Chỉ tiêu
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh
2018/2017 So sánh 2019/2018 Giá trị (Tr.đ) Tỷ trọng (%) Giá trị (Tr.đ) Tỷ trọng (%) Giá trị (Tr.đ) Tỷ trọng (%) Giá trị (Tr.đ) Tỷ lệ (%) Giá trị (Tr.đ) Tỷ lệ (%) Vốn huy động 523.960 30,78 1.016.914 50,65 1.312.968 62,66 492.953 194,08 296.054 129,11 Vốn điều hòa từ TW 1.178.315 69,22 990.813 49,35 782.416 37,34 -187.502 84,09 -208.397 78,97 Tổng NV 1.702.275 100 2.007.727 100 2.095.384 100 305.452 117,94 87.657 104,37
Kết quả đạt được như thế là do Ngân hàng đã khắc phục được những hạn chế trong hoạt động huy động vốn qua các năm như: Quỹ thời gian đầu tư tiếp cận khách hàng chưa được phân bổ nhiều, CBTD chưa thực sự quan tâm đến hoạt động huy động vốn,... bằng cách phân chia thời gian cho công tác tiếp thị huy động vốn nhiều hơn, giao chỉ tiêu cho từng CBTD trong việc tiếp thị huy động vốn đồng thời Ngân hàng cũng áp dụng nhiều biện pháp tích cực trong công tác huy động vốn như các hoạt động quảng bá, khuyến mãi, đưa ra mức lãi suất cao (được áp dụng cụ thể tuỳ theo quy định của hệ thống ngành),...
3.2. Phân tích tình hình huy động vốn của Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên
3.2.1. Khái quát chung tình hình huy động vốn của Ngân hàng NN & PTNT chi nhánh huyện Phú Lương Thái Nguyên nhánh huyện Phú Lương Thái Nguyên
Trong điều kiện tăng trưởng nhanh của nền kinh tế, nhu cầu về vốn của cá nhân và doanh nghiệp ngày càng cao nên việc Ngân hàng phát huy tốt nguồn vốn huy động không những góp phần mở rộng kinh doanh, tăng cường vốn cho nền kinh tế mà còn gia tăng lợi nhuận của Ngân hàng, ổn định nguồn vốn, giảm tối đa việc sử dụng vốn từ cấp trên đưa xuống. Tuy nhiên huy động vốn là hoạt động tương đối khó khăn đối với các Ngân hàng vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Muốn huy động vốn tốt thì Ngân hàng phải hội đủ khá nhiều điều kiện như cơ sở vật chất, vị trí thuận lợi để dễ giao dịch, mức lãi suất huy động, công nghệ thông tin và chất lượng phục vụ,... Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng NN & PTNT chi nhánh huyện Phú Lương Thái Nguyên qua 3 năm (2017 - 2019) ở bảng 3.3 (trang sau):
Số liệu bảng trên cho thấy: Trong năm 2018 tổng vốn huy động của Ngân hàng NN & PTNT chi nhánh huyện Phú Lương Thái Nguyên đạt được là 1.16.914 triệu đồng, nguồn vốn tăng so với năm 2017 là 492.954 triệu đồng, tỷ lệ tăng 94,06%. Sang năm 2019 thì tổng vốn huy động tăng 296.054 triệu đồng hay tăng 29,11% so với năm 2018 đạt 1.312.968 triệu đồng. Để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự tăng đều của tổng nguồn vốn huy động qua các năm tại Ngân hàng, ta xem xét từng khoản mục huy động vốn như sau:
Bảng 3.3. Tình hình huy động vốn của Ngân hàng (2017 – 2019)
Chỉ tiêu
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh 2018/2017 So sánh 2019/2018
Giá trị (Tr.đ) Tỷ trọng (%) Giá trị (Tr.đ) Tỷ trọng (%) Giá trị (Tr.đ) Tỷ trọng (%) Giá trị (Tr.đ) Tỷ lệ (%) Giá trị (Tr.đ) Tỷ lệ (%) TGTK không KH 84.043 16,04 23.084 2,27 6.827 0,52 -60.959 27,47 -16.257 29,58 TGTK có KH 193.184 36,87 585.742 57,6 918.027 69,92 392.558 303,20 332.285 156,73 Ngoại tệ 23.054 4,4 37.626 3,7 52.519 4 14.572 163,21 14.893 139,58 TGĐB bằng vàng - - 39.783 3,03 0 39.783 Phát hành GTCG 29.447 5,62 120.911 11,89 - 91.465 410,61 -120.911 0,00 TGKBNN 132.457 25,28 188.536 18,54 151.385 11,53 56.079 142,34 -37.151 80,30 TGTCKT 61.775 11,79 61.015 6 144.426 11 -760 98,77 83.412 236,71 Tổng 523.960 100 1.016.914 100 1.312.968 100.00 492.954 194,08 296.054 129,11
- Tiền gửi Kho bạc Nhà nước: Tình hình huy động tiền gửi Kho bạc Nhà nước tại Ngân hàng qua các năm như sau: Năm 2017 số dư là 132.457 triệu đồng chiếm 25,28% trong tổng nguồn vốn huy động, sang năm 2018 số dư là 188.536 triệu đồng (chiếm 18,54%) tăng so với năm 2017 là 56.079 triệu đồng hay tăng 42,29% nguyên nhân là do tình hình kinh tế ổn định, cải cách hành chính trong thu nộp ngân sách, quản lý thuế,... nên công tác thu chi ngân sách gia tăng. Nhưng đến năm 2019 số dư giảm 37.151 triệu đồng hay giảm 19,67% chỉ còn 151.385 triệu đồng (chiếm 11,53%) nguyên nhân chủ yếu là do nền kinh tế suy giảm, tình hình lạm phát dẫn đến nguồn thu ngân sách bị giảm sút.
- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: Năm 2017 - 2018 tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn phát sinh từ 193.185 triệu đồng năm 2017, đến năm 2018 tăng 392.558 triệu đồng (tỷ lệ tăng 203,15%) đạt 585.742 triệu đồng nguyên nhân là do sự cạnh tranh gay gắt giữa các TCTD nên Ngân hàng đã có những đối sách để thu hút nhiều đối tượng tham gia vào loại tiền gửi này như phát hành nhiều loại tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn (kể cả tiền gửi tiết kiệm bậc thang), đa dạng hoá các kỳ hạn cũng như lãi suất trả trước, lãi suất trả sau. Để có những kết quả đó, các chương trình tiết kiệm có dự thưởng được Ngân hàng áp dụng liên tục, chủ yếu huy động các loại tiền gửi ngắn hạn (dưới 12 tháng) và đây cũng là loại tiền gửi mà khách hàng ưa chuộng nhất nhằm giảm rủi ro, nhất là khi khách hàng gửi tiền bằng ngoại tệ.
Trong năm 2019 Ngân hàng đã huy động tổng số tiền là 918.027 triệu đồng tiếp tục tăng so với năm 2018 là 332.285 triệu đồng (tăng 56,74%). Nguyên nhân chủ yếu là do sự tăng lãi suất nhằm huy động nguồn vốn (chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn) nhằm giải quyết tình trạng khan hiếm tiền tại các Ngân hàng do tình trạng lạm phát của nền kinh tế. Do đó đã thu hút một lượng lớn nguồn vốn chủ yếu tăng từ khối dân cư. Điều này cho thấy người dân vẫn tin tưởng gửi tiền vào hệ thống Ngân hàng. Thêm vào đó, Chi nhánh luôn theo sát diễn biến tình hình huy động vốn trên địa bàn, nhằm điều chỉnh mức lãi suất cạnh tranh, phù hợp với từng loại kỳ hạn tiền gửi, chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp. Do vậy Ngân hàng đã thu hút ngày càng nhiều lượng nguồn vốn nhàn rỗi của dân chúng vào loại hình tiền gửi này.
- Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: Năm 2018 số dư tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là 23.084 triệu đồng so với năm 2017 là 84.043 triệu đồng giảm 69.959 triệu đồng hay về tỷ lệ là 72,55% nguyên nhân giảm là do ngân hàng phát hành loại tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn (tiền gửi tiết kiệm bậc thang) nên họ chuyển sang tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn có lãi suất cao hơn, lại được khuyến mãi dự thưởng. Đến năm 2019 số dư này tiếp tục giảm 16.257 triệu đồng (giảm 70,24%) so với năm 2018 chỉ còn 6.827 triệu đồng nguyên nhân chủ yếu là do tình hình lãi suất huy động trong năm 2019 tăng cao chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn do đó khách hàng chuyển từ tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn sang hình thức tiền gửi này.
