Điều kiện tự nhiên[14]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kinh tế hộ nông dân bị thu hồi đất trong quá trình phát triển khu công nghiệp tại thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 41 - 45)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Khái quát Thị xã Phổ Yên

3.1.1. Điều kiện tự nhiên[14]

a. Vị trí địa lý

Thị xã Phổ Yên nằm ở vị trí cửa ngõ phía Nam của tỉnh Thái Nguyên, trong quy hoạch vùng thủ đô, tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội, với chức năng là trung tâm tổng hợp về công nghiệp, thương mại và dịch vụ, đầu mối giao thông có vai trò thúc đẩy kinh tế - xã hội của vùng phía Nam tỉnh Thái Nguyên và là cửa ngõ giao lưu kinh tế, văn hóa của tỉnh với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Với địa hình tương đối bằng phẳng, nguồn nhân lực lao động dồi dào, vị trí địa lý thuận lợi (Phía Bắc giáp thành phố Thái Nguyên; Phía Nam giáp thủ đô Hà Nội và tỉnh Bắc Giang; Phía Đông giáp thị xã Phú Bình - Thái Nguyên; Phía Tây giáp thị xã Đại Từ và tỉnh Vĩnh Phúc), hệ thống giao thông đồng bộ bao gồm đường bộ, đường sắt, đường thủy

(đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên, đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, đường Quốc lộ 3, cụm cảng Đa Phúc), ngoài ra trong thời gian tới thị xã Phổ Yên còn được kết nối bởi Quốc lộ 37 (từ tỉnh Bắc Giang kết nối với đường 47m khu công nghiệp Yên Bình), nâng cấp đường ĐT261 trở thành Quốc lộ và sẽ kết nối tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Tuyên Quang, hình thành mạng lưới giao thông tương đối hoàn chỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông và giao lưu phát triển kinh tế - xã hội và thu hút mạnh đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn thị xã cũng như vùng phía Nam tỉnh Thái Nguyên.

Phổ Yên có 2 con sông chính chảy qua là Sông Cầu: nằm trong hệ thống sông Thái Bình, lưu vực 3.480 km2, bắt nguồn từ thị xã Chợ Đồn (tỉnh Bắc Cạn), chảy qua các thị xã Bạch Thông, Chợ Mới (tỉnh Bắc Kạn), Phú Lương, Đồng Hỷ, thành phố Thái Nguyên, Phú Bình về Phổ Yên. Trên địa bàn Phổ Yên, sông Cầu chảy theo hướng bắc - đông nam, lưu lượng nước mùa mưa lên tới 3.500m3/giây; Sông Công:

xưa còn gọi là sông Giã (Giã Giang), sông Mão, có lưu vực 951km2, bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá (thị xã Định Hoá), chảy qua thị xã Đại Từ, thị xã Sông Công về Phổ Yên. Sông Công chảy qua địa bàn Phổ Yên khoảng 25 km, nhập vào sông Cầu ở thôn Phù Lôi, xã Thuận Thành, thị xã Phổ Yên. Những năm 1975 - 1976, hồ Núi Cốc được xây dựng tạo ra nguồn dự trữ nước và điều hoà dòng chảy của sông. Cảng Đa Phúc trên sông Công là cảng sông lớn nhất tỉnh Thái Nguyên tạo điều kiện để tập trung chu chuyển hàng hóa bằng đường thủy, giúp cho các doanh nghiệp tiết kiệm được khoản chi phí vận chuyển, đẩy mạnh sức cạnh tranh hàng hóa sản xuất trên địa bàn (Địa lý

tự nhiên - Huyện Phổ Yên”, truy cập ngày 14/03/2019).

Phổ Yên có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú như tài nguyên đất đai, khoáng sản (cát, sỏi, mỏ vàng, mỏ đất...) và được quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả, là điều kiện thúc đẩy ngành công nghiệp khai thác phát triển. Thị xã Phổ Yên hiện có 25.886,9 ha diện tích tự nhiên với dân số là 193.834 người (tính đến hết năm 2018); có 18 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 14 xã và 4 phường. Với quy mô dân số và diện tích đất tự nhiên tương đối lớn giúp cho công tác quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, quy hoạch chi tiết các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu dân cư... triển khai thuận lợi. Từ các quy hoạch tạo đà cho Phổ Yên thực hiện vai trò là vùng động lực phát triển kinh tế của tỉnh, có sức lan tỏa đến các vùng lân cận, thúc đẩy phát triển kinh tế các thị xã phía Nam của tỉnh Thái Nguyên.

