Chương 1 : CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận về hoạt động huy động vốn và cho vay vốn của ngân hàng thương
1.1.4. Vai trò của hoạt động huy động và cho vay vốn
1.1.4.1. Vai trò của huy động vốn a. Đối với nền kinh tế
Hoạt động huy động vốn giúp cho các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội được tập trung về một mối, thuận tiện cho việc phân phối lại chúng.
Huy động vốn là điều kiện cần thiết để đẩy mạnh phát triển sản xuất, phát triển nền kinh tế xã hội, giúp tăng vốn để phát triển nền kinh tế, phân bổ nguồn lực
tài chính. Giúp phát triển thị trường tài chính, ví dụ kỳ phiếu, trái phiếu trở thành hàng hóa trên thị trường chứng khoán.
Huy động vốn góp phần thực hiện chính sách tài chính và chính sách tiền tệ quốc gia. Hoạt động huy động vốn qua Ngân hàng thương mại góp phần điều tiết lượng tiền tệ lưu thông trong nền kinh tế, giúp ổn định thị trường tiền tệ, kiểm soát được lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền. Ngân hàng thương mại thực hiện được vai trò đó thông qua việc điều chỉnh lượng tiền tham gia vào quá trình lưu thông. Khi nền kinh tế lạm phát để kiểm soát lạm phát thông qua nghiệp vụ tăng lãi suất tiền gửi nhằm thu hút tiền trong nền kinh tế để giảm lượng lưu thông, giảm lượng cung tiền. Ngoài ra, Ngân hàng cung cấp một lượng vốn tín dụng lớn đáp ứng các khoản chi tiêu và đầu tư của chính phủ cho các dự án về sản xuất kinh doanh và những dự án thực hiện chính sách xã hội, bù đắp những sự thiếu hụt tạm thời của ngân sách thông qua hình thức vay nợ giữa ngân sách với Ngân hàng.
Giảm thiểu việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán, từ đó làm giảm các chi phí kiểm đếm, bảo quản,… (Tô Ngọc Hưng, 2009)
b. Đối với khách hàng
Trong nền kinh tế thị trường thì hầu như ai cũng muốn đồng vốn của mình đều phải sinh lời. Những người có vốn tạm thời nhàn rỗi sẵn sàng cho vay số tiền đó của mình nếu biết có người cần vay và có đủ độ tin tưởng. Công tác huy động vốn của NHTM cung cấp cho khách hàng một kênh đầu tư và tiết kiệm nhằm làm cho tiền của họ sinh lời, tạo cơ hội cho họ có thể gia tăng tiêu dùng trong tương lai.
Thông qua Ngân hàng mà góp phần giảm chi phí lưu thông, nâng cao hiệu quả vốn, làm cho lượng tiền để nhàn rỗi giảm tối đa cần thiết, là nơi để khách hàng cất trữ và tích lũy vốn tạm thời nhàn rỗi an toàn nhất. Đảm bảo an toàn trong việc nắm giữ tài sản của khách hàng, giảm thiểu chi phí giao dịch. Qua đó, giúp khách hàng có cơ hội tiếp cận các dịch vụ khác của ngân hàng, mang đến những tiện ích trong thanh toán, đảm bảo an toàn và tốc độ trong thanh toán. Ngoài ra khách hàng còn được bảo hiểm tiền gửi của mình. (Tô Ngọc Hưng, 2009)
c. Đối với ngân hàng thương mại
Trong nền kinh tế thị trường, bất kỳ doanh nghiệp nào muốn sản xuất kinh doanh cũng cần có vốn, vốn quyết định đến khả năng kinh doanh của doanh nghiệp. Khác với các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường, hoạt động của ngân hàng có những đặc trưng riêng, vốn không chỉ là phương tiện kinh doanh chính mà còn là đối tượng kinh doanh chủ yếu.
Vốn là cơ sở để ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh, nếu thiếu vốn NHTM không thể thực hiện các hoạt động kinh doanh. Vì thế những ngân hàng có vốn lớn sẽ có thế mạnh trong kinh doanh. Vốn là điểm xuất phát đầu tiên trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Vì vậy, ngoài nguồn vốn ban đầu cần thiết (vốn điều lệ) theo quy định thì ngân hàng luôn phải chăm lo tới việc tăng trưởng nguồn vốn trong suốt quá trình hoạt động của mình.
Vốn quyết định quy mô của hoạt động tín dụng và các hoạt động khác của NHTM
Các nguồn vốn huy động được sẽ quyết định quy mô cũng như định hướng hoạt động của ngân hàng. Nếu nguồn vốn được coi là yếu tố đầu vào trong quá trình kinh doanh của một NHTM thì nguồn vốn huy động được coi là yếu tố đầu vào thường xuyên, chủ yếu nhất của ngân hàng. Ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, đầu tư chủ yếu dựa vào nguồn này.
Nguồn vốn huy động có ảnh hưởng lớn tới kết quả hoạt động kinh doanh của NHTM. Cụ thể, nếu ngân hàng huy động được nguồn vốn dồi dào với chi phí thấp có thể mở rộng được tín dụng đầu tư và thu được lợi nhuận cao. Ngược lại, với quy mô hạn chế và chi phí cao thì ngân hàng có thể gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh của mình. Chi phí huy động vốn của ngân hàng liên quan chặt chẽ với lãi suất tiền gửi các loại, lãi suất tiền gửi tiết kiệm các loại và lãi suất các công cụ nợ do ngân hàng phát hành.