- Phát hành giấy tờ có giá:. Năm 2018 số dư của việc phát hành giấy tờ có giá của Ngân hàng là 120.911 triệu đồng tăng 91.465 triệu đồng tỷ lệ tăng 310,93% so với năm 2017 là 29.447 triệu đồng. Nguyên nhân có sự gia tăng này là do Ngân hàng đã đa dạng hoá kỳ phiếu có kỳ hạn như: 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 5 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng trả lãi trước, 12 tháng trả lãi khi đáo hạn, lãi suất đa dạng nên có lợi thiết thực đến quyền lợi của người gửi tiền, phong cách phục vụ nhanh chính xác nên họ an tâm và tin tưởng mua kỳ phiếu ngày một tăng. Sang năm 2019 loại hình huy động vốn này không có số dư do sự biến động của lãi suất Ngân hàng khiến hoạt động huy động vốn của Ngân hàng chỉ tập trung chủ yếu vào hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm
- Tiền gửi tổ chức kinh tế: Ở năm 2017 số tiền trong tài khoản này là 61.775 triệu đồng đã khẳng định khả năng kinh doanh của Ngân hàng, đồng thời theo xu hướng phát triển chung của nền kinh tế thì nhu cầu thanh toán qua Ngân hàng ngày càng gia tăng; Nhưng năm 2018, con số đã giảm không đáng kể là 760 triệu đồng, tỷ lệ giảm 1,25% so với năm 2017 đạt 61.015 triệu đồng. Bước sang năm 2019 số dư là 144.426 triệu đồng tăng so với năm 2018 là 83.412 triệu đồng hay tăng 136,88% sự gia tăng đó phần nào thấy được công tác thanh toán thông qua Ngân hàng đã được chú trọng, các doanh nghiệp có tổ chức kinh tế đã chọn sử dụng dịch vụ Ngân hàng để giao dịch. Từ đó Ngân hàng cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, cải tiến phong cách phục vụ an toàn nhanh chóng chính xác để tạo được lòng tin của doanh nghiệp khi sử dụng dịch vụ của Ngân hàng.
- Ngoại tệ: Hình thức kinh doanh ngoại tệ này chủ yếu là USD. Tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong tồng nguồn vốn huy động nhưng trong những năm qua số dư của hình thức kinh doanh này luôn tăng đều qua các năm. Năm 2017 số dư là 23.054 triệu đồng, đến năm 2018 số dư này là 37.626 triệu đồng tăng 14.572 triệu đồng hay 63,20% so với năm 2017, sang năm 2019 số dư này tiếp tục tăng 14.893 triệu đồng (tăng 39,36%) đạt 52.519 triệu đồng. Nguyên nhân của sự tăng lên này là do lượng kiều hối do kiều bào nước ngoài gửi về ngày càng nhiều đồng thời hoạt động xuất khẩu lao động trên địa bàn trong những năm qua được địa phương đầu tư và khuyến khích nên lượng kiều hối do lực lượng lao động này gửi về cũng tăng lên.
- Tiền gửi đảm bảo bằng vàng: Với mục đích làm đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn, tăng thêm tính hấp dẫn để thu hút khách hàng, tăng nguồn vốn huy động từ dân cư, nhằm hoàn thành các chỉ tiêu Kế hoạch kinh doanh năm 2019, từ ngày 28/05/2019 NHNo & PTNT Việt Nam mở đợt huy động tiền gửi "Tiết kiệm bằng VND bảo đảm giá trị theo giá vàng" trong toàn hệ thống. Mặc dù mới được thực hiện nhưng trong năm 2019, số dư của loại hình tiền gửi này đã đạt là 39.783triệu đồng, chiếm 3,03% trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng. Điều này chứng tỏ việc mở ra loại hình tiền gửi đảm bảo giá trị theo giá vàng là hướng đi đúng nhằm giúp Ngân hàng vừa thu hút được nguồn vốn lớn trong dân cư vừa giúp người dân vẫn giữ được thói quen truyền thống của mình một cách an toàn đồng thời còn sinh lời và đảm bảo giá trị theo hướng có lợi nhất.
3.3. Phân tích tình hình cho vay của Ngân hàng NN & PTNT chi nhánh huyện Phú Lương Thái Nguyên Phú Lương Thái Nguyên
3.3.1. Khái quát chung tình hình cho vay của Ngân hàng NN & PTNT chi nhánh huyện Phú Lương Thái Nguyên huyện Phú Lương Thái Nguyên
Bên cạnh những nỗ lực nhằm gia tăng nguồn vốn thì qui mô và chất lượng tín dụng cũng là mục tiêu phát triển hàng đầu của Ngân hàng vì nghiệp vụ tín dụng là hoạt động chính, là nguồn thu nhập chủ yếu của Ngân hàng. Để xem xét tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng ta có thể phân tích thêm theo bảng 3.4 (Trang sau):
Doanh số cho vay năm 2017 đạt 1.965.946 triệu đồng, năm 2018 là 2.866.141 triệu đồng, tăng 900.194 triệu đồng, tương ứng 45,79% so với năm 2017, sang năm 2019 giảm 269.570 triệu đồng, tương ứng 9,41% so với năm 2018 chỉ còn 2.596.571 triệu đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng của lạm phát làm cho lãi suất đầu vào cao dẫn đến lãi suất đầu ra tăng nên nhu cầu vay vốn của người dân giảm xuống nhất là đầu tư vốn trung và dài hạn.