ được nhận diện dấu hiệu rủi ro rõ rệt khi đã phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu. Các dấu hiệu cảnh báo rủi ro sớm ít khi được cán bộ QLKH nhận diện, báo cáo và xử lý trước khi phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu.

Mặc dù chỉ tiêu nợ xấu, nợ quá hạn của khách hàng doanh nghiệp của Chi nhánh Sở giao dịch 1 vẫn rất thấp so với mức hệ thống BIDV cũng như hệ thống NHTM nói chung, tuy nhiên một phần tỷ lệ nợ xấu thấp do Chi nhánh Sở giao dịch 1 đã tích cực sử dụng các biện pháp xử lý rủi ro bao gồm chuyển nợ hạch toán ngoại bảng và bán nợ VAMC. Nếu tính tỷ lệ nợ xấu gộp (bao gồm cả nợ chuyển hạch toán ngoại bảng và nợ bán VAMC trong năm) thì tỷ lệ này cũng tương đối cao, cụ thể: năm 2014 là 2,2%, năm 2015 là 1,4%, năm 2016 là 0,6%. Mặc dù năm 2016 tỷ lệ nợ xấu thấp hơn hai năm

liền trước nhưng toàn bộ dư nợ xấu là nợ nhóm 5, dẫn đến chi phí trích lập dự phòng rủi ro của năm 2016 tăng cao so với năm 2015, tăng 41 tỷ đồng, tương đương tăng 359% so với năm 2015.

Thứ hai, về cơng tác đo lường rủi ro tín dụng

Quy trình chấm điểm và xếp hạng tín dụng nội bộ có một số mặt hạn chế sau:

- Nguồn nhập liệu chưa đáng tin cậy do báo cáo tài chính của khách hàng có mức độ chính xác thấp, ngay cả báo cáo kiểm toán và báo cáo thuế đều chưa chắc phản ánh đúng tất cả các khoản mục của doanh nghiệp. Hiện nay, hầu như các báo cáo tài chính có kiểm tốn của doanh nghiệp phần ý kiến kiểm toán đều loại trừ một số nội dung trọng yếu như: không tham gia kiểm kê hàng tồn kho, đối chiếu công nợ, tiền mặt tại thời điểm lập báo cáo tài chính...

- Các chỉ tiêu phi tài chính có nhiều chỉ tiêu dựa vào ý kiến chủ quan của cán bộ thực hiện chấm điểm, khó có những căn cứ khách quan, xác đáng nên điểm của khách hàng phụ thuộc lớn vào ý kiến chủ quan của cán bộ chấm điểm.

- Các doanh nghiệp khi chấm điểm phải được phân loại ngành hoạt động. Tuy nhiên các chỉ tiêu chấm điểm về ngành lại do phòng QLRR của từng Chi nhánh tự chấm điểm. Dẫn tới không nhất quán giữa các Chi nhánh, cũng như các Chi nhánh có thể điều chỉnh chỉ tiêu này để nâng điểm cho khách hàng.

- Trong nhóm chỉ tiêu đánh giá về tình hình quan hệ của khách hàng với ngân hàng có chỉ tiêu “tỷ lệ doanh thu chuyển về tài khoản BIDV so với các TCTD khác”, chỉ tiêu này hiện được hệ thống chấm điểm lấy dữ liệu tự động từ hệ thống phân hệ tài khoản tiền gửi của BIDV. Tuy nhiên chỉ tiêu lấy tự động này chưa phản ánh chính xác do chưa thể tự loại trừ các khoản điều chuyển tiền nội bộ lòng vòng giữa các tài khoản khác nhau của doanh nghiệp

tại cùng 1 ngân hàng cũng như từ TCTD khác về tài khoản BIDV, khiến cho giá trị tiền chuyển về tài khoản BIDV có thể rất cao, thậm chí vượt q 100% doanh thu của doanh nghiệp. Ngoài ra, hệ thống cũng chưa có các mức độ đánh giá về dấu hiệu rủi ro của dòng tiền về như chỉ nộp tiền mặt vào tài khoản đến ngày thu nợ, doanh thu về chủ yếu theo hình thức chuyển khoản hay nộp tiền mặt...