Bản chất của ngân hàng là đi vay để cho vay, hay nguồn vốn ngân hàng huy động được lại là nguồn để các doanh nghiệp khác đi vay. Nên công tác huy động vốn càng có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Do vậy, công tác huy động vốn là một mảng hoạt động lớn của các NHTM và nó quyết định rất lớn đến thành công hay thất bại trong kinh doanh của ngân hàng.
Vốn quyết định khả năng thanh toán và đảm bảo uy tín của ngân hàng trên thị trường
Ngân hàng hoạt động dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau, nếu không có uy tín thì ngân hàng không thể tồn tại và ngày càng mở rộng hoạt động của mình. Một NHTM có thể thu hút được đông đảo khách hàng đến gửi tiền và sử dụng các dịch vụ của ngân hàng đó khi ngân hàng đó có uy tín trên thị trường.Uy tín được thể hiện ở khả năng sẵn sàng chi trả cho khách hàng của ngân hàng. Khả năng thanh toán của ngân hàng càng cao thì vốn khả dụng của ngân hàng càng lớn. Vì vậy, loại trừ các nhân tố khác, khả năng thanh toán của ngân hàng tỷ lệ thuận với vốn của ngân hàng nói chung và vốn khả dụng của ngân hàng nói riêng. Với khả năng huy động vốn cao, ngân hàng có thể hoạt động kinh doanh với quy mô ngày càng mở rộng, tiến hành các hoạt động cạnh tranh có hiệu quả, góp phần vừa giữ được chữ tín, vừa nâng cao thanh thế của ngân hàng trên thị trường.
Vốn là một trong những yếu tố quyết định đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng
Cạnh tranh là một trong những quy luật của nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh giúp các doanh nghiệp có khả năng tự hoàn thiện mình hơn. Với ngân hàng vốn chính là yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Với mỗi ngân hàng quy mô vốn, trình độ nghiệp vụ, trình độ công nghệ hiện đại là điều kiện tiền đề cho việc thu hút nguồn vốn. Đồng thời, khả năng về vốn lớn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong việc mở rộng quan hệ tín dụng với các thành phần kinh tế xét cả về quy mô, khối lượng tín dụng, chủ động về thời hạn, lãi suất cho vay. Do đó, có tiềm lực về vốn lớn ngân hàng có thể giảm mức lãi suất cho vay từ đó giúp ngân hàng kinh doanh đa năng trên thị trường, phân tán rủi ro, tạo thêm vốn cho ngân hàng và khi đó, tất yếu trên thương trường sức cạnh tranh của ngân hàng sẽ tăng lên
Kết luận: Vốn có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng. Do đó, ngân hàng phải luôn chú trọng đến việc phát triển nguồn vốn một cách ổn định cả về vốn huy động và vốn tự có. (Tô Ngọc Hưng, 2009)
- Đối với ngân hàng:
Trong quá trình phát triển, mặc dù môi trường kinh doanh có nhiều thay đổi, sản phẩm mới, công cụ kinh doanh mới liên tục xuất hiện và được thay thế nhưng hoạt động tín dụng vẫn luôn là hoạt động cơ bản, chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ các hoạt động kinh doanh của ngân hàng, thường chiếm trên 70% tổng tài sản Có.
Hoạt động tín dụng đảm bảo nguồn thu chủ yếu cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đó là công cụ để tạo nên lợi nhuận và phòng chống rủi ro cho ngân hàng. Trong quá trình hoạt động của ngân hàng, các nhà quản trị ngân hàng cần quan tâm đến các vấn đề: phải tạo được nguồn thu để bù đắp được các chi phí như chi phí huy động vốn, chi phí tiền lương, chi phí quản lí…và đảm bảo khả năng thanh toán của ngân hàng.
- Đối với khách hàng:
Trong quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hóa, bởi các khách hàng không thể tiến hành sản xuất kinh doanh nếu không có vốn hoặc quá trình sản xuất kinh doanh có thể bị gián đoạn do thiếu vốn. Nhờ có vốn tín dụng, các đơn vị kinh tế không chỉ đảm bảo quá trình kinh doanh bình thường mà còn có vốn để mở rộng sản xuất và cải tiến kĩ thuật, áp dụng những công nghệ mới từ đó thắng lợi trong cạnh tranh. Khi có đủ vốn họ có thể dễ dàng hơn trong việc thực hiện các kế hoạch đầu tư hay sản xuất kinh doanh của mình, ngược lại khi thiếu vốn, họ sẽ luôn gặp khó khăn trong các quyết định kinh tế, khi có vốn tạm thời nhàn rỗi, họ cũng mất chi phí cơ hội của vốn.
- Đối với nền kinh tế:
Ngân hàng trong nền kinh tế với là khách hàng kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ. Với tư cách là trung gian tài chính, nó là kênh chuyển vốn, từ những nơi thừa vốn đến những nơi thiếu vốn và hoạt động hiệu quả trong nền kinh tế.
Hoạt động tín dụng không chỉ tạo ra thu nhập chủ yếu cho ngân hàng mà còn tạo ra nguồn thu chủ yếu cho ngân sách nhà nước. Tín dụng ngân hàng là công cụ để nhà nước điều tiết khối lượng tiền tệ trong lưu thông.
Tín dụng ngân hàng tạo điều kiện phát huy các ngành nghề, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động. Từ đó cải thiện đời sống xã hội, hạn chế những