Với vị trí địa lý hết sức thuận lợi cho phát triển kinh tế nói chung và phát triển công nghiệp nói riêng trên địa bàn Phổ Yên, khẳng định Phổ Yên là trung tâm vùng quan trọng và có vai trò làm động lực phát triển kinh tế vùng phía Nam của tỉnh Thái Nguyên. Nghị quyết Đại hội lần thứ 18 của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về mục tiêu phấn đấu xây dựng Thái Nguyên trở thành tỉnh công nghiệp, Phổ Yên được xác định là cực kinh tế phía Nam của tỉnh và được ưu tiên đầu tư xây dựng.

b. Địa hình

Thị xã Phổ Yên thuộc vùng gò đồi của tỉnh Thái Nguyên, bao gồm vùng núi thấp và đồng bằng. Địa hình của thị xã thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và chia

Vùng phía Đông (hữu ngạn sông Công) gồm 11 xã và 2 thị trấn, có độ cao trung bình 8 -15 m, đây là vùng gò đồi thấp xen kẽ với địa hình bằng.

Phía Tây (tả ngạn sông Công) gồm 4 xã, 1 thị trấn, là vùng núi của thị xã, địa hình đồi núi là chính, cao nhất là dãy Tạp Giàng 515 m. Độ cao trung bình ở vùng này là 200- 300 m.

Với địa hình thị thuộc vùng gò đồi của tỉnh Thái Nguyên, bao gồm vùng núi thấp và đồng bằng, có 2 con sông lớn chảy qua và có nguồn tài nguyên khoáng sản như các mỏ đất, than, cát sỏi… là điều kiện tiền để cho phát triển công nghiệp khai thác. Xong địa hình không bằng phẳng của Phổ Yên phần nào ảnh hưởng đến việc giải tỏa, san lấp mặt bằng cho phát triển công nghiệp.

c. Tài nguyên đất

Tổng diện tích đất tự nhiên của thị xã là 25.886,9 ha. Theo quy hoạch phát triển các khu, cụm công nghiệp đã được Thủ trướng chính phủ phê duyệt, hiện nay tổng diện tích đất của Phổ Yên cho phát triển các KCN, CCN là 984 ha chiếm 3,8% tổng diện tích đất tự nhiên. Việc quy hoạch thành lập các khu công nghiệp, cụm công nghiệp nhằm tạo ra quỹ đất để các doanh nghiệp có điều kiện đầu tư, mở rộng và phát triển sản xuất; đồng thời tạo mặt bằng để di dời các cơ sở gây ô nhiễm trong các làng nghề, khu vực dân cư, đô thị vào cụm công nghiệp. Mặt khác, đối với mô hình khu công nghiệp tập trung hiện nay chủ yếu được thành lập để thu hút các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), các doanh nghiệp lớn và trung bình trong nước nhằm tạo ra động lực phát triển mạnh các ngành công nghiệp chủ lực, các ngành công nghiệp mũi nhọn của địa phương; đồng thời, để thu hút các doanh nghiệp có công nghệ hiện đại, tiên tiến,...tạo điều kiện chuyển giao công nghệ giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Phổ Yên đang tiếp tục thu hút các nhà đầu tư vào lấp đầy các KCN - CCN đồng thời tập trung đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp công nghiệp đầu tư sản xuất trên địa bàn.

Bảng 3.1: Diện tích và cơ cấu diện các loại đất Thị xã Phổ Yên Loại đất Loại đất 2016 2017 2018 DT (ha) Tỉ trọng (%) DT (ha) Tỉ trọng (%) DT (ha) Tỉ trọng (%) Diện tích tự nhiên 25.886,9 100 25.886,9 100 25.886,9 100 1.Đất nông nghiệp 12.248 47,31 12.224 47,22 12.198 47,12 2.Đất lâm nghiệp 6.674 25,78 6.648 25,68 6.644 25,86 3. Đất chuyên dùng 2.656 10,26 2.697 10,42 2.716 10,49 4. Đất ở 2.185 8,44 2.194 8,47 2.207 8,52

Diện tích đất nông nghiệp toàn thị xã là 12.198 ha (năm 2018), chiếm 47,12% tổng diện tích đất tự nhiên và giảm dần trong các năm do đất đai được chuyển sang xây dựng các công trình như trường học, đường giao thông, khu công nghiệp...

Diện tích đất chuyên dùng năm 2018 là 2.716 ha, chiếm tỷ lệ khá lớn trong diện tích đất tự nhiên toàn thị xã (chiếm 10,49% diên tích đất tự nhiên). Diện tích này tăng lên qua các năm do đất giao thông, đất xây dựng cơ bản tăng mạnh, đất xây dựng khu công nghiệp, cụm công nghiệp...

Nhìn chung, diện tích đất nông nghiệp có xu hướng ngày càng giảm, diện tích đất chuyên dùng tăng dần. Đất nông nghiệp giảm nhường chỗ cho các dự án, các khu công nghiệp, khu nhà ở cho công nhân cũng như các khu tái định cư trên địa bàn để phát triển công nghiệp cho nên đã gây ra sức ép phải tăng cường thâm canh trong sản xuất nông nghiệp, phát triển công nghiệp nông thôn, phát triển các ngành nghề phụ trong đó có các nghề tiểu thủ công nghiệp, nhưng nó cũng là một cơ hội cho thị xã phát triển kinh tế, công nghiệp, văn hóa và dịch vụ thương mại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kinh tế hộ nông dân bị thu hồi đất trong quá trình phát triển khu công nghiệp tại thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)