Chương 2 : ĐỊA ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
2.4.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh Phú Lương nhánh Phú Lương
a. Thu nhập từ hoạt động tín dụng
Một khoản tín dụng được đánh giá là có chất lượng khi khoản tín dụng đó tạo ra thu nhập cho ngân hàng. Ngân hàng cũng là một doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận. Nguồn thu từ hoạt động tín dụng là nguồn thu chủ yếu cho ngân
hàng tồn tại và phát triển. Hoạt động tín dụng có lãi chứng tỏ ngân hàng không chỉ thu được vốn đủ khả năng chi trả cho các khoản chi phí mà còn có thêm lợi nhuận.
Tỷ lệ thu nhập từ HĐTD = Thu nhập từ HĐTD * 100% Tổng thu nhập của ngân hàng
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của các khoản tín dụng của ngân hàng. Nó cho biết tỷ lệ lãi phát sinh từ hoạt động tín dụng trên một đơn vị thu nhập là bao nhiêu. Với cùng một mức thu nhập, nếu ngân hàng nào giảm được chi phí đầu vào càng nhiều thì tỷ lệ thu nhập càng lớn, chứng tỏ ngân hàng hoạt động tốt. Điều này góp phần tạo nên chất lượng tín dụng tốt.
b. Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng
Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng =
Dư nợ tín dụng kỳ này - Dư nợ tín dụng kỳ trước
* 100% Dư nợ tín dụng kỳ trước
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng. Nếu chỉ tiêu này tăng dần qua các năm thì tốc độ tăng trưởng tín dụng ngày càng được nâng cao hay ngân hàng đang có xu hướng mở rộng hoạt động tín dụng.
2.4.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình huy động vốn
a. Phân tích tổng quát nguồn vốn
Chỉ số này sẽ giúp người phân tích biết được cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng. Mỗi một khoản nguồn vốn để có những yêu cầu khác nhau về chi phí, tính thanh khoản, thời hạn hoàn trả khác nhau,… Do đó ngân hàng cần phải quan sát, đánh giá từng loại nguồn vốn để kịp thời để có những chiến lược huy động tốt nhất trong từng thời kỳ nhất định.
b. Phân tích nguồn vốn huy động
* Vốn huy động / Vốn tự có
Giúp các nhà phân tích xác định được khả năng và quy mô thu hút vốn từ nền kinh tế của NHTM.
Tỷ lệ này nhằm xác định cơ cấu vốn huy động của Ngân hàng. Qua đó giúp Ngân hàng hạn chế những rủi ro có thể gặp phải và tối thiểu hoá chi phí đầu vào cho Ngân hàng.
c. Phân tích vốn vay
Vốn vay / Tổng nguồn vốn (%)
Nhằm phản ánh mức hỗ trợ vốn từ NHTW và các tổ chức tín dụng khác.
d. Phân tích vốn tự có của Ngân hàng
Để xác định mức độ an toàn của Ngân hàng vì khả năng thanh toán cuối cùng của một Ngân hàng có liên quan mật thiết với mức vốn tự có.
2.4.3. Nhóm chỉ tiêu phân tích hoạt động cho vay vốn
* Tổng dư nợ / Nguồn vốn huy động
Chỉ số này xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động. Nó giúp cho nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của Ngân hàng với nguồn vốn huy động được.
* Dư nợ ngắn (trung, dài) hạn / Tổng dư nợ
Dùng xác định cơ cấu tín dụng theo thời hạn. Từ đó giúp nhà phân tích đánh giá được cơ cấu đầu tư như vậy có hợp lý hay chưa nhằm đưa ra giải pháp điều chỉnh kịp thời.
* Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng doanh số cho vay Ngân hàng sẽ thu hồi được bao nhiêu đồng vốn. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt cho Ngân hàng.
Đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ vay nhanh hay chậm.
* Nợ quá hạn / Tổng dư nợ