Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kinh tế hộ nông dân bị thu hồi đất trong quá trình phát triển khu công nghiệp tại thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 34 - 37)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Sử dụng các nguồn thông tin khác khác nhau để thu thập như: Báo cáo kinh tế - xã hội qua các năm từ 2016 đến 2018 của thị xã Phổ Yên; Các báo cáo về tình hình sử dụng đất, về dân số của địa phương; Báo cáo phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên của Ban quản lý các KCN tỉnh Thái Nguyên; trang thông tin điện tử Thái Nguyên; Báo cáo tổng kết hoạt động các mô hình KCN của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

2.2.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp

- Sử dụng phương pháp điều tra nhanh nông thôn (RRA).

- Điều tra các hộ bị thu hồi đất cho xây dựng khu công nghiệp tại địa bàn. Bằng phương pháp phỏng vấn với Bảng hỏi xây dựng sẵn.

Nội dung phỏng vấn gồm các vấn đề: - Thông tin chung về hộ và về chủ hộ,

- Số diện tích hộ bị thu hồi, số tiền đền bù hộ nhận được, và các quyền lợi khác được hưởng (nếu có) như: được tuyển dụng vào làm công nhân KCN, được học nghề,….

- Cách sử dụng tiền đền bù của hộ

- Thu nhập và chi tiêu của hộ theo các hoạt động kinh tế trước và sau bị thu hồi đất

- Những gì hộ thấy Nhà nước và doanh nghiệp ở khu CN cần phải làm để hộ vui lòng cho thu hồi đất nếu giả sử quá trình thu hồi đất được làm lại từ đầu.

Phần điều tra, khảo sát

- Mục đích: Nội dung của luận văn là nghiên cứu ảnh hưởng của phát triển KCN đến phát triển kinh tế xã hội của thị xã Phổ Yên. Nhưng ở khía cạnh người nông dân, tôi muốn đi tìm hiểu xem tác động của phát triển KCN đến cuộc sống của hộ như thế nào? Vẫn biết rằng phát triển KCN là quá trình phức tạp diễn ra trong thời gian dài và ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực kinh tế xã hội, gây tác động cho tất cả các hộ nông dân trên địa bàn thị xã. Tuy nhiên, do đặc điểm của hộ là không giống nhau nên sẽ có hộ chịu tác động nhiều song cũng có những hộ tác động ít. Hộ chịu tác động nhiều là các hộ nông dân thuần nông đã bị thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các dự án. Bởi vậy, trong nội dung này tôi tập trung nghiên cứu các hộ nông dân với đặc điểm cơ bản là những hộ nông dân bị mất đất. Hoạt động SX chủ yếu là nông nghiệp (trồng trọt).

- Đối tượng được điều tra: Với mẫu được lựa chọn là 60 hộ ở 3 địa điểm khác nhau trên địa bàn là xã Đắc Sơn ở phía Tây, xã Trung Thành ở phía Nam và phường Ba Hàng ở trung tâm thị xã. 60 hộ dân được chọn chia đều cho 3 xã, các hộ dân được chọn lựa đều là những hộ dân có đất nông nghiệp bị thu hồi để chuyển đổi thành các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn thị xã.

- Lý do chọn mẫu: 60 hộ dân được chọn ngẫu nhiên từ 3 địa phương, các hộ dân đều là những hộ dân bị thu hồi đất để chuyển đổi thành các khu công nghiệp. 3 địa phương được chọn là những địa phương gần đây có diện tích đất nông nghiệp chuyển đổi thành khu công nghiệp khá lớn.

- Mẫu điều tra: Để tiện nghiên cứu, luận văn chia thành hai nhóm hộ bị thu hồi đất: nhóm 1 là những hộ sau khi bị thu hồi diện tích đất sản xuất còn lại nhỏ hơn 1000m2 và nhóm 2 là các hộ có diện tích đất sản xuất còn lại sau thu hồi lớn hơn 1000m2. Như vậy với 60 mẫu điều tra thì có 18 hộ còn diện tích đất sau thu hồi lớn hơn 1000m , 42 hộ có

diện tích đất sản xuất còn lại nhỏ hơn 1000m2 (trong đó có 16 hộ bị thu hồi hoàn toàn). - Nội dung điều tra: Luận văn chủ yếu tập trung điều tra về sự ảnh hưởng của việc phát triển các KCN sẽ ảnh hưởng như thế nào đến vấn đề việc làm của các hộ nông dân, trước và sau khi bị thu hồi đất; hoạt động sản xuất của các hộ nông dân trước và sau khi bị thu hồi đất sẽ chuyển dịch theo hướng nào, tốt lên hay kém đi; tình hình sử dụng số tiền đền của của các hộ nông dân sau khi bị thu hồi đất như thế nào và việc bị thu hồi đất ảnh hưởng như thế nào đến thu nhập của các hộ nông dân bị thu hồi, tích cực hay tiêu cực.

