Dân số và lao động tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 201 0 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá điều kiện tự nhiên cho mục đích phát triển du lịch bền vững tỉnh vĩnh phúc (Trang 62 - 67)

(Đơn vị: người)

TT Chỉ tiêu Năm

2012 2013 2014 2015 2016

1 Dân số trung bình 1.020.597 1.029.412 1.041.936 1.054.492 1.066.021 Phân theo giới tính:

Nam Nữ 504.048 516.549 508.405 521.964 512.384 529.552 518.559 535.933 524.229 541.792 Phân theo thành thị, nông thôn: Thành thị Nông thôn 238.300 782.297 240.841 788.571 242.921 799.015 245.848 808.644 248.536 817.485 Năm 2010 2011 2014 2015 2016 2 Dân số trong độ tuổi lao động 606.848 608.372 621.189 631.383 629.770 Phân theo giới tính:

Nam Nữ 298.721 308.119 299.475 308.897 300.863 320.326 300.686 330.697 310.248 319.522 Phân theo thành thị, nông thôn: Thành thị Nông thôn 121.834 485.006 122.142 486.230 126.154 495.035 129.660 501.723 129.092 500.678 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc [10]

Những năm qua, tỷ lệ tăng tự nhiên dân số của tỉnh khá ổn định, năm 2016 tỷ lệ này là 11,4‰. Giai đoạn 2009 - 2016 tỉnh Vĩnh Phúc có tỷ trọng dân số đô thị tăng

nhanh, từ 16,7% lên 23,3%, tỉ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên trong nền kinh tế đã qua đào tạo tăng từ 14,5% (năm 2010) lên 24,1% (năm 2016).

Dự báo dân số tỉnh Vĩnh Phúc sẽ có nhiều biến động trong giai đoạn tới, đến năm 2020 số dân của tỉnh sẽ lên khoảng 1.230.000 người (tăng 15,4% so với năm 2016). Nguyên nhân dân số tăng nhanh do thực hiện mục tiêu đẩy mạnh phát triển công nghiệp, vì vậy sẽ có một lực lượng lao động di cư cơ học từ các tỉnh ngoài đến Vĩnh Phúc [52].

2.2.3. Hiện trạng cơ sở hạ tầng - vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

2.2.3.1. Cơ sở hạ tầng

(1) Hệ thống giao thông

Vĩnh Phúc có mạng lưới giao thông phát triển với 3 loại hình giao thông chính là đường bộ, đường sắt và đường sông. Hệ thống giao thông phân bố khá hợp lý, mật độ đường giao thông cao, đảm bảo giao lưu kinh tế, phát triển du lịch giữa các địa phương trong và ngoài tỉnh.

+ Giao thông đường bộ

Tổng chiều dài đường bộ qua địa phận tỉnh Vĩnh Phúc là 4.058,4 km, với các tuyến QL 2, 2B, 2C và 23 đi qua. Trong đó tuyến QL 2 là tuyến QL đối ngoại với các tỉnh vùng Đông Bắc Bắc Bộ xuyên suốt từ Hà Giang, Tuyên Quang chạy dọc theo chiều dài của tỉnh Vĩnh Phúc về Hà Nội. Phía Nam QL 2 được nối thông với QL 18 nối từ sân bay quốc tế Nội Bài đi cảng nước sâu Cái Lân (Quảng Ninh) rất quan trọng cho việc chuyên chở hàng hóa và vận tải hành khách của Vĩnh Phúc. Phía Bắc QL 2 qua cửa khẩu Thanh Thủy (Hà Giang) sang đất Trung Quốc rất thuận lợi cho việc thúc đẩy hợp tác kinh tế, giao lưu văn hóa và phát triển du lịch quốc tế. Đối với các tỉnh vùng Tây Bắc Bắc Bộ, qua địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai với chiều dài 245 km đi qua 5 tỉnh, thành (Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai) và với Trung Quốc. Trục giao thông mở ra cơ hội phát triển kinh tế xã hội, thúc đẩy phát triển du lịch Vĩnh Phúc.

Mục tiêu đến năm 2030, Vĩnh Phúc sẽ xây dựng hoàn chỉnh đường vành đai 5; Xây dựng đường hầm từ QL 2B qua Tam Đảo sang tỉnh Thái Nguyên (dài khoảng 3 km và đường nối dài 5 km). Hệ thống đường tỉnh tiếp tục nâng cấp và xây dựng mới

một số tuyến đường, trong đó mở các tuyến đường để phục vụ phát triển du lịch của Vĩnh Phúc và các vùng lân cận; Xây dựng mới một số cầu như: cầu qua sông Hồng nối với QL 32, cầu Đức Bác qua sông Lô sang tỉnh Phú Thọ [53].

