2.2 THỰC TRẠNG ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI BẮC NINH
2.2.2 Thời gian hoạt động, hình thức, chủ thể đầu tƣ của FDI
Các dự án ĐTTTNN tại Bắc Ninh, có thời hạn đầu tư tương đối dài, đây là điều đáng mừng cho cả hai phía. Bên nước ngoài, có điều kiện để tìm hiểu nhiều về thị trường Việt Nam nói chung và Bắc Ninh nói riêng. Hơn nữa các nhà đầu tư, nếu sản xuất gặp thuận lợi, có thể dễ dàng mở rộng qui mô đầu tư, mặt khác máy móc thiết bị sẽ được khấu hao nhanh và chuyển sang có lãi. Ngược lại, phía Bắc Ninh có thời gian để học hỏi kinh nghiệm quản lý, kỹ thuật...quan trọng hơn là có thời gian để chuẩn bị năng lực thay thế, tiếp nhận cơ sở liên doanh khi hết thời hạn hợp đồng. Nói chung, thời gian dự án đầu tư dài sẽ tạo ra sự ổn định cho cả hai bên tham gia liên doanh.
Trong 16 dự án đầu tư ở Bắc Ninh, có 8 dự án có thời hạn từ 5 đến 15 năm, 1 dự án có thời hạn từ 20 đến 30 năm đó là công ty TNHH Khí công nghiệp -Bắc Việt Nam, còn lại 1 dự án có thời hạn từ 35 đến 50 năm đó là: Công ty TNHH kính nổi Việt Nhật (50 năm).
Liên doanh và xí nghiệp 100% vốn nước ngoài, là hai hình thức chủ yếu của các dự án đầu tư trực tiếp vào Bắc Ninh. Mỗi hình thức trên đều có 7/16 dự án, đều chiếm 43,75% tổng số dự án. Tuy nhiên, số vốn của xí nghiệp lên doanh là 133,624,000 USD chiếm 80,14% lớn hơn nhiều so với số vốn của hình thức 100% vốn nước ngoài 32,394,000 USD chỉ chiếm 19,43% tổng vốn FDI. Việc các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm nhiều đến hình thức doanh nghiệp liên doanh, là do khi đầu tư vào địa bàn mới, họ chưa hiểu rõ phong tục tập quán của nước sở tại, nên họ muốn giảm bớt những khó khăn về thủ tục, thông tin và muốn chia sẻ rủi ro với các nhà đầu tư trong nước. Mặt khác, Chính phủ Việt Nam cũng khuyến khích hình thức này, vì nó đem lại nhiều lợi ích hơn so với các hình thức khác.
Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, ngày càng có xu hướng gia tăng, mặc dù số lượng vốn chưa lớn, nhưng nó đã phản ánh rằng: các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng muốn được tự chủ hơn trong việc điều hành các doanh nghiệp mà không muốn lệ thuộc vào đối tác nước chủ nhà. Mặt khác, cũng thể hiện một thực tế là khả năng góp vốn, khả năng tổ chức quản lý của các doanh nghiệp Bắc Ninh còn hạn chế. Hợp đồng hợp tác kinh doanh là hình thức ít được các nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn. Bắc Ninh mới chỉ có 2/16 dự án chiếm tỷ lệ rất nhỏ 12,5% số dự án và số vốn là 720,000 USD chiếm 0,43% tổng số vốn đầu tư.
Bảng 7: Sự phân bố các dự án và vốn đầu tư theo hình thức đầu tư
án (Triệu USD) % Liên doanh 7 43.75 133.624.000 80.14 100 % vốn nước ngoài 7 43.75 32.394.000 19.43 Hợp đồng hợp tác kinh doanh 2 12.50 720.000 0.43 Tổng Cộng 16 100 166738.000 100
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Ninh.
Hiện có 10 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án FDI tại Bắc Ninh. Trong đó, Trung Quốc là nước có số lượng dự án cao nhất (5 dự án), tiếp theo Hoa Kỳ 2 dự án, các nước còn lại chỉ có một dự án. Nhật Bản tuy chỉ có 1 dự án, nhưng là nước có số vốn đầu tư cao nhất chiếm 75,6% tổng vốn FDI tại Bắc Ninh
Bảng 8: Các quốc gia đầu tư tại Bắc Ninh.
STT Tên nước Số dự án Số vốn (USD)
1 Nhật Bản 1 126.000.000
2 Anh 1 5.475.000
3 Pháp 1 5.475.000
4 Trung Quốc 5 5.449.000 5 Liên Bang Nga 1 106.200
6 Hoa Kỳ 2 3.800.000
7 Đức 1 133.200
8 Hàn Quốc 1 7.800.000
9 Thái L 1 4.900.000
10 Italia 1 714.000
Từ bảng tổng hợp xếp hạng về dự án và vốn đầu tư của các nước và vùng lãnh thổ cho thấy:
- Trong 10 nước đầu tư vào Bắc Ninh, thì con số dự án đầu tư của từng nước còn quá ít ỏi, nước nhiều nhất cũng mới chỉ có 5 dự án, còn lại hầu hết là 1 dự án. Các nước thuộc NICs, ASEAN hầu như không có mặt, trong khi ở các tỉnh khác đã thu hút được rất nhiều dự án của các nước này.
- Thấy xuất hiện các chủ đầu tư là những nước công nghiệp phát trển. Nhìn chung, qui mô dự án của các nước công nghiệp phát triển thường lớn và đầu tư theo chiều sâu. Điều này rất có lợi cho tỉnh trong khâu chuyển giao công nghệ...