Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thị xã giai đoạn 2016-2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kinh tế hộ nông dân bị thu hồi đất trong quá trình phát triển khu công nghiệp tại thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 61 - 71)

Trong cơ cấu kinh tế của thị xã đã có sự thay đổi rất lớn, sự thay đổi này tập trung chủ yếu vào 2 ngành là nông nghiệp và công nghiệp & XD. Nhìn vào đồ thị ta thấy giai đoạn 2016 – 2018, cơ cấu dịch chuyển của ngành nông nghiệp không thay đổi nhiều và chỉ chiếm giá trị rất nhỏ và ngày càng có xu hướng giảm dần, như năm 2016 tỉ trọng ngành nông lâm nghiệp chiếm 3,76% nhưng đến năm 2018 chỉ còn chiếm 3,03%. Còn ngành dịch vụ có giá trị tăng đều hằng năm và có đóng góp đáng kể và tỉ trọng, năm 2018 chỉ chiếm 11,85% tổng giá trị sản xuất của toàn Thị xã. Tỷ lệ tăng trưởng này hoàn toàn phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của Thị xã, quyết tâm trở thành thị xã công nghiệp, địa phương có nhiều khu công nghiệp lớn không những của tỉnh Thái Nguyên mà còn của cả vùng trung du miền núi phía Bắc, điểm đến yêu thích của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Ngoài những ảnh hưởng tích cực của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế này thì việc tỷ lệ giá trị sản xuất ngành nông nghiệp không ngừng giảm sút trong thời gian gần đây cũng ảnh hưởng đến vấn

84.01 84.57 85.12 12.23 11.93 11.85 75% 80% 85% 90% 95% 100% 2016 2017 2018

Nông lâm nghiệp

Thương mại dịch vụ

đề an ninh lương thực của thị xã.

3.3.3. Ảnh hưởng của phát triển KCN đến dân số, lao động và việc làm

Nguồn lao động của thị xã nhìn chung là dồi dào. Tuy nhiên nhu cầu về công việc hiện tại là khá căng thẳng. Đặc biệt là số lao động trong các hộ nông thôn bị mất đất cho các dự án xây dựng khu công nghiệp. Mặc dù một số hộ trong số đó đã nhanh chóng có sự chuyển đổi sản xuất đáp ứng được nhu cầu công việc cho lao động hộ mình. Số còn lại hoặc do chưa kịp chuyển đổi sản xuất hoặc do không đủ điều kiện chuyển đổi sản xuất và đặc biệt là một số hộ đang có sự cam kết về sử dụng lao động cho các khu công nghiệp, nhà máy mà các khu công nghiệp và các nhà máy đó hiện mới đang trong tình trạng giải phóng mặt bằng hoặc bắt đầu đi vào triển khai xây dựng. Có thể nói nhu cầu về việc làm hiện nay đối với lao động của địa phương đang rất cấp thiết. Trong khi trung tâm dạy nghề của thị xã còn nhỏ về quy mô và số lượng ngành nghề không đủ điều kiện để đào tạo hết số lao động tại địa phương mình. Phần lớn số lao động nam của địa phương vẫn phải tìm đến các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh,… để học nghề.

Diện tích đất Thị xã dành cho 12 cụm KCN cũng như vùng ngoài KCN là 3531,1 ha, Năm 2018, T.X Phổ Yên phấn đấu thu ngân sách đạt trên 466 tỷ đồng. Tính đến hết tháng 10 năm 2018, thu ngân sách của Thị xã đạt 475,5 tỷ đồng (đạt 102% kế hoạch năm). Trong đó, thu cân đối loại cấp quyền trừ ghi thu đạt 274,8 tỷ đồng (bằng 116% kế hoạch tỉnh giao) [17]. Nhưng điều quan trọng nhất là số lao động mà các dự án đã giải quyết được, hơn 200.000 lao động - một con số không hề nhỏ. Theo kết quả điều tra thì trong số hơn 200.000 lao động đó có khoảng 6% là lao động là lao động từ địa phương và phần còn lại là lao động từ nơi khác đến. Ở khía cạnh thu nhập, nếu so sánh thu nhập một lao động NN với một lao động trong các khu công nghiệp thì chắc chắn lao động tại khu công nghiệp là cao hơn. Tuy nhiên muốn trở thành lao động trong các khu công nghiệp đó thì người dân cần phải đạt một trình độ nhất định nào đó về tay nghề. Trong thời gian tới, thị xã Phổ Yên còn là điểm hấp dẫn cho rất nhiều nhà đầu tư mới vì vậy cơ hội đặt ra về việc làm cho người dân địa phương là rất cao.

nghiệp là thị trường tiêu thụ hàng hóa dịch vụ tiềm năng, là cơ hội cho người dân địa phương phát triển các ngành thương mại dịch vụ tiện ích đi kèm, giải quyết được số lượng lớn lao động nhàn rỗi thời vụ và góp phần giúp kinh tế thị xã ngày càng phát triển.

Đến đây có thể khẳng định, phát triển KCN vừa góp phần tạo ra ngày càng nhiều việc làm, nâng cao đời sống cho người dân và cũng chính nó sẽ thúc đẩy công nghiệp nông thôn ngày một phát triển. Một cơ hội tốt mà chính quyền và người dân địa phương cần phải tận dụng.

3.3.4. Ảnh hưởng tới các vấn đề xã hội khác

-Về an ninh trật tự: Tình hình an ninh, chính trị - trật tự an toàn xã hội ổn định và được giữ vững. Tuy vậy, theo đánh giá Thị xã Phổ Yên còn một số công tác giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội có chất lượng, hiệu quả chưa cao: Công tác phòng ngừa tội phạm chưa được đẩy mạnh thường xuyên, thiếu đồng bộ; Công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự và an toàn xã hội còn hạn chế, phạm pháp hình sự - tai nạn giao thông giảm nhưng chưa cơ bản. Thêm vào đó, cùng với sự phát triển của các khu đô thị, KCN mới sẽ tạo điều kiện cho các tệ nạn ma tuý, mại dâm, cờ bạc gia tăng, gây nhiều bức xúc trong dư luận xã hội và nhân dân; Như vậy về mặt trị an, xét trên phạm vi toàn xã hội thì phát triển KCN không gây nhiều biến động lớn nhưng đối với người nông dân thì nó đã gây ra khá nhiều các ảnh hưởng không tốt.

-Về môi trường: Phổ Yên là Thị xã công - nông nghiệp, vấn đề môi trường ở đây cũng đã và đang xuất hiện những dấu hiệu bất cập cần được xem xét cả trên 3 góc độ là ô nhiễm không khí, tiếng ồn và ô nhiễm nguồn nước, rác thải, nhất là khu vực các thị trấn, các xã lân cận.

+ Với môi trường nước, không khí

Môi trường tuy được quan tâm cải thiện trong những năm gần đây nhưng chất lượng chưa đạt yêu cầu đề ra. Khối lượng chất thải công nghiệp ngày càng tăng trong đó tỷ lệ được xử lý còn rất hạn chế và ô nhiễm ở các làng nghề TTCN đang làm xuống cấp môi trường không khí và môi trường nước.

Khâu thu gom, xử lý rác thải trong Thị xã chưa đạt yêu cầu đề ra. Lượng rác thải được thu gom hàng năm mới chiếm khoảng 50% tổng lượng rác thải phát sinh. Các thiết bị chuyên dùng hiện đại thực hiện khâu thu gom, vận chuyển rác còn thiếu. Rác thải công nghiệp tăng nhanh cùng với sự tăng trưởng nhanh của công nghiệp trên địa bàn Thị xã nhưng năng lực xử lý còn hạn chế, công nghệ xử lý chưa triệt để, chưa có hiệu quả kinh tế. Rác thải sinh hoạt của nhân dân, trường học, bệnh viện ngày càng nhiều, các thị trấn chỉ thực hiện thu gom rác phải mà chưa có biện pháp phân loại, xử lý, chôn cất và phân huỷ. Trong tương lai tới mà một vấn đề nổi lên cần phải có biện pháp xử lý và quy hoạch khu vực xử lý rác thải.

3.4. Kinh tế của hộ nông dân bị thu hồi đất trong quá trình phát triển khu công nghiệp ở thị xã Phổ Yên. nghiệp ở thị xã Phổ Yên.

3.4.1 Đặc điểm của các hộ điều tra

Luận văn này thực chất là nghiên cứu ảnh hưởng của phát triển KCN đến phát triển kinh tế xã hội của thị xã Phổ Yên. Nhưng ở khía cạnh người nông dân, tác giả muốn đi tìm hiểu xem tác động của phát triển KCN đến cuộc sống của hộ như thế nào? Vẫn biết rằng phát triển KCN là quá trình phức tạp diễn ra trong thời gian dài và ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực kinh tế xã hội, gây tác động cho tất cả các hộ nông dân trên địa bàn thị xã. Tuy nhiên, do đặc điểm của hộ là không giống nhau nên sẽ có hộ chịu tác động nhiều song cũng có những hộ tác động ít. Hộ chịu tác động nhiều là các hộ nông dân thuần nông đã bị thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các dự án. Bởi vậy, trong nội dung này tôi tập trung nghiên cứu các hộ nông dân với đặc điểm cơ bản là những hộ nông dân bị mất đất. Hoạt động SX chủ yếu là nông nghiệp (trồng trọt).

60 hộ dân được chọn ngẫu nhiên từ 3 địa phương, các hộ dân đều là những hộ dân bị thu hồi đất để chuyển đổi thành các khu công nghiệp. 3 địa phương được chọn là những địa phương gần đây có diện tích đất nông nghiệp chuyển đổi thành khu công nghiệp khá lớn.

Luận văn chia thành hai nhóm hộ bị thu hồi đất: nhóm 1 là những hộ sau khi bị thu hồi diện tích đất sản xuất còn lại nhỏ hơn 1000m2 và nhóm 2 là các hộ có diện tích đất sản xuất còn lại sau thu hồi lớn hơn 1000m2. Như vậy với 60 mẫu điều tra

thì có 18 hộ còn diện tích đất sau thu hồi lớn hơn 1000m2, 42 hộ có diện tích đất sản xuất còn lại nhỏ hơn 1000m2 (trong đó có 16 hộ bị thu hồi hoàn toàn).

Mục tiêu của luận văn là tập trung điều tra về sự ảnh hưởng của việc phát triển các KCN sẽ ảnh hưởng như thế nào đến vấn đề việc làm của các hộ nông dân, trước và sau khi bị thu hồi đất; hoạt động sản xuất của các hộ nông dân trước và sau khi bị thu hồi đất sẽ chuyển dịch theo hướng nào, tốt lên hay kém đi; tình hình sử dụng số tiền đền của của các hộ nông dân sau khi bị thu hồi đất như thế nào và việc bị thu hồi đất ảnh hưởng như thế nào đến thu nhập của các hộ nông dân bị thu hồi, tích cực hay tiêu cực.

3.4.2. Cơ cấu đất trước và sau khi thu hồi đất ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ nông nghiệp.

Với mẫu được lựa chọn là 60 hộ ở 3 địa điểm khác nhau trên địa bàn thị xã nhưng có cùng đặc điểm là hộ nông dân nhưng bị mất đất để xây dựng các KCN. Hiện nay có một số dự án mới bắt đầu triển khai - tức là đang giải phóng mặt bằng hoặc đã giải phóng xong mặt bằng và đi vào xây dựng nhà máy xí nghiệp hay một số DA đã đi vào hoạt động nhưng nó cũng cho thấy mức độ phát triển KCN ở thị xã như thế nào. Với vị trí cửa ngõ của tỉnh Thái Nguyên nên thị xã Phổ Yên có nhiều điều kiện thuận lợi để đẩy nhanh quá trình phát triển KCN hơn một số nơi khác trong tỉnh.

Bảng 3.7: Cơ cấu đất trước và sau khi thu hồi đất của các hộ được điều tra

Đvt: m2

Chỉ tiêu Diện tích trước khi bị thu hồi DT sau khi bị thu hồi Tổng diện tích đất 346.013 102.998 I/ Đất nông nghiệp 254.999 83.473 1- Đất trồng cây hàng năm 173.561 43.170 1.1 Đất lúa 108.780 33.024

1.2 Đất trồng cây hoa màu khác 64.781 10.146

2- Đất vườn tạp 17.467 7.451

Chỉ tiêu Diện tích trước khi bị thu hồi DT sau khi bị thu hồi 4- Đất mặt nước 14.731 9.435 II/ Đất ở 13.762 13.124 III/ Đất chưa sử dụng 54.348 5.134 IV. Đất khác 22.904 1.267

Qua bảng trên ta nhận thấy mức độ phát triển KCN qua 2 thời gian là trước và sau khi bị thu hồi đất đã có sự thay đổi đáng kể. Là những địa phương có số dự án đầu tư với quy mô và giá trị lớn vì thế đã khiến tổng diện tích đất của nông nghiệp giảm đi nhanh chóng, cụ thể thời gian trước khi bị thu hồi đất tổng diện tích đất của các hộ điều tra là 346.013m2 thì sau khi bị thu hồi đất chỉ còn là 102.998 m2 (giảm 243.015 m2). Cùng với nó là mức độ phát triển KCN tăng lên rõ rệt. Tuy nhiên ở đây chúng ta mới chỉ đánh giá được sự tác động ban đầu của quá trình phát triển KCN vì một số dự án mới đang trong quá trình triển khai (đầu tư xây dựng cơ bản). Diện tích đất bị thu hẹp gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất của các hộ nông nghiệp, nhất là những hộ sản xuất chuyên canh cây nông nghiệp lâu đời.