+ Giao thông đường sắt

Hiện tại, Vĩnh Phúc có tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai chạy qua, đây là một thuận lợi lớn cho việc vận chuyển hành khách và hàng hóa đường dài. Đoạn chạy qua địa phận Vĩnh Phúc có chiều dài 35 km với 5 nhà ga bao gồm: ga Phúc Yên (Phúc Yên), ga Hương Canh (Bình Xuyên), ga Vĩnh Yên (Vĩnh Yên), ga Hướng Lại và ga Bạch Hạc (Vĩnh Tường). Đây là tuyến đường sắt nối thủ đô Hà Nội qua Vĩnh Phúc tới các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc và với Vân Nam (Trung Quốc). Tuy nhiên hiệu quả tuyến đường này chưa cao do năng lực vận tải đường sắt còn yếu, chưa tạo điều kiện cho các hoạt động kinh tế - xã hội và phát triển du lịch trên phạm vi toàn tuyến, trong đó có Vĩnh Phúc.

Trong tương lai, hệ thống đường sắt sẽ được nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường sắt quốc gia cấp I, tốc độ 120 km/giờ; Xây dựng mới tuyến đường sắt tốc độ cao Lào Cai - Hà Nội, khổ đường 1.435 mm, tốc độ thiết kế 200 km/giờ, đường đôi, sử dụng sức kéo điện sẽ đưa vào khai thác từ năm 2015 - 2020 [53].

+ Giao thông đường thủy

Hai tuyến sông chính cấp II do trung ương quản lý là sông Hồng (30 km) và sông Lô (34 km). Hai sông này chỉ thông được các phương tiện có trọng tải không quá 300 tấn. Hai tuyến sông địa phương là sông Cà Lồ (27 km) và sông Phó Đáy (32 km) chỉ thông thuyền trong mùa mưa, phục vụ các phương tiện vận tải có sức chở không quá 50 tấn. Vĩnh Phúc hiện có 2 cảng là Vĩnh Thịnh trên sông Hồng và cảng Như Thụy trên sông Lô.

(2) Hệ thống cấp điện

Vĩnh Phúc có hệ thống truyền tải và phân phối điện được quy hoạch, đầu tư đồng bộ, đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu cho tiêu dùng, phục vụ du lịch, dịch vụ và phát triển các KCN của tỉnh.

Hiện tại, trên địa bàn tỉnh lưới điện truyền tải có các tuyến 220 KV và 110 KV vận hành tốt. Có 3 trạm biến áp 110 KV với tổng dung lượng 231 MVA, lưới trung

áp có 1.150 km đường dây và 870 trạm biến áp với tổng dung lượng là 330 MVA. Hệ thống các trạm biến áp phân phối đều trên các huyện, đến nay 100% số xã, phường có lưới điện quốc gia và 100% hộ dân có điện sử dụng.

Theo Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Vĩnh Phúc, đến năm 2020 sẽ nâng cấp các trạm biến áp 110 KV bao gồm: trạm Phúc Yên, trạm Thiện Kế, trạm Compal I, trạm Compal II, trạm Yên Lạc, trạm Tam Dương và trạm Vĩnh Tường; Nâng cấp các trạm 220 KV bao gồm: trạm Vĩnh Yên, trạm Bá Thiện; Xây mới một số trạm như: trạm Vĩnh Yên II, trạm KCN Yên Bình, trạm Compal III, trạm Sơn Lôi, trạm Tam Đảo, trạm KCN Vĩnh Tường [55].

(3) Hệ thống thông tin và truyền thông

Mạng phục vụ bưu chính được phát triển rộng khắp trong toàn tỉnh đáp ứng các dịch vụ bưu chính cơ bản. Toàn tỉnh có 176 điểm phục vụ phân bố tại tất cả các xã với 27 bưu cục, 123 điểm bưu điện văn hóa xã và có 211 thùng thư được đặt ở tất cả các xã, phường, thị trấn. Bán kính phục vụ bình quân là 1,5 km - 1,7 km/điểm và 5.764 người/1 bưu cục.

