HƢỞNG ĐẾN THU HÖT FDI TẠI BẮC NINH.
Tỉnh Bắc Ninh được thành lập từ năm 1831, bao gồm cả huyện Gia Lâm, Đông Anh (Hà Nội) và Văn Giang (Hưng Yên) ngày nay.
Sau năm 1963, do yêu cầu phát triển kinh tế và đấu tranh giải phóng miền Nam, Bắc Ninh được hợp nhất với tỉnh Bắc Giang thành tỉnh Hà Bắc. Sau gần 34 năm hợp nhất, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá IX (tháng 10 năm 1996) đã có nghị quyết chia tỉnh Hà Bắc thành hai tỉnh: Bắc Giang và Bắc Ninh để phù hợp với đường lối phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ
mới và khả năng quản lý. Ngày 01/10/1997, tỉnh Bắc Ninh đi vào hoạt động theo đơn vị hành chính mới.
2.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
2.1.1.1 Vị trí địa lý
Bắc Ninh nằm ở vị trí cửa ngõ phía bắc của thủ đô Hà Nội, phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Hải Dương, Tây và Tây Nam giáp Hà Nội và Hưng Yên.
Tỉnh Bắc Ninh nằm trong vùng đồng bằng Sông Hồng và nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, khu vực có mức tăng trưởng kinh tế cao, giao lưu kinh tế mạnh.
Bắc Ninh nằm trên các trục đường giao thông quan trọng, nối liền các trung tâm kinh tế văn hoá và thương mại của phía Bắc.
- Đối với giao thông đường bộ, tỉnh Bắc Ninh nằm ở khu vực giao điểm của hai quốc lộ huyết mạch: Quốc lộ 1A nối Hà Nội - Bắc Giang - Lạng Sơn; Quốc lộ 18 nối Nội Bài - Bắc Ninh - Đông triều - Hạ Long.
- Trên trục đường sắt xuyên Việt đi Trung Quốc.
- Trên mạng lưới sông ngòi nối liền các tỉnh lân cận và vươn ra các cảng biển lớn, trung tâm kinh tế, thương mại khác. Hơn nữa, Bắc Ninh lại rất gần các khu công nghiệp lớn của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
2.1.1.2 Điều kiện tự nhiên
Bắc Ninh là một tỉnh có địa hình chủ yếu là đồng bằng, có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Vào mùa đông, biên độ nhiệt từ 15-200C. Lượng mưa trung bình trong năm 1800mm. Số giờ nắng khoảng 1700giờ/năm, rất thích hợp cho trồng lúa và các cây công nghiệp, cây thực phẩm. Tuy nhiên, có một số huyện nằm trong vùng thấp trũng, thường bị ngập úng trong mùa mưa, gây ảnh hưởng đến sản xuất và kinh doanh, tốn kém cho đầu tư hạ tầng nông nghiệp và nông thôn.
* Tài nguyên và khoáng sản.
- Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên là 803,87km2 trong đó đất nông nghiệp chiếm 64,7%; đất lâm nghiệp là 0,7%; đất chuyên dùng và đất ở chiếm 23,5%; còn lại đất chưa sử dụng là 11,1%. Hệ số sử dụng đất còn thấp, mới chỉ đạt có 2,2 lần, khả năng có thể đưa lên 2,5 lần. Toàn tỉnh vẫn còn 2750 ha đất trũng, ngập úng thường xuyên, thuộc các huyện Gia Bình, Lương Tài, Quế Võ, Yên Phong. Đất mặt nước chưa sử dụng là 3114,5 ha. Diện tích trồng cây một vụ còn tới 7462,5 ha. Đây là một tiềm năng cần được khai thác, sử dụng hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.
- Khoáng sản: Bắc Ninh là một tỉnh nghèo về tài nguyên khoáng sản, chủ yếu chỉ có đất sét làm gạch, gốm với trữ lượng không nhiều, khoảng 4 triệu tấn ở Quế Võ, Tiên Du. Đá cát kết với trữ lượng 1 triệu tấn ở Thị Cầu, đá Sa thạch ở Vũ Ninh (thị xã Bắc Ninh) với trữ lượng khoảng 3 triệu m2
. Ngoài ra, Bắc Ninh còn có than bùn ở Yên Phong 60,000 – 200,000 tấn.
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.1.2.1 Nguồn nhân lực và mức sống dân cư.