- Đánh giá về lịch sử quan hệ tín dụng của khách hàng với ngân hàng có một số chỉ tiêu về số lần phát sinh nợ quá hạn trong kỳ, số lần cơ cấu nợ trong kỳ, số ngày quá hạn cao nhất trong kỳ. Những chỉ tiêu này lại chưa được lấy tự động từ phân hệ tiền vay của BIDV mà do cán bộ QLKH theo dõi và nhập thủ công vào hệ thống chấm điểm. Do đó, dễ dẫn đến việc theo dõi không đầy đủ hoặc nhập sai sót về các chỉ tiêu trên.

Thứ ba, về cơng tác kiểm sốt rủi ro tín dụng

Cơng tác kiểm sốt rủi ro tín dụng trong một số trường hợp chưa được chủ động. Các biện pháp để kiểm soát rủi ro tín dụng chỉ được đưa ra sau khi khách hàng đã phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu.

Thứ tư, về cơng tác xử lý rủi ro tín dụng

Cơng tác xử lý rủi ro tín dụng chưa thực sự nhạy bén và chủ động trong việc đề xuất các biện pháp xử lý rủi ro đối với khách hàng. Hầu hết các biện pháp xử lý rủi ro được áp dụng là theo chỉ đạo của Ban Lãnh đạo Chi nhánh sau khi thực hiện họp Tổ xử lý nợ xấu.

2.3.2.2. Nguyên nhân

Nguyên nhân chủ quan

- Mơ hình và hoạt động của bộ máy quản trị rủi ro chưa thực sự hiệu quả

Mặc dù phịng QLRR có ý kiến thẩm định độc lập tuy nhiên vẫn thuộc sự quản lý của Giám đốc, chịu sự điều hành và hưởng các lợi ích từ hoạt động

của Chi nhánh, do đó khơng thể đảm bảo tính khách quan tuyệt đối về các phân tích, nhận định đối với các khoản vay của khách hàng.

- Bộ phận kiểm tra, kiểm sốt nội bộ chưa có quyền lực thực sự, thiếu chế tài xử phạt

Hiện nay bộ phận kiểm tra, kiểm sốt tín dụng nội bộ chủ yếu thực hiện chức năng kiểm tra sau và mang tính chất kiểm tra, kiến nghị nội bộ để tự rà soát, đánh giá và hoàn thiện. Do vậy, bộ phận này chua tạo đuợc quyền lực thực sự, nhiều kiến nghị của bộ phận chua đuợc chi nhánh chỉnh sửa kịp thời. Các cán bộ bị sai phạm chua bị xử lý nghiêm, dẫn đến trách nhiệm của cán bộ trong một số truờng hợp không cao.

- Công tác thẩm định rủi ro trước khi cho vay đơi khi cịn sơ sài, chưa đảm bảo chất lượng

Thực hiện thẩm định và phân tích chính xác rủi ro tổng thể của khách hàng thông qua việc thẩm định rủi ro truớc khi cho vay để thiết lập quan hệ tín dụng cũng nhu xác định giới hạn tín dụng của khách hàng định kỳ hàng năm là buớc đầu tiên và quan trọng trong quản trị rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, công tác thẩm định rủi ro truớc khi cho vay tại Chi nhánh Sở giao dịch 1 đơi khi cịn sơ sài, chua đánh giá kỹ càng về rủi ro tổng thể của khách hàng cũng nhu đánh giá chua chính xác nhu cầu tín dụng cần thiết của khách hàng. Đôi khi việc xác định hạn mức tín dụng, doanh số cho vay đối với dự án/phuơng án đầu tu chua thực sự phù hợp với thực tế mà đuợc chiều theo đề nghị của khách hàng.

- Chất lượng thẩm định rủi ro chưa đồng đều giữa các khách hàng, khoản vay

Công tác thẩm định rủi ro với mục đích chính là nhận biết các dấu hiệu rủi ro của khách hàng, khoản vay truớc khi đua ra quyết định cấp tín dụng. Tuy nhiên, việc nhận diện đầy đủ các dấu hiệu rủi ro và đua ra đuợc biện

pháp quản lý phù hợp phụ thuộc rất nhiều vào năng lực, trình độ cũng nhu đạo đức nghề nghiệp của từng cán bộ QLRR, dẫn đến chất luợng thẩm định rủi ro sẽ khác nhau giữa các cán bộ.

