Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kinh tế hộ nông dân bị thu hồi đất trong quá trình phát triển khu công nghiệp tại thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 48 - 56)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Khái quát Thị xã Phổ Yên

3.1.3. Điều kiện kinh tế xã hội

a. Tăng trưởng kinh tế

Nằm ở vị trí cửa ngõ phía nam của tỉnh Thái Nguyên, tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội, Thị xã Phổ Yên sở hữu một vị trí liên kết quan trọng trong tiến trình hội nhập và phát triển kinh tế - xã hội của toàn tỉnh Thái Nguyên nói riêng và miền Bắc nói chung. Với vị trí địa lý thuận lợi, hệ thống giao thông đồng bộ bao gồm đường sắt, đường thủy, đường bộ (Đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, đường QL3) là nền tảng vững chắc thúc đẩy quá trình đô thị hóa của thị xã trở nên nhanh chóng hơn. Bên cạnh đó, nhờ được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước cùng với cách điều hành, quản lý năng động, khoa học của

lãnh đạo các cấp các ngành, thị xã Phổ Yên đã có bước phát triển đột phá về kinh tế xã hội. Cơ sở vật chất hạ tầng ngày một hiện đại; mạng lưới y tế, giáo dục được quan tâm đầu tư theo hướng đạt chuẩn quốc gia và nâng cao chất lượng; đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện, an ninh chính trị được giữ vững.

Theo thống kê, tính đến năm 2018, tỉ trọng công nghiệp, xây dựng, thương mại và dịch vụ trên địa bàn thị xã chiếm trên trên 99%; nông, lâm nghiệp chỉ còn dưới 1%. Tổng giá trị sản xuất ngành Công nghiệp đạt khoảng 611.673 nghìn tỷ đồng (chiếm 91,28% giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh). Giá trị xuất khẩu trên địa bàn đạt gần 27 tỷ USD (chiếm 97% giá trị kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh). Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt gần 4.500 tỷ đồng, trong đó thị xã quản lý trên 600 tỷ đồng. Lĩnh vực giáo dục đào tạo, văn hóa xã hội được quan tâm, các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao được tăng cường đẩy mạnh, chính sách xã hội được thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững

Giai đoạn 2016-2018 là giai đoạn tăng trưởng nhanh, vững chắc của Phổ Yên khi tổng giá trị sản suất trên toàn thị xã tăng trưởng nhanh, năm 2018 tổng giá trị sản suất của thị xã đạt 617.244,9 tỷ đồng tăng 125,93% so với năm 2016, trong đó Công nghiệp và XD tăng nhanh nhất tăng 127,59%; thương mại và dịch vụ đạt 122,02%; Nông nghiệp chỉ chỉ đạt 101,48%.

Phổ Yên có tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn hiện chiếm 4,2%; thu nhập bình quân đầu người đạt 52 triệu đồng/người/năm. 100% người dân được sử dụng điện lưới quốc gia, có phương tiện đi lại và thông tin liên lạc. Trên 94% hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh...

Giai đoạn 2016 - 2018, tổng nguồn lực thị xã huy động để hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới là trên 1.800 tỷ đồng; nhân dân hiến trên 57 ha đất các loại. Đến nay, thị xã đã hoàn thành 192 km đường trục xã (đạt 100%), 235 km đường trục xóm, ngõ xóm (đạt 65,8%); 68/68 trường học các cấp đạt chuẩn quốc gia; xây mới 106 nhà văn hóa xóm, nâng cấp, sửa chữa 92 nhà văn hóa xóm, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cộng đồng của nhân dân; hệ thống kênh mương nội đồng ngày càng được hoàn thiện…

cao thu nhập, ổn định cuộc sống cho người dân. Thị xã đã xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất nông nghiệp chuyển đổi theo hướng khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai, hệ thống kết cấu hạ tầng nhằm đạt hiệu quả cao trên một đơn vị diện tích gắn với xây dựng nông thôn mới.

Hiện thị xã đã từng bước hình thành vùng sản xuất chuyên canh tập trung như: Sản xuất rau an toàn tại các xã Tiên Phong, Đông Cao, Minh Đức; sản xuất lúa chất lượng cao đại trà tại các xã với quy mô trên 100 ha (Tiên Phong, Thuận Thành..); sản xuất trên 300 ha nhãn, bưởi Diễn; sản xuất chè xanh theo tiêu chuẩn VietGAP trên 100 ha tại xã Thành Công, Phúc Thuận, Minh Đức, Phúc Tân...