Có thế dễ dàng nhận thấy diện tích đất nông nghiệp của các hộ dân bị điều tra đã bị thu hẹp đi đáng kế từ 254.999m2 xuống chỉ còn 83.473m2, trong đó diện tích trồng cây hằng năm mà phần lớn là diện tích trồng lúa giảm nhiều nhất từ 108.780m2 xuống chỉ còn 33.024m2 và diện tích trồng cây hoa màu giảm từ 64.781m2 xuống chỉ còn 10.146m2. Điều này cũng góp phần không nhỏ dẫn đến việc thay đổi hình thức canh tác nông nghiệp của các hộ nông dân, khi mà tư liệu sản xuất bị giảm đi đáng kể. Phần diện tích đất chưa sử dụng trước đây là 54.348m2 này chỉ còn 5.134m2, điều này cũng là tín hiệu đáng mừng khi các hộ nông dân đã biết tận dụng tối đa nguồn tài nguyên sẵn có để không bị bỏ phí đất.

Cơ cấu đất của các hộ nông dân sau khi bị thu hồi có sự thay đổi đáng kể, điều này mang tới những thách thức không hề nhỏ tới các hộ dân nhằm tìm ra giải pháp chuyển dịch cơ cấu, hình thức sản xuất theo hướng ít phụ thuộc vào tài nguyên đất, thứ đang ngày một bị thu hẹp do sự mở rộng của các KCN trên địa bàn thị xã.

trong đời sống kinh tế xã hội trong đó có hoạt động đầu tư SX của hộ. Như đã biết, hoạt động đầu tư và hiệu quả sản xuất cho biết trình độ sử dụng các nguồn lực của hộ ở mức độ nào? Do vậy, nội dung này nhằm đưa chúng ta đi nghiên cứu các vấn đề về chi phí mà người đã đầu tư phục vụ cho SX trước và sau khi bị thu hồi đất; kết quả thu được từ hoạt động đầu tư đó; và quan trọng nhất là đi so sánh sự chênh lệch về hiệu quả SX của hộ ở 2 mốc thời gian là trước và sau khi bị thu hồi đất.

a. Phân tích biến động thu nhập và chi phí sản xuất nông nghiệp của các hộ nông dân mất đất.

Phát triển KCN gây nên ảnh hưởng đến tình hình phát triển kinh tế và cơ cấu kinh tế chung của toàn thị xã. Qua kết quả điều tra các hộ nông dân bị mất đất nông nghiệp cho thấy: Đã có sự thay đổi về cơ cấu thu nhập cũng như cơ cấu chi tiêu trong các hộ.

Như vậy tổng thu của hộ trước và sau khi bị thu hồi đất đã có sự thay đổi từ 55.142 nghìn đồng lên 58.487 nghìn đồng - sau khi bị thu hồi đất tăng 106,07% so với trước. Trong đó sự thay đổi này tập trung chủ yếu vào 2 lĩnh vực là trồng trọt và chăn nuôi. Cụ thể, sau khi bị thu hồi đất thu từ hoạt động trồng trọt giảm lớn, cụ thể là giảm 8,87% hay 2.174 nghìn đồng. Và tổng thu từ hoạt động chăn nuôi trước và sau khi bị thu hồi đất có sự thay đổi đáng kể và cũng chính nó chiếm một tỷ trọng quan trọng nhất trong tổng thu của hộ. Bởi thế sau khi bị thu hồi đất thu từ hoạt động chăn nuôi đã tăng 20,16% tức tăng 5.729 ngàn đồng. Tương xứng với nó thì chi phí cho hoạt động chăn nuôi cũng là lớn nhất. Nguyên nhân là vì thời điểm sau khi bị thu hồi đất diện tích đất canh tác bị giảm đáng kể, để đảm bảo khả năng canh tác và chăn nuôi các hộ nông dân phải đầu tư một khoản không nhỏ cho cơ sở vật chất để nâng cao năng suất hiệu quả.

Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế của các hộ vì diện tích đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kinh tế hộ nông dân bị thu hồi đất trong quá trình phát triển khu công nghiệp tại thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 61 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)