- Cách thức điều tra: Luận văn sử dụng phương thức điều tra bằng bảng hỏi, từ bảng hỏi sẽ tổng hợp thành số liệu tổng quát được sử dụng trong luận văn.

2.2.2. Phương pháp tổng hợp số liệu

- Sau khi thu thập được các thông tin tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu lịch sử và số liệu khảo sát thực tế thì tiến hành lập lên các bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ...

- Toàn bộ số liệu thu thập được xử lý bởi chương trình Excel trên máy tính. Đối với những thông tin là số liệu định lượng thì tiến hành tính toán các chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình và lập thành các bảng biểu, đồ thị.

- Phương pháp phân tổ

Phân tổ thống kê là phương pháp cơ bản để tiến hành tổng hợp thống kê, vì ta sẽ không thể tiến hành hệ thống hoá một cách khoa học các tài liệu điều tra, nếu không áp dụng phương pháp này. Phân tổ thống kê là một trong các phương pháp quan trọng của phân tích thống kê, đồng thời là cơ sở để vận dụng các phương pháp phân tích thống kê khác. Chỉ sau khi đã phân chia tổng thể nghiên cứu thành các tổ có quy mô và đặc điểm khác nhau, việc tính các chỉ tiêu phản ánh mức độ, tình hình biến động, mối liên hệ giữa các hiện tượng mới có ý nghĩa đúng đắn. Nếu việc phân tổ không chính xác, tổng thể được chia thành những bộ phận không đúng với thực tế, thì mọi chỉ tiêu tính ra cũng không giúp ta rút ra được những kết luận đúng đắn. Phân tổ thống kê còn được vận dụng ngay trong giai đoạn điều tra thống kê, nhằm phân tổ đối tượng điều tra thành những bộ phận có đặc điểm tính chất khác nhau từ đó chọn các đơn vị

điều tra sao cho đảm bảo tính đại diện cho tổng thể chung.

Phân tổ thống kê có những nhiệm vụ cơ bản sau đây: Thứ nhất, phân tổ thực hiện việc phân chia các loại hình kinh tế xã hội của hiện tượng nghiên cứu. Hiện tượng kinh tế xã hội mà thống kê nghiên cứu thường là những tổng thể phức tạp, không đồng chất. Vì vậy, phương pháp nghiên cứu khoa học là phải nêu lên các đặc trưng riêng biệt của từng loại hình và mối quan hệ giữa các loại hình đó với nhau.

Thứ hai, phân tổ có nhiệm vụ biểu hiện kết cấu của hiện tượng nghiên cứu. Bất kỳ một hiện tượng kinh tế xã hội nào đều do nhiều bộ phận, nhiều nhóm đơn vị có tính chất khác nhau hợp thành. Các bộ phận hay nhóm này chiếm những tỷ trọng khác nhau trong tổng thể và nói lên tầm quan trọng của nó trong tổng thể đó.

Thứ ba, phân tổ được dùng để biểu hiện mối liên hệ giữa các tiêu thức. Các hiện tượng kinh tế xã hội luôn phát sinh, phát triển và tồn tại trong mối liên hệ tác động qua lại với các hiện tượng có liên quan nhau theo những quy luật nhất định. Giữa các tiêu thức mà thống kê nghiên cứu cũng thường có mối liên hệ với nhau: sự thay đổi của tiêu thức này sẽ đưa đến sự thay đổi của tiêu thức kia theo một quy luật nào đó.

- Phương pháp biểu đồ

Sử dụng biểu đồ nhằm minh họa các kết quả và mối quan hệ giữa các biến cho dễ thấy hơn khi trình bày bằng bảng số liệu hoặc text. Sử dụng hình có thuận lợi là hiểu nhanh chóng các số liệu mà không mất nhiều thời gian khi nhìn bảng. Các dạng hình được sử dụng gồm biểu đồ cột, biểu đồ thanh, biểu đồ tần suất, biểu đồ phân tán, biểu đồ đường biểu diễn, biểu đồ hình bánh (pie chart), biểu đồ diện tích, sơ đồ chuổi, sơ đồ phân cấp tổ chức, hình ảnh ... Biểu đồ cột và thanh Biểu đồ cột và thanh được sử dụng để so sánh số liệu theo nhóm, hoặc số liệu được phân nhóm, hoặc có thể so sánh phần trăm tổng của nhiều số liệu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kinh tế hộ nông dân bị thu hồi đất trong quá trình phát triển khu công nghiệp tại thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)