- Thiếu công cụ đo lường rủi ro và khả năng phân tích rủi ro trong hoạt động cho vay, phân tích ngành cịn yếu:

Các công cụ đo luờng rủi ro tín dụng cịn khá nghèo nàn và thiếu tính đồng bộ. XHTDNB là công cụ duy nhất để Chi nhánh đánh giá rủi ro của khách hàng.

Khả năng phân tích ngành nghề của nhiều cán bộ còn kém, chua có nhạy cảm, khả năng quan sát phân tích trong việc đánh giá rủi ro của một bộ phận cán bộ tín dụng. Hơn nữa, Việt Nam hiện nay chua có hệ thống chỉ tiêu trung bình của ngành, nên cán bộ Chi nhánh cũng khơng có cơ sở để phân tích, so sánh và không đua ra đuợc các cảnh báo cho hoạt động cho vay, nhằm hạn chế cho vay những ngành, thành phần kinh tế làm ăn kém hiệu quả.

- Cơ sở dữ liệu và hệ thống thơng tin cịn nghèo nàn

Các thông tin về khách hàng hiện nay đuợc Chi nhánh Sở giao dịch 1 khai thác chủ yếu từ các nguồn CIC, internet và do khách hàng cung cấp. Nguồn thông tin còn nghèo nàn, trong khi đó nguồn thông tin từ internet và khách hàng cung cấp lại khơng có kiểm chứng nên có thể cịn phiến diện, khơng bao qt và khơng thực sự khách quan. Do đó, việc đua ra phán quyết tín dụng dựa trên những thơng tin này có thể gây ra rủi ro lớn cho hoạt động tín dụng. Các thông tin không đuợc cung cấp từ những nguồn thông tin đáng tin cậy là một trong những rủi ro rất lớn trong quá trình phân tích thơng tin của khách hàng, đem lại những phán quyết tín dụng sai lầm.

- Cơng tác đào tạo cán bộ tín dụng chưa được quan tâm đúng mức:

Hiện nay, mỗi cán bộ khi mới đuợc tuyển dụng sẽ đuợc tham gia 01 khóa đào tạo cán bộ mới của BIDV. Tuy nhiên, nội dung đào tạo cán bộ mới

khá sơ sài, chủ yếu là giới thiệu về BIDV và quy trình nghiệp vụ. Chua có chương trình đào tạo chun sâu riêng cho từng vị trí cán bộ: QLKH, QLRR, Giao dịch viên, Kế toán nội bộ... Các cán bộ khi bắt đầu làm việc, ngoài quy định chung của BIDV, các kinh nghiệm trong công việc hầu như sẽ chỉ học theo lối mòn của các anh/chị trong cùng phịng. Do đó, việc phát triển trong công việc phụ thuộc chủ yếu vào năng lực và ý thức của từng cán bộ.

- Nền tảng công nghệ thơng tin cịn yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu cơng việc theo mơ hình mới:

Như đã phân tích ở trên, mơ hình quản lý rủi ro tín dụng phân tán hiện đang bộc lộ mặt hạn chế khi phòng QLRR vẫn chịu sự điều hành của Giám đốc Chi nhánh, cùng chung lợi ích với hoạt động của Chi nhánh. Do đó, BIDV cũng đang trong quá trình định hướng chuyển đổi sang mơ hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung, để bộ phận QLRR thực sự độc lập với Chi nhánh. Tuy nhiên, để vận hành mơ hình QLRR tập trung thì trước hết nền tảng cơng nghệ phải đáp ứng được nhu cầu luân chuyển hồ sơ, chứng từ bản mềm, cũng như việc phê duyệt tín dụng trên máy. Hiện tại, nền tảng cơng nghệ của BIDV cịn yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu này.

Nguyên nhân khách quan:

- Tình hình kinh tế trong nước và thế giới vân chưa thực sự phục hồi sau suy thoái

Do tình hình suy thoái kéo dài ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của doanh nghiệp, suy giảm khả năng trả nợ của ngân hàng cũng như khả năng hấp thụ vốn đối với các gói vay ưu đãi, tháo gỡ khó khăn. Kinh tế suy thoái kéo theo các thị trường bất động sản, xây dựng, chứng khoán. suy

Một phần của tài liệu (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w