Bảng 3.3: Giá trị sản xuất và tăng trưởng GTSX các ngành kinh tế trên địa bàn Thị xã Phổ Yên

Theo giá cố định 2016, đơn vị: tỷ đồng

Ngành 2016 2017 2018

Tăng năm 2018 so với 2016 (%)

I. GTSX 490.147,78 524.655,40 617.244,90 125,93

1.CN và XD 411.773,15 443.701,07 525.398,86 127,59

2. TM – DV 59.945,07 62.591,39 73.143,52 122,02

3. Nông lâm nghiệp 18.429,56 18.362,94 18.702,52 101,48

II. Cơ cấu (%) 100 100 100

1.CN và XD 84,01 84,57 85,12

2. TM - DV 12,23 11,93 11,85

3. Nông lâm nghiệp 3,76 3,50 3,03

Nguyên nhân của sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế là do những năm gần đây Chính quyền tỉnh và địa phương ngày càng có nhiều chính sách thu hút nguồn vốn để hình thành các KCN (số lượng dự án đầu tư gia tăng cả về số lượng lẫn giá trị). Các dự án được đưa vào hoạt động khiến cho tổng giá trị sản xuất công nghiệp tăng đột biến và bên cạnh đó còn nhiều dự án Khu công nghiệp mới đang trong giai đoạn được đền bù và bắt đầu được triển khai nhưng nó đã đánh dấu cho một hướng phát triển mới của thị xã nói chung và trong suy nghĩ của từng người dân nói riêng. Nhờ vậy, đời sống người dân được cải thiện, bộ mặt địa phương có nhiều thay đổi. Hiện nay quá trình phát triển KCN của thị xã diễn ra khá nhanh, điều này được chứng minh bằng hàng loạt các dự án được đầu tư vào địa bàn thị xã với giá trị lớn nhỏ khác nhau và các lĩnh vực khác nhau (KCN Nam Phổ Yên, KCN cụm cảng Đa Phúc, KCN Yên Bình…). Để chuẩn bị cho các nhà máy lớn nhỏ đi vào hoạt động trong thời gian không xa thì hàng loạt các ngành dịch vụ đã phát triển nhanh chóng. Nói tóm lại, đạt được tốc độ tăng trưởng như trên là rất ngoạn mục, đặc biệt là tốc độ tăng của ngành công nghiệp - XD và ngành dịch vụ. Với tình hình thực tế hiện nay của thị xã thì trong tương lai giá trị sản xuất của thị xã sẽ tăng lên đáng kể đặc biệt là giá trị ngành công nghiệp và xây dựng.

b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu ngành kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu ngành: Do xác định rõ phương hướng phát triển hiện nay là phát huy mọi tiềm năng để tăng giá trị các ngành CN và dịch vụ. Vì thế cơ cấu ngành đã có sự chuyển dịch mạnh theo hướng ngày càng hợp lý, tỷ trọng CN và thương mại dịch vụ tăng nhanh, tỷ trọng nông nghiệp giảm dần (trong khi quy mô giá trị sản xuất nông nghiệp vẫn tăng, cụ thể tổng sản lượng lương thực bình quân hàng năm đạt 59.000 tấn, năm cao nhất là năm 2018 đạt 60.903 tấn). Năm 2016 tính trên toàn địa bàn, tỷ trọng các ngành Công nghiệp & XD - Dịch vụ - Nông nghiệp đạt theo thứ tự : 84,01% - 12,23% - 3,76%; đến năm 2018, tỷ trọng tương ứng đã là: 85,12% - 11,85% - 3,03%. Như vậy, giai đoạn 2016 đến 2018 tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng của thị xã luôn chiếm tỷ lệ gần như tuyệt đối, đóng góp phần chủ đạo vào giá trị sản xuất chung của toàn thị xã, điều này hoàn toàn phù hợp quan điểm phát triển kinh tế của Thị xã nói riêng và tỉnh Thái Nguyên nói chung. Để thấy rõ điều này ta nghiên cứu qua biểu 3.1:

Biểu 3.1: Cơ cấu kinh tế ngành trên địa bàn thị xã năm 2018

(Nguồn: Phòng Thống kê thị xã Phổ Yên)

Sự chênh lệch về tỉ trọng này là kết quả của các chính sách thu hút đầu tư vào các ngành công nghiệp xây dựng trên địa bàn thị xã, bước đầu giúp thị xã trở thành địa phương trọng điểm về công nghiệp không những của tỉnh Thái Nguyên mà còn của cả khu vực phía Bắc.

Tốc độ tăng trưởng công nghiệp

Với sự chỉ đạo tích cực của các cấp lãnh đạo và chính quyền địa phương, sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2010 - 2018 có sự phát triển vượt bậc, thu hút nhiều doanh nghiệp mới hoạt động có hiệu quả, đem lại giá trị sản xuất cao như nhà máy Samsung và các công ty phụ trợ; các doanh nghiệp như Mani Hà Nội, công ty gạch Prime, công ty sữa Elovi và nhiều các doanh nghiệp khác tiếp tục mở rộng quy mô, cải tiến công nghệ; các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, các làng nghề, ngành nghề đẩy mạnh sản xuất kinh doanh góp phần gia tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Giai đoạn 2016-2018 là giai đoạn tốc độ phát triển kinh tế của thị xã đi vào ổn định, giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng bình quân 125%, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành công nghiệp xây dựng đạt 75,4%/năm, quy mô sản xuất công nghiệp ngày càng được mở rộng.