Mạng viễn thông phát triển mạnh với các công nghệ hiện đại tương đương với mức trung bình của khu vực. Tất cả các xã đều có truyền dẫn quang. Có 3 tuyến cáp quang liên tỉnh của VNPT, Viettel và EVN Telecom hướng Hà Nội - Vĩnh Phúc - Việt Trì. Tất cả các huyện trong tỉnh đều có trạm phát sóng. Nhìn chung, hệ thống thông tin liên lạc đáp ứng đủ nhu cầu trên địa bàn.

Mục tiêu phát triển hệ thống thông tin và truyền thông của tỉnh theo quy hoạch đến năm 2020 phấn đấu đạt được các chỉ tiêu về phổ cập dịch vụ viễn thông cố định tới tất cả các hộ gia đình; Dịch vụ viễn thông di động đạt 80% mật độ thuê bao; 80% dân số sử dụng Internet; Cung cấp truyền hình cáp và truyền hình theo yêu cầu trên phạm vi toàn tỉnh [54].

(4) Hệ thống cấp, thoát nước

+ Cấp nước: Vĩnh Phúc có 2 nhà máy lớn cung cấp nước sạch cho sinh hoạt là Vĩnh Yên, công suất 16.000 m3/ngày - đêm và Phúc Yên, công suất 12.000 m3/ngày - đêm. Ngoài ra có còn các trạm cấp nước sạch quy mô nhỏ như: Tam Đảo, Yên Lạc, Lập Thạch, Vĩnh Tường,…. Hệ thống cung cấp nước sạch của tỉnh đến nay vẫn chưa

đáp ứng đầy đủ nhu cầu sinh hoạt sản xuất, kinh doanh du lịch, dịch vụ của nhân dân. Nước sạch mới đáp ứng được nhu cầu của 57%.

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, nhằm đảm bảo nhu cầu sử dụng nước cho thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, các KCN và các trung tâm huyện, thị, tỉnh Vĩnh Phúc sẽ đầu tư nâng cấp nhà máy nước Vĩnh Yên lên 32.000 m3/ngày - đêm và nhà máy nước Phúc Yên lên 20.000 m3/ngày - đêm. Xây dựng nhà máy nước Liễn Sơn công suất khoảng 20.000m3/ngày - đêm và nâng dần công suất nhà máy đến năm 2020 đạt 80.000m3/ngày - đêm. Nâng công suất cấp nước trên toàn tỉnh đến năm 2020 đạt 740.000 m3/ngày - đêm [56].

+ Thoát nước: hệ thống thoát nước trên địa bàn tỉnh đến nay chưa được đầu tư đồng bộ và hoàn chỉnh, một số khu vực đô thị mới được đầu tư xây dựng cống, rãnh thu gom nước thải. Các công trình đầu tư còn nhỏ lẻ, mang tính chắp vá, chưa có hệ thống thu gom xử lý nước thải tập trung. Xử lý nước thải trong các KCN vẫn chưa được đầu tư đúng mức. Hiện nay khoảng 11,11% KCN có hệ thống nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường.

Dự kiến đến năm 2020, tỉnh Vĩnh Phúc sẽ đảm bảo xử lý 100% lượng nước thải sinh hoạt và công nghiệp trước khi thải ra sông, suối. Tại các khu đô thị và KCN sẽ xây dựng hệ thống thoát nước mưa, nước thải riêng biệt. Hoàn thành dự án thoát nước Vĩnh Yên và Phúc Yên. Đồng thời quy hoạch bảo vệ các nguồn nước và xây dựng phương án tổng thể thoát nước trên địa bàn [56].

2.3.2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch (1) Cơ sở lưu trú

Năm 2015, toàn tỉnh Vĩnh Phúc có 294 cơ sở lưu trú với 4.542 phòng có thể phục vụ kinh doanh du lịch. Trong đó có 49 khách sạn được xếp hạng, bao gồm: 01 khách sạn 4 sao, 02 khách sạn 3 sao, 26 khách sạn 2 sao và 20 khách sạn 1 sao. Các cơ sở lưu trú phần lớn có quy mô nhỏ và trung bình, các khách sạn lớn chiếm tỷ lệ nhỏ (các cơ sở dưới 20 phòng chiếm 67,94%, từ 20 - 99 phòng chiếm 29,50%, từ 100 - 299 phòng chiếm 2,56%). Giai đoạn 2009 - 2013, tốc độ tăng trưởng về cơ sở lưu trú trung bình là 14,45%, tăng trưởng về số phòng là 15,47%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá điều kiện tự nhiên cho mục đích phát triển du lịch bền vững tỉnh vĩnh phúc (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)