Khách du lịch đến Vĩnh Phúc giai đoạn 2012 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá điều kiện tự nhiên cho mục đích phát triển du lịch bền vững tỉnh vĩnh phúc (Trang 77 - 79)

(Đơn vị: nghìn người) Lượt khách Năm 2012 2013 2014 2015 2016 Quốc tế 27,1 29,8 35,9 37,8 41,6 Nội địa 1.383 1.435 1.454 1.551 1.704 Tổng số 1.410,1 1.464,8 1.489,9 1.588,8 1.745,6

Nguồn: Tổng hợp tài liệu [11, 40]

Giai đoạn 2012 - 2016 tỉnh Vĩnh Phúc có lượng khách du lịch cả trong nước và quốc tế tương đối ổn định. Tốc độ tăng trưởng chậm về lượng khách hàng năm một phần do bối cảnh suy thoái chung trên toàn thế giới, của khu vực cũng như của Việt Nam, một phần do Vĩnh Phúc chưa tạo được các sản phẩm du lịch hấp dẫn, chất lượng dịch vụ còn nghèo nàn, chưa đáp ứng được yêu cầu đa dạng của du khách. Vì vậy thời gian lưu trú trung bình của khách ngắn, khách nghỉ dưỡng chiếm tỷ trọng nhỏ nên hiệu quả kinh tế du lịch chưa cao.

(1) Khách nội địa

Khách nội địa là nguồn khách chủ yếu của tỉnh, trung bình hàng năm chiếm 98,50% tổng lượng khách đến. Khác với khách du lịch quốc tế, ngoài các địa danh đã nổi tiếng như: Tam Đảo, Tây Thiên, Đại Lải, tỉnh Vĩnh Phúc còn thu hút được một lượng lớn khách du lịch trong nước đến với các lễ hội truyền thống (lễ hội Tây Thiên, lễ hội chọi trâu,...), các làng nghề (gốm Hương Canh, rắn Vĩnh Sơn, đá Hải Lựu,...) và các khu di tích lịch sử cách mạng.

Lượng khách du lịch nội địa năm 2016 so với năm 2012 tăng 23,2%. Ngày khách lưu trú trung bình ngắn, khoảng 1 ngày và thường tập trung vào ngày nghỉ và các dịp lễ hội.

Các sản phẩm du lịch của Vĩnh Phúc phù hợp hơn với thị hiếu khách du lịch trong nước với các sản phẩm du lịch cuối tuần, DLVH, lễ hội, du lịch về nguồn và đặc biệt là du lịch tâm linh. Bên cạnh đó, do có lợi thế gần với thị trường gửi khách lớn là Hà Nội, nên nguồn khách du lịch nội địa đến Vĩnh Phúc phần lớn đến từ thủ đô (46%), tiếp đến là các tỉnh Bắc Bộ khác (20%), từ miền Trung trở vào chiếm một tỷ lệ nhỏ (34%).

(2) Khách quốc tế

Khách du lịch quốc tế đến Vĩnh Phúc chủ yếu với mục đích du lịch, nghỉ dưỡng thuần túy (46% thị phần), thương mại (15%), du lịch thăm thân (10%), và với các mục đích khác như: nghiên cứu, học tập, hội thảo (29%). Nguồn khách du lịch quốc tế của Vĩnh Phúc phần lớn đến từ thị trường các nước Đông Nam Á, tiếp đến là các nước Bắc Mỹ và từ các nước khác. Lượng khách du lịch quốc tế năm 2016 so với năm 2012 tăng 53,5%.

Mục tiêu của tỉnh Vĩnh Phúc là phát triển du lịch trở thành thế mạnh kinh tế của tỉnh và trở thành một trong những trung tâm dịch vụ, du lịch của vùng và của cả nước. Tỉnh Vĩnh Phúc phấn đấu đạt 120 ngàn khách quốc tế, 2,85 triệu khách nội địa vào năm 2020; đến năm 2030 là 220 ngàn khách quốc tế và 3,70 triệu khách nội địa.

Với các thị trường khách nội địa truyền thống như: Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh; thị trường khách quốc tế đến từ các nước Bắc Mỹ, Tây Âu, Châu Á Thái Bình Dương [52].

2.3.3.2. Lao động trong ngành du lịch

Lực lượng lao động trong ngành du lịch Vĩnh Phúc bao gồm các lực lượng thuộc các đơn vị doanh nghiệp nhà nước và các lao động thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Các thành phần này đều đóng vai trò quan trọng trong việc phục vụ trực tiếp và gián tiếp khách du lịch trong các lĩnh vực dịch vụ như: lưu trú, ăn uống, vận chuyển,... Lao động trong ngành du lịch tỉnh Vĩnh Phúc còn thiếu, năm 2013 có 16.600 lao động, tăng so với năm 2009 là 64,26% nhưng tỷ lệ lao động bình

quân trên một phòng khách sạn của tỉnh mới đạt 0,55 vẫn ở mức thấp so với các tỉnh lân cận và so với cả nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá điều kiện tự nhiên cho mục đích phát triển du lịch bền vững tỉnh vĩnh phúc (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)