Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Vĩnh Phúc năm 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá điều kiện tự nhiên cho mục đích phát triển du lịch bền vững tỉnh vĩnh phúc (Trang 58 - 60)

Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Tổng diện tích tự nhiên 123.515 100,0

Đất nông nghiệp

1. Đất sản xuất nông nghiệp 2. Đất lâm nghiệp 3. Đất nuôi trồng thủy sản 4. Đất nông nghiệp khác 92.823 55.676 32.285 4.480 382 75,15 45,08 26,13 3,63 0,31

Đất phi nông nghiệp

1. Đất ở

2. Đất chuyên dùng

3. Đất tôn giáo tín ngưỡng 4. Đất nghĩa trang, nghĩa địa

5. Sông suối và mặt nước chuyên dùng 6. Đất phi nông nghiệp khác

29.733 7.747 17.248 193 668 3.857 19 24,07 6,27 13,96 0,16 0,54 3,12 0,02 Đất chưa sử dụng 1. Đất bằng chưa sử dụng 2. Đất đồi núi chưa sử dụng 3. Núi đá không có rừng cây

959 386 442 132 0,78 0,31 0,36 0,11

Nguồn: Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc [38]

2.1.7. Rừng - Tài nguyên động, thực vật

Sự đa dạng về các hệ sinh thái rừng, các quần xã sinh học và đa dạng về loài, đặc biệt tại khu vực VQG Tam Đảo. Tính đến năm 2016 tỉnh Vĩnh Phúc có 32.285 ha đất lâm nghiệp với tổng diện tích rừng là 28.040,5 ha, trong đó rừng tự nhiên có 9.355,2 ha và rừng trồng là 18.685,3 ha. Với các kiểu rừng sau [41]:

- Rừng kín thường xanh, mưa ẩm nhiệt đới núi thấp: phân bố ở độ cao 700 m, chiếm phần lớn ở dãy núi Tam Đảo với quần hệ thực vật nhiều tầng, tán kín của những loài cây lá rộng thường xanh hợp thành. Nhiều loài cây có giá trị kinh tế như: chò chỉ, giổi, re, trường mật.

- Rừng kín thường xanh, mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp: chỉ có ở dãy Tam Đảo, phân bố ở độ cao 800 m trở lên. Thực vật ở đây gồm các loài họ re, họ dẻ, họ chè, họ mộc lan, họ sau sau. Từ độ cao 1.000 m trở lên xuất hiện một số loài thuộc ngành hạt trần như: thông nàng, pơ mu, thông tre, kim giao.

- Rừng lùn trên đỉnh núi: là một kiểu phụ đặc thù của rừng kín thường xanh, mưa ẩm á nhiệt đới núi trung bình, được hình thành trên các đỉnh dông dốc, hay các đỉnh núi cao đất xấu, nhiều nắng, gió, mây mù. Vì vậy thảm thực vật ở đây thường thấp, bé và phát triển chậm. Thực vật chủ yếu là các loài cây thuộc họ đỗ quyên, họ re, họ dẻ, họ hồi.

- Rừng tre nứa: mọc xen kẽ trong các kiểu rừng khác. Ở độ cao trên 800 m có các loài như: vầu, sặt gai; ở độ cao 500 m - 800 m là giang, dưới 500 m là nứa.

- Rừng phục hồi sau nương rẫy: có ở vùng đệm của VQG Tam Đảo với các loài thực vật như: dung, màng tang, dền, ba soi.

- Rừng trồng: ở độ cao 200 m - 600 m, phân bố ở phía Tây Bắc các huyện Lập Thạch, Sông Lô. Các loài thực vật chủ yếu là thông đuôi ngựa, lim xanh, bạch đàn, keo, thông.

- Các trảng cây bụi và trảng cỏ thứ sinh sau khai thác: trảng cây bụi: thường xuất hiện ở nơi đất chưa có rừng, khô hạn, nhiều ánh sáng, điển hình là thẩu tấu, thổ mật, thao kén, me rừng; Trảng cỏ: được hình thành trên các kiểu rừng đã bị khai thác, đất bị thoái hóa mạnh và được phân ra thành 2 loại: trảng cỏ cao khoảng 2 m và mọc thành từng bụi như: lách, cỏ chít, cỏ lào; Trảng cỏ thấp dưới 2 m, mọc thành thảm cỏ dày đặc hoặc rải rác, điển hình là cỏ tranh, cỏ đắng, cỏ sâu róm.

Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, huyện Tam Đảo là nơi có diện tích rừng lớn nhất với hơn 12 ngàn ha (chiếm 44,86% tổng diện tích rừng của Vĩnh Phúc). Đặc biệt, rừng tại VQG Tam Đảo là nơi có giá trị cao trong việc bảo tồn nguồn gen động, thực vật, điều hòa nguồn nước, khí hậu và phục vụ cho phát triển các dịch vụ thăm quan, du lịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá điều kiện tự nhiên cho mục đích phát triển du lịch bền vững tỉnh vĩnh phúc (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)