2018

Công nghiệp và xây dựng

Thương mại và dịch vụ

Bảng 3.4: Giá trị sản xuất của một số ngành công nghiệp trọng điểm giai đoạn 2016 - 2018 Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm thực hiện 2016 2017 2018 Ngành công nghiệp 315.892 374.364 451.633

Nguồn: Phòng Kinh tế thị xã Phổ Yên.

Giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018 lĩnh vực sản xuất công nghiệp của Phổ Yên bắt đầu có những chuyển biến tích cực, từng bước khai thác được những thế mạnh tiềm năng sẵn có về vị trí địa lý, địa hình, tài nguyên thiên nhiên, lao động.... Ưu tiên tập trung đầu tư vào sản xuất các sản phẩm chủ lực đã từng bước phát triển và tăng trưởng khá như dụng cụ y tế, sữa, gạch, cát sỏi… Đặc biệt là từ khi nhà máy Samsung đi vào hoạt động sản xuất đã đưa tổng giá trị sản xuất trong ngành công nghiệp của Phổ Yên tăng lên đáng kể. Trong giai đoạn 2016 - 2018, tổng giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng các ngành công nghiệp trọng điểm của thị xã có bước tăng trưởng đáng kinh ngạc từ 315.892 tỷ đồng năm 2016 tăng lên con số 451.633 tỷ đồng của năm 2018 (tăng 142,97%).

Bên cạnh những kết quả đạt được thì quy mô ngành công nghiệp của Phổ Yên chưa có sự phát triển đồng đều. Giá trị sản xuất lớn chủ yếu tập trung ở một số các doanh nghiệp FDI. Số lượng các doanh nghiệp trên địa bàn nhiều nhưng chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, quy mô sản xuất nhỏ, năng lực sản xuất yếu, công nghệ sản xuất lạc hậu… Nhiều dự án đầu tư vào địa bàn kém hiệu quả hoặc có dự án nhưng không hoạt động như Công ty Vinaxuki,… Đây là những tồn tại mà chính quyền địa phương cần có những chính sách hợp lý để tháo gỡ, giải quyết. Sự mất cân đối giữa giá trị sản xuất của các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng là một tồn tại cần quan tâm. Mặt khác các doanh nghiệp FDI chủ yếu sản xuất với phương thức lắp ráp, gia công nên về kinh tế thu được thành quả chưa cao so với những khiếm khuyết mà các doanh nghiệp FDI mang lại như gây ô nhiễm môi trường, nhập khẩu thiết bị lạc hậu,… cho nên cần phải có các chính sách

hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước mở rộng quy mô sản xuất, khuyến khích mở rộng mối liên kết giữa các doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp trong nước tạo nên sức lan tỏa nhanh chóng thông qua việc hình thành hệ thống công nghiệp phụ trợ từng ngành hàng đáp ứng yêu cầu về chất lượng của các doanh nghiệp FDI.

Khi tập đoàn Samsung đầu tư về Phổ Yên chính phủ cũng đã có những ưu đãi về tiền thuê đất và thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn 5 năm từ năm 2013 đến hết năm 2017, hết thời gian được miễn thuế từ năm 2018 được giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp. Vấn đề đặt ra là trong khoảng thời gian này nếu không có các chính sách thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước phát triển và hệ thống công nghiệp phụ trợ cung cấp cho Samsung thì rất có thể khi hết ưu đãi Samsung sẽ tiếp tục tìm kiếm những ưu đãi ở các địa phương khác thậm trí là các quốc gia khác. Khi đó, giá trị sản xuất của Phổ Yên sẽ không giữ được mà tụt xuống.

Tốc độ phát triển giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp

Từ nguồn số liệu của phòng Kinh tế cho thấy tốc độ phát triển liên hoàn của giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2016 – 2018 như sau:

Biểu 3.2: Tốc độ phát triển giá trị sản xuất công nghiệp

Nguồn: Phòng Kinh tế thị xã Phổ Yên

Có thể thấy tốc độ phát triển giá trị sản xuất công nghiệp của Phổ Yên (từ năm 2016 - 2018) có sự gia tăng đáng kể; Năm 2016 tăng 15,47% so với năm 2015; năm 2017 tăng 7,75% so với năm 2016, năm 2018 tăng 18,41% so với năm 2017, đạt tốc

411773.15 443701.07 525398.86 0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 2016 2017 2018 Series 1

độ tăng trưởng ổn định trong thời gian dài.

Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp tăng cao góp phần làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm tăng lên. Năm 2018 tăng 25,93% so với năm 2016; trong đó: Công nghiệp tăng 27,69%; dịch vụ tăng 22,02%; nông, lâm, thủy sản tăng 1,48%. Tốc độ tăng tưởng kinh tế tăng cao là do sự đóng góp của các doanh nghiệp FDI vào giá trị tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kinh tế hộ nông dân bị thu hồi đất trong quá trình phát triển khu công nghiệp tại thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 48 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)