- Nguồn nhân lực: Bắc Ninh là một tỉnh có tốc độ tăng dân số tương đối thấp so với cả nước (1,16% năm 2002). Do diện tích tương đối nhỏ, nên mật độ dân số của tỉnh tương đối cao (1209 người/km2), thuộc loại dân số trẻ. Năm 2002, dân số bình quân của Bắc Ninh là 969,587 nghìn người, ước tính đến 2010 là 1058 nghìn người và 1174 nghìn người vào năm 2020. Hàng năm, dân số Bắc Ninh tăng thêm khoảng 1 vạn người. Đây là tiềm năng về nguồn nhân lực, là một sức ép về việc làm và giải quyết các vấn đề xã hội khác.
Dân số Bắc Ninh chủ yếu là nông thôn, chiếm 90,6%. Năm 2003, lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ tương đối cao gần 80%. Trong khi đó, lao động trong nghành công nghiệp lại quá thấp khoảng 14%. Điều này chứng tỏ rằng,
mức phát triển công nghiệp và mức đô thị hoá còn thấp. Đây thực sự là điều kiện khó khăn về chuyển đổi cơ cấu lao động của tỉnh Bắc Ninh khi chuyển sang giai đoạn công nghiệp hoá nền kinh tế tỉnh.
- Mức sống dân cư: Trong những năm qua, đời sống dân cư tỉnh Bắc Ninh có bước cải thiện đáng kể thông qua một số chỉ tiêu cơ bản sau:
GDP bình quân đầu người tăng dần và ổn định qua các năm từ 142 USD/người năm 1995, tăng lên 237 USD/ người năm 2000, năm 2003 tăng lên 266 USD/người. Nhịp độ tăng bình quân khoảng trên 10%/ năm.
Một số công trình như cầu cống, các công trình văn hoá được xây dựng. Nhìn chung, cơ sở hạ tầng được cải tạo, nâng cấp tạo điều kiện giao lưu, trao đổi hàng hoá, đi lại của nhân dân, 100% số xã phường thị trấn có điện sinh hoạt.
Số máy điện thoại tăng nhanh từ 0,4 máy/100 dân năm 1995; lên 2,5 máy/100 dân năm 2000 và 4,6 máy/100 người năm 2003.
Các bệnh viện đa khoa tỉnh, huyện đang được nâng cấp, đầu tư xây dựng mới và bổ sung thêm nhiều thiết bị đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân, chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng.
Số hộ nghèo đói giảm mạnh từ 14% năm 1996 xuống 10,2% năm 2000, năm 2003 chỉ còn khoảng 7% trong đó không còn hộ đói.
Sự nghiệp giáo dục phát triển, dự kiến phổ cập trung học cơ sở vào năm 2003, thuộc loại sớm so với các tỉnh trong cả nước.
2.1.2.2 Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Những năm qua, nhịp độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Bắc Ninh đạt mức khá cao. Giai đoạn 1991-1995, tỷ lệ tăng trưởng bình quân đạt 8,1%. Giai đoạn 1996-2000 đạt 11,6%, năm 2003 đạt khoảng trên 14%. Đây là một kết quả đáng khích lệ đối với tỉnh Bắc Ninh trong điều kiện mới tái lập còn gặp nhiều khó khăn.
Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Ninh những năm qua khá tích cực, mức độ chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng nghành công nghiệp trong GDP nhanh hơn so với cả nước đặc biệt trong giai đoạn 1997 - 2000. Tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong GDP của Bắc Ninh giảm từ 44,7% năm 1997 xuống 38,8% năm 2000 và giảm xuống khoảng 31,75 năm 2003, tương ứng tỷ trọng nghành công nghiệp tăng từ 24,5% lên 35% và khoảng 40% năm 2003. Tuy nhiên, tỷ trọng khu vục dịch vụ lại giảm đi, chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh.
Tỉnh Bắc Ninh có nhiều làng nghề truyền thống, là những hạt nhân quan trọng của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Làng nghề đã tạo ra khoảng 75% giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh ở địa phương.
So sánh nhịp độ tăng trưởng kinh tế và xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh với cả nước cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1996 - 2003 cao hơn, nhưng cơ cấu còn lạc hậu, khu vực nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng cao trong GDP.
Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên cũng như đặc điểm kinh tế xã hội giữ một vai trò rất quan trọng trong quá trình thu hút FDI. Điều đó giải thích tại sao nguồn vốn FDI vào các tỉnh miềm núi, vùng sâu, vùng xa ít hơn nhiều so với các tỉnh khác trong cả nước. Tuy nhiên như thế không có nghĩa là những yếu tố trên mang tính quyết định. Việc thu hút FDI còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác, trong mối quan hệ và tác động nhiều chiều.