1.3 KINH NGHIỆM THU HÚT FDI CỦA MỘT SỐ TỈNH
1.3.2 Kinh nghiệm thu hút FDI ở Hải Dƣơng
Hải Dương là một tỉnh nằm ở trung tâm của vùng đồng bằng Bắc Bộ và địa bàn trọng điểm phía Bắc, là một trong 10 địa phương thu hút được nhiều dự án nhất (1998 - 2002). Mặc dù cũng là một tỉnh mới tái lập như Bắc Ninh, nhưng Hải Dương đã lập được nhiều thành công trong việc thu hút FDI.
Trong giai đoạn đầu (từ khi ban hành luật ĐTNN cho đến năm 1990) tốc độ thu hút FDI của cả nước nói chung và tỉnh Hải Dương nói riêng còn khá chậm. Từ năm 1990 đến 2002 Tỉnh Hải Dương đã thu hút được 38 dự án với tổng số vốn đầu tư là 488 triệu USD - đứng thứ 8 trong số các địa phương cả nước. Sở dĩ có được những thành công trên là do Hải Dương đã làm dược những việc sau:
* Xác định được tầm quan trọng của vốn FDI
* Sớm quy hoạch các khu công nghiệp để chủ động mời gọi vốn FDI như: KCN tập trung ở Nam Sách, Kim Thành, Cẩm Bình, TP Hải Dương và các cụm công nghiệp dọc quốc lộ 5, đường 18, các thị trấn huyện lỵ… Hiện nay tỉnh đã quy hoặch các khu công nghiệp gồm: KCN tập trung P hú Thái, Kim Thành, Cụm công nghiệp Cờ Đỏ Cẩm Giàng, Cụm công nghiệp phía Nam TP Hải Dương, Gia Lộc … KCN Tiền Trung …
* Tích cực chủ động tìm kiếm đối tác trong và ngoài nước để đầu tư vào tỉnh theo bất kỳ hình thức và quy mô nào, có chính sách ưu đãi về thuế đất, thuế VAT, ổn định các chính sách để các nhà đầu tư yên tâm kinh doanh lâu dài ở Hải Dương….
Tóm lại: Mặc dù Đồng Nai cũng như Hải Dương, chưa phải là những tỉnh đứng đầu về thu hút FDI, nhưng là 2 trong 10 tỉnh trên cả nước có lượng dự án nhiều nhất kể từ khi luật đầu tư trực tiếp nước ngoài được ban hành năm 1988 đến năm 2002. Đây thực sự là những gương mặt điển hình đáng để các tỉnh khác trong cả nước học tập . Việc học tập kinh nghiệm thu hút FDI
của hai tỉnh trên, là có cơ sở thực tiễn khả thi đối với bắc Ninh, bởi vì Bắc Ninh có nhiều nét tương đồng về ĐKTN, KT- XH. Hơn nữa, những kinh nghiệm trên rất bổ ích đối với Bắc Ninh trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế tỉnh.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
1. FDI là tất yếu của các nền kinh tế trong xu hướng hội nhập toàn cầu để phát triển lâu dài cả về bề rộng và chiều sâu; bắt nguồn từ quá trình quốc tế hoá sâu sắc nền sản xuất vật chất và đời sống xã hội; từ sự cuốn hút mạnh mẽ của cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ; từ sự gia tăng tích luỹ tư bản; từ nhu cầu tái trúc lại nền kinh tế của các quốc gia trong điều kiện hiện nay. Nội dung và bản chất của FDI được quy định bởi các quy luật kinh tế hoàn toàn khách quan song những diễn biến cụ thể lại chịu sự chi phối của nhiều nhân tố chủ quan của con người.
2. Mỗi hình thức đầu tư đều có mặt mạnh và mặt yếu của nó. Sự lựa chọn hình thức nào là tuỳ vào kinh nghiệm, sở trường, khả năng, yêu cầu và điều kiện cụ thể của mỗi bên, nhất là bên chủ đầu tư. Vấn đề lựa chọn hình thức FDI thực chất là vấn đề cơ cấu vốn trong nước và vốn nước ngoài sao cho có lợi nhất, không nên cứng nhắc coi một hình thức ưu việt hơn cả.
3. FDI có cả tác động tích cực lẫn mặt trái của nó đối với bên nhận đầu tư, tuỳ thuộc vào bối cảnh trong nước và quốc tế cụ thể, nhất là tuỳ thuộc vào chiến lược và chính sách thu hút FDI của nước tiếp nhận, cũng như trình độ phát triển bên trong của nước đó.
4. Việc xem xét FDI tại tỉnh Bắc Ninh, đòi hỏi phải nắm bắt được tình hình chung, động thái, xu hướng, và quy luật vận động cụ thể của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên phạm vi cụ thể ở nước ta, để có thể chủ động hơn trong việc đón bắt, thu hút nguồn vốn này.
5. Bắc Ninh cần và có thể tham khảo kinh nghiệm của các tỉnh đi trước đã thành công trong lĩnh vực thu hút FDI, để đề ra những chính sách phù hợp với thực tiễn thu hút FDI của mình, nhất là kinh nghiệm của các tỉnh có nhiều nét tương đồng với Bắc Ninh, trước hết là Đồng Nai, Hải Dương và một số tỉnh khác.
CHƢƠNG II
THỰC TRẠNG ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI BẮC NINH VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA