Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kinh tế hộ nông dân bị thu hồi đất trong quá trình phát triển khu công nghiệp tại thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 45 - 48)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Khái quát Thị xã Phổ Yên

3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

a. Dân số

Dân số toàn thị xã năm 2018 là 193.834 người, dân số thành thị là 54.488 người (chiếm 28,11%), dân số nông thôn 139.346 người (chiếm 71,89%). Mật độ dân số bình quân là 749 người/km2 .

Bảng 3.2: Số liệu dân số phân theo giới tính và phân theo thành thị, nông thôn Năm Tổng số Năm Tổng số Phân theo giới tính Phân theo thành thị, nông thôn Nam Nữ Thành thị Nông thôn I, Dân số (Người) 2016 172.040 83.355 88.685 48.980 123.060 2017 191.156 89.414 101.742 52.936 138.220 2018 193.834 89.638 104.196 54.488 139.346 II, So sánh (%) 2016 100 48,45 51,55 28,47 71,53 2017 100 46,78 53,22 27,69 72,31 2018 100 46,25 53,75 28,11 71,89

Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Phổ Yên.

Nhìn vào bảng số liệu về dân số của Phổ Yên cho thấy dân số từ năm 2016 đến 2018 tăng mạnh từ 172.040 người lên 193,834 người. Tỷ lệ nam nữ cũng trở nên mất cân bằng, đỉnh điểm là năm 2018 khi tỉ lệ nữ giới đặt 53,75%. Nguyên nhân tăng lên là khi một sô doanh nghiệp FDI đi vào hoạt động thu hút một lượng lao động lớn về Phổ Yên (đa phần là nữ giới) làm cho dân số cơ học của Phổ Yên tăng đột biến. Điều này phần nào ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị trên địa bàn xong cũng mang lại cho Phổ Yên một nguồn lao động dồi dào cho các doanh nghiệp công nghiệp tuyển dụng lao động.

Dân số thị xã chủ yếu tập trung ở nông thôn khi năm 2018 có tới 71,89% dân số tập trung ở các vùng nông thôn. Cùng với tiến trình thu hồi đất nông nghiệp thành các khu công nghiệp là tiến trình đô thị hóa, nhưng tỷ trọng dân cư nông thôn vẫn chiếm gần ¾ tổng số dân cư toàn thị xã.

b. Lao động

Năm 2018, toàn thị xã có 170.573 lao động trong độ tuổi (chiếm 88% tổng dân số của thị xã). Đây là một lực lượng lao động dồi dào tạo ra một ưu thế để phát triển công nghiệp trên địa bàn bởi vì đa phần các doanh nghiệp trên địa bàn Phổ Yên nói riêng và của Việt Nam nói chung sản xuất chủ yếu vẫn là gia công thủ công cần nhiều

sức lao động. Cơ cấu lao động của Phổ Yên đang có sự dịch chuyển dần từ khu vực nông- lâm- thủy sản sang khu vực công nghiệp - xây dựng. Đây là một sự dịch chuyển tích cực phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Phổ Yên.

Cơ cấu lao động có sự chuyển dịch theo hướng lao động trong khu vực công nghiệp tăng lên và lao động trong khu vực nông nghiệp giảm xuống. Năm 2015 lao động trong khu vực công nghiệp - xây dựng 82.890 người, chiếm 56,9% tổng số lao động, đến 2018 lao động trong khu vực công nghiệp - xây dựng là 111.554 người, chiếm 65,4% tổng số lao động trên địa bàn.

Từ cơ cấu lao động này cho thấy cơ cấu lao động Phổ Yên đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, có vai trò quan trọng đối với nâng cao năng suất lao động xã hội, tạo điều kiện cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

c. Cơ sở hạ tầng:

Cơ sở hạ tầng là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển công nghiệp, nó bao gồm hệ thống giao thông (đường, cầu, bến bãi…), cấp điện, cấp nước. Cơ sở hạ tầng được đầu tư và phát triển đồng bộ sẽ là điều kiện thuận lợi thúc đẩy công nghiệp phát triển trên địa bàn.

+ Về giao thông:

Mạng lưới đường bộ trên địa bàn thị xã Phổ Yên gần trục Quốc lộ 3 cũ được mở rộng có chiều dài 13 km chạy qua trung tâm thị xã theo hướng Bắc Nam. Từ trục Quốc lộ 3 này là các đường xương cá đi đến trung tâm các xã, phường và khu vực dân cư. Tổng chiều dài đường liên thị xã là 27 km, bao gồm các tuyến Ba Hàng Tiên Phong, đường 261 (Ba Hàng - Phúc Thuận), từ Quốc lộ 3 đi Chã và từ đường 261 đi Thành Công, các tuyến này hiện nay đều là đường cấp phối.

Các tuyến đường giao thông nông thôn được xây dựng mới với chiều dài gần 97,6km. Trong phong trào xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn hiện nay, nhiều tuyến đã được bê tông hóa theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm.

Tuyến đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên qua địa bàn thị xã Phổ Yên chủ yếu vận chuyển hành khách và hàng hóa như than và quặng sắt,… đoạn qua thị xã dài khoảng 19 km.

Có 2 tuyến giao thông thủy thuộc hệ thống sông: Sông Công (đoạn qua địa bàn thị xã dài 68 km) và Sông Cầu (dài 17 km).

Đặc biệt là tuyến đường quốc cao tốc Thái Nguyên - Hà Nội chạy qua Phổ Yên giúp cho việc thông thương với trung tâm thành phố Thái Nguyên và Hà Nội được thuận lợi.

+ Về cấp điện: Hiện nay hệ thống điện trong các khu công nghiệp được đảm bảo và duy trì, ngoài ra hệ thống các đường điện 10KV trên địa bàn thị xã đã được đầu tư nâng cấp thành 22 KV, bổ sung thêm các trạm chống quá tải và cải tạo cơ bản hệ thống lưới điện sinh hoạt nên nhu cầu về điện cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dân sinh và chiếu sang trên địa bàn thị xã được đảm bảo, ổn định.

+ Về cấp nước: Phổ Yên đã đầu tư mở rộng và nâng công suất trạm bơm tăng áp từ nhà máy cấp nước Sông Công cấp cho thị xã Phổ Yên, mở rộng phạm vi cấp nước. Hệ thống cung cấp nước sạch các xã Tân Phú, Nam Tiến được đầu tư mở rộng.

+ Về thoát nước: Thị xã đã đầu tư xây dựng tuyến cống thoát nước hai bên đường các tuyến đường chính như QL3 cũ, các tuyến đường tỉnh lộ, các đường ngang QL3 mới, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu dân cư, khu đô thị, khu tái định cư. Đáp ứng được cơ bản tiêu chí thoát nước theo tiêu chuẩn đô thị.

d. Đào tạo nghề:

Sự nghiệp giáo dục và đào tạo được chăm lo phát triển, cơ sở vật chất phục vụ dạy và học được tăng cường. Công tác đào tao nghề được quan tâm, hệ thống các trường cao đẳng, trung tâm hướng nghiệp và giáo dục thường xuyên, các cơ sở liên kết thường xuyên đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, nâng cao và đảm bảo chất lượng đào tạo. Các doanh nghiêp trưc tiếp tuyển và đào tao hàng nghìn lao đông, đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo đat trên 70%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kinh tế hộ nông dân bị thu hồi đất trong quá trình phát triển khu công nghiệp tại thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)