2.2 THỰC TRẠNG ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI BẮC NINH
2.2.4 Tình hình thực hiện vốn đầu tƣ và tiến độ triển khai dự án FDI
FDI.
Tình hình thực hiện vốn đầu tư của Bắc Ninh cũng như tiến độ triển khai dự án tương đối tốt. Nhiều dự án triển khai nhanh và có tác động tốt tới sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, điển hình là các dự án sau đây:
Công ty TNHH kính nổi Việt Nhật, sau khi được cấp giấy phép đầu tư năm 1995, đã khẩn trương thực hiện các thủ tục đầu tư để tiến hành xây dựng cơ bản theo kế hoạch của dự án. Tháng 10/1998, việc xây dựng và lắp đặt thiết bị máy móc cơ bản hoàn thành. Tháng 5/1999, chạy thử và bắt đầu sản xuất vào tháng 6/1999. Đây là một liên doanh lớn, khi mới bước vào sản xuất đã thu hút được gần 500 lao động người Việt Nam và doanh thu thời điểm (tháng 6/1999) là 550,000 USD (nội thu tiền Việt Nam qui đổi ra USD).
Công ty TNHH khí công nghiệp - Bắc Việt Nam, được cấp phép ngày 06/01/1997. Đây là một công ty chuyên ngành sản xuất các loại khí công nghiệp chất lượng cao. Việc xây dựng và lắp đặt thiết bị máy móc theo đúng tiến độ trong dự án. Sản phẩm chính của nhà máy là: Ôxy, Nitơ, Argon, Hydro dạng lỏng và dạng khí. Tháng 5/1999, nhà máy chính thức đi vào sản xuất. Doanh thu tháng 6/1999 là 656,608 USD. Phần lớn, khí Nitơ và Hydro sản xuất ra được cung cấp cho liên doanh nhà máy kính nổi Việt Nhật. Bộ máy sản xuất của nhà máy gọn nhẹ, hiện hàng trăm công nhân Việt Nam đang làm việc tại đây.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BBC) sản xuất kính ô tô Đáp Cầu được cấp phép ngày 6/1/1997 vốn pháp định đăng ký là 1,886,000, vốn thực hiện đến cuối kỳ báo cáo là: 1,466,000 USD. Các sản phẩm của hợp đồng hợp tác kinh doanh phần lớn do NIPPON SHEET GLASS Co., Ltd (NSG) tiêu thụ.
Đó là tấm kính xe ô tô Hiace-Normal Green, Corolla- Normal. Các sản phẩm cũng đã được mời chào cho các liên doanh ô tô đang và sẽ có mặt tại Việt Nam. Doanh thu 101,000 USD (nội thu tiền Việt Nam qui đổi ra USD)...
Như vậy, hầu hết 16 dự án sau khi được cấp phép đều được tiến hành triển khai ngay và vốn thực hiện tương đối tốt theo dự kiến. Chỉ có một dự án của công ty liên doanh Phúc Ninh cấp phép năm 1999 có tiến độ triển khai chậm hơn. Do phía đối tác Việt Nam là Công ty vật tư kỹ thuật nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh vốn kinh doanh quá ít chưa đủ góp vốn để thực hiện dự án. Tuy nhiên, hai bên đang cùng nhau xem xét lại khả năng về góp vốn để khẳng định sự tồn tại của liên doanh. Quan điểm chung là, cả hai bên mong muốn duy trì việc thực hiện hợp đồng liên doanh.
Có thể nói, tiến độ triển khai các dự án và thực hiện vốn FDI tại Bắc Ninh rất nhanh, chỉ ngay sau khi cấp giấy phép, có đến 90% số dự án đi vào hoạt động. Cho đến nay, cả 16 dự án vẫn còn hiệu lực, chưa có dự án nào bị tước giấy phép. Đây là một tín hiệu đáng mừng đối với Bắc Ninh trong việc thu hút FDI, so với các tỉnh thành khác trong cả nước, tỷ lệ số dự án bị tước giấy phép là khá cao.
Từ thực trạng trên, mới cho ta một cái nhìn tổng quan về FDI ở Bắc Ninh, song để có thể xem xét sâu hơn hoạt động ĐTTTNN ở Bắc Ninh, cần phải tiếp cận dưới những giác độ cụ thể có liên quan trực tiếp đến vai trò của FDI: