3.3 Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc
3.3.2 Một số giải pháp trước mắt
* Đối với những nhà đầu tư có ý định đến tìm hiểu hoặc bắt đầu đăng ký đầu tư: làm tốt công tác xúc tiến, tư vấn, giới thiệu để không bỏ lỡ cơ hội
mở rộng đầu tư. Có chế độ đãi ngộ thoả đáng đối với những người kêu gọi được vốn đầu tư (có thể trích % từ tổng lượng vốn FDI mà họ có công mời gọi). Hoàn tất mọi thủ tục đăng ký nhanh gọn, giảm tối đa thời gian cấp phép đăng ký cho các nhà đầu tư hiện đang chờ đợi.
* Đối với các dự án chưa đi vào sản xuất kinh doanh: kiểm tra tình hình triển khai dự án, tìm ra nguyên nhân gây ách tắc từ đó tập trung tháo gỡ. Công bố rõ ràng quy trình, trách nhiệm, thời gian xử lý các thủ tục cho các chủ đầu tư được biết. Bãi bỏ một số thủ tục không cần thiết. Cố gắng tập trung về Sở Kế hoạch & Đầu tư, tránh tình trạng gây phân quyền trong quá trình xử lý, gây khó khăn, nhũng nhiễu cho các nhà đầu tư, nghiêm khắc xử lý các hiện tượng vòi vĩnh gây sách nhiễu làm giảm niềm tin của các nhà đầu tư.
* Đối với các dự án đang hoạt động: khuyến khích tạo điều kiện cho các dự án này mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh; cho phép hưởng những ưu đãi của những quy định mới về thuế, giá thuê đất… ; xem xét miễn giảm thuế đối với các doanh nghiệp thực sự thua lỗ; cho phép các dự án tồn đọng chuyển đổi chủ đầu tư, mục tiêu và mục tiêu đầu tư phù hợp với điều kiện thị trường; cho phép các dự án sản xuất hàng xuất khẩu đang gặp khó khăn được phép tăng tỷ lệ tiêu thụ trong nước, nếu thị trường trong nước có nhu cầu về mặt hàng đó.
* Xem xét việc cấp giấy phép xây dựng mới và giãn tiến độ xây dựng các khu công nghiệpđể tập trung vào các khu công nghiệp hiện có. Các KCN tập trung vào việc vận động đầu tư để lấp đầy diện tích cho thuê. Khắc phục tình trạng đầu tư tràn lan, phân tán, cạnh tranh không lành mạnh giữa trong và ngoài KCN và giữa các KCN với nhau.
KẾT LUẬN CHƢƠNG III
Cũng như các tỉnh khác trên phạm vi cả nước, Bắc Ninh đã, đang và sẽ rất cần vốn để thực hiện CNH-HĐH. Sự cạnh tranh căng thẳng trong việc thu
hút FDI như hiện nay, đã đặt ra nhiều thách thức cho bắc Ninh. Tuy nhiên, với những lợi thế so sách và những cơ hội nhất định đã mở ra nhiều triển vọng để Bắc Ninh có thể khơi thông dòng FDI chảy về tỉnh. Công việc này có thành công hay không là phụ thuộc vào tính hấp dẫn của môi truờng đầu tư của tỉnh.
Để cải thiện môi trường đầu tư, trước hết Bắc Ninh cần phải nhất quán quan điểm coi trọng FDI trong phát triển kinh tế, tiếp tục đường lối kinh tế hướng ngoại đúng đắn mà Đảng và Nhà nước ta đã chọn. Tiếp đến, phải nâng cao hơn nữa tính hấp dẫn của môi trường đầu tư tại tỉnh bằng cách: tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng trên mọi lĩnh vực, nâng cao hiệu lực của cơ quan quản lý Nhà nước để có thể duy trì sự ổn định về kinh tế – chính trị; tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về ĐTNN mà trong đó về lâu dài cần phải tiến tới một bộ luật đầu tư chung cho cả ĐTTN và ĐTNN; đổi mới chính sách ĐTNN như tạo ra các ưu đãi tài chính đủ sức cạnh tranh đối với các tỉnh thành trên cả nước và đối với các nước trong khu vực, để hấp dẫn các nhà đầu tư; có chính sách đầu tư CSHT một cách hợp lý; sử dụng linh hoạt các hệ thống đòn bảy kinh tế, nhanh chóng phát triển hệ thống thị trường đồng bộ, thúc đẩy quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp; chú trọng nâng cao chất lượng nguồn lao động phục vụ cho ĐTNN. Sau khi đã thực hiện các giải pháp để có một môi truờng đầu tư tốt, cần chú trọng đẩy mạnh công tác vận động, xúc tiến đầu tư .
Để thu hút được nhiều, quản lý tốt, tổ chức hoạt động các DNCVĐTNN đạt hiệu quả cao, trong quá trình thực hiện, cần sử dụng đồng bộ và linh hoạt tất cả các giải pháp đã nêu trên, ưu tiên các giải pháp trước mắt, từng bước thực hiện các giải pháp lâu dài.
Các giải pháp đã được phân tích trong luận văn có ý nghĩa quan trọng và phát huy hiệu quả hơn, khi Nhà nước hoàn thiện chính sách ĐTNN, thực
hiện cải cách hành chính, tăng cường sự phân cấp trong quản lý, phát huy sức sáng tạo của các địa phương và sự phối hợp giữa các tỉnh, thành phố, để hoàn thành mục tiêu chung của đất nước trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21.
Để hoạt động ĐTTTNN trong thời gian tới ở Bắc Ninh thu được nhiều kết quả hơn nữa, ngoài những nỗ lực chủ quan của tỉnh nhằm tạo dựng một môi trường đầu tư hấp dẫn, thông thoáng. Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, quan tâm, tổ chức thực hiện một số vấn đề sau:
- Tổ chức thường xuyên việc tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ, luật pháp cho các cán bộ hiện nay đang hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại, trong các DNCVĐTNN.
- Để đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực, đề nghị Nhà nước cần có quy hoạch, đầu tư cho việc tổ chức, đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề để cung cấp cho các DNCVĐTNN, các KCN lớn, đảm bảo mục tiêu CNH, HĐH đất nước.
- Cung cấp kịp thời các thông tin về thị trường trong và ngoài nước. - Cung cấp thông tin về các đối tác nước ngoài tiềm năng đến Việt Nam đầu tư.
- Mở rộng hơn nữa việc thực hiện phân cấp, uỷ quyền cho các địa phương trong việc thẩm định và cấp phép đầu tư.
- Đề nghị Nhà nước bố trí một phần vốn đầu tư cho các hoạt động xúc tiến đầu tư, trong kinh phí ngân sách chi thường xuyên hàng năm của địa phương như Nghị quyết 09/2001/NQ-CP ngày 28/8/2001 của Chính phủ đã ban hành.
- Tăng cường quản lý về công tác tổ chức đào tạo, quy hoạch cán bộ hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại. Tạo điều kiện cho cán bộ, cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động đầu tư nước ngoài, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
KẾT LUẬN
Sự phát triển mạnh mẽ của sức sản xuất xã hội đã khiến cho quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế trở thành một xu thế tất yếu của thời đại. Trong xu hướng đó không một quốc gia nào có thể phát triển nhanh mà lại không thực hiện việc mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoại, không tham gia vào phân công lao động quốc tế. Trong nhiều phương thức hội nhập kinh tế thế giới, ĐTTTNN do có nhiều ưu thế hơn so với các loại hình hoạt động kinh tế đối ngoại khác, nên ngày càng phổ biến và đang trở thành vấn đề nổi trội trong
hợp tác và phân công lao động quốc tế hiện nay. Nó không chỉ có vai trò quan trọng đối với các nước đang phát triển mà còn cả với các nước phát triển, nên thế giới đang diễn ra cuộc cạnh tranh gay gắt và quyết liệt về thu hút ĐTTTNN.
Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, sự thay thế nhau của các phương thức sản xuất xã hội, ĐTTTNN cũng có sự chuyển biến, thay đổi về phương thức, quy mô, cũng như xu hướng vận động. Xu hướng vận động của FDI tuy là khách quan, song những diễn biến cụ thể lại chịu sự chi phối trực tiếp của rất nhiều nhân tố chính trị – xã hội khác nữa. Việc tạo ra được những nhân tố có tác động tích cực đối với việc hấp dẫn dòng vốn này đang là vấn đề đặt ra cho nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam.
Những năm qua, với những tác động tích cực mà ĐTTTNN mang lại cho nền kinh tế Việt Nam, đã khẳng định tính đúng đắn của đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta. FDI đã góp phần quan trọng trong việc phát huy tối đa nội lực, lợi thế so sánh, khai thác tiềm năng kinh tế của đất nước, là một trong những điểm mấu chốt để thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế đất nước đến năm 2010, góp phần quan trọng để đạt được mục tiêu căn bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020, như Đại hội Đảng toàn quốc lần IX đã đề ra. Trong quá trình đó, đòi hỏi mỗi tỉnh, thành phố, phải nhạy bén, năng động sáng tạo, khai thác tối đa hiệu quả của nguồn vốn FDI, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế – xã hội, đóng góp nhiều hơn nữa vào sự nghiệp phát triển chung của quốc gia.
Bắc Ninh là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng, là cửa ngõ phía bắc của Thủ đô Hà Nội, nên có nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế – xã hội. Thời gian qua, hoạt động FDI trên địa bàn Bắc Ninh đã đạt được những thành công bước đầu, góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế của tỉnh Hà Bắc (cũ). Đặc biệt trong những
năm đầu Bắc Ninh mới được tái lập, hoạt động FDI đã đáp ứng yêu cầu cấp bách về vốn của một tỉnh mới, đồng thời đã tạo ra những tiền đề cần thiết cho cho sự phát triển trong thời kỳ mới.
Tuy nhiên, hoạt động ĐTTTNN ở Bắc Ninh còn nhiều bất cập. Quản lý còn yếu kém, hiệu quả đầu tư chưa cao, chưa tương ứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh. Vì vậy việc cải thiện toàn diện môi trường đầu tư ở Bắc Ninh là vấn đề tất yếu trong giai đoạn hiện nay. Hy vọng rằng các giải pháp mà tác giả đưa ra trong luận văn sẽ đóng góp một phần nhỏ bé trong nỗ lực giải quyết vấn đề này.
Những năm đầu thế kỷ 21 này, Bắc Ninh đang có nhiều cơ hội đồng thời cũng phải đối mặt với nhiều thách thức to lớn, đặc biệt là phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt về thu hút FDI giữa các tỉnh thành trong cả nước và giữa các nước trong khu vực. Nhưng sự ổn định về chính trị cùng với những chính sách nhất quán và lâu dài “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước”, cộng với những lợi thế vốn có về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội sẽ vẫn là thế mạnh cho môi trường đầu tư Bắc Ninh. Cùng với những nỗ lực và quyết tâm thu hút FDI của Nhà nước, tương lai Bắc Ninh chắc chắn vẫn sẽ là một địa chỉ hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong khu vực và trên toàn thế giới.
PHỤ LỤC Phụ lục 1:
TT Yếu tố quyết định chọn địa bàn đầu tư Mức độ quan trọng
1 Tiếp cận khách hàng 77% 2 môi trường chính trị và xã hội ổn định 64% 3 Điều kiện kinh doanh dễ dàng 54% 4 Độ tin cậy và chất lượng của cơ sở hạ tầng 50% 5 Khả năng thuê chuyên viên trình độ chuyên môn kỹ thuật cao 39% 6 Khả năng thuê nhân viên quản lý 38%
7 Múc độ tham nhũng 36%
8 Chí phí lao động 33%
9 Tội phạm và an toàn 33%
10 Khả năng thuê lao động có trình độ kỹ thuật 32%
Nguồn: MIGA- ĐIều tra đầu tư trực tiếp nước ngoài, tháng 12/2002.
Phụ lục 2:
STT Quốc gia, lãnh thổ
Lượng FDI tiếp nhận trung bình mỗi năm (tỷ USD) Tỷ trọng trong tổng lượng FDI thế giới 1 Mỹ 236.2 26.6 2 Anh 82.5 9.3 3 Đức 68.9 7.8 4 Trung Quốc 57.6 6.5 5 Pháp 41.8 4.7 6 Hà Lan 36.1 4.1 7 Bỉ 30.2 3.4 8 Canađa 29.6 3.3 9 Hồng Kông 20.5 2.3 10 Brazin 18.8 2.1
Nguồn: The Economist, February 24, 2001
Phụ lục 3:
(Tính tới ngày 31/8/2002 – chỉ tính các dự án còn hiệu lực)
STT Nước,vùng lãnh thổ Số DA TVĐT Đầu tư thực hiện
(1) (2) (3) (4) (5) 1 T.P Hồ Chí Minh 1.169 10.293.592.418 326.255.534 2 Hà Nội 434 7.939.485.145 3.302.293.514 3 Đồng Nai 366 5.386.187.948 2.429.860.090 4 Bình Dương 584 2.868.182.741 1.427.207.359 5 Dầu khí 25 1.838.500.000 2.778.132.627 6 Bà Rịa- Vũng Tầu 76 1.826.154.945 497.122.182 7 Quảng Ngãi 5 1.325.973.689 467.645.528 8 Hải Phòng 109 1.307.488.399 1.013.446.291 9 Lâm Đồng 61 857.356.306 116.602.051 10 Hải Dương 42 502.435.480. 133.736.304 11 Thanh Hoá 7 430.250.339 410.382.608 12 Hà Tây 36 426.692.380 209.799.141 13 Kiên Giang 5 392.568.000 394.367.872 14 Long An 56 373.651.977 210.956.119 15 Khánh Hoà 47 369.082.399 273.366.381 16 Vĩnh Phúc 31 357.621.131 237.260.667 17 Quản Ninh 41 255.669.857 162.992.614 18 Nghệ An 9 231.135.880 39.923.52900 19 Tây Ninh 42 214.191.773 161.981.872 20 Đà Nẵng 41 204.821.508 132.178.185 (1) (2) (3) (4) (5) 21 Bắc Ninh 13 157.253.281 132.197.275
22 Phú Thọ 8 135.979.317 120.889.369 23 Thừa Thiên – Huế 14 135.550.942 111.093.763 24 Phú Yên 13 107.312.205 38.209.383 25 Quảng Nam 21 103.644.607 35.626.701 26 Bình Thuận 26 99.122.083 29.398.501 27 Cần Thơ 25 96.805.394 52.758.519 28 Tiền Giang 7 93.995.008 71.433.274 29 Hưng Yên 14 88.395.500 94.381.136 30 Ninh Bình 5 67.732.486 12.196.370 31 Thái Nguyên 11 50.035.472 17.29.185 32 Quảng Bình 4 32.333.800 1.472.300 33 Bình Định 9 31.412.000 16.675.000 34 Hà Tĩnh 6 31.345.000 13.986.800 35 Lào Cai 15 28.425.700 11.154.359 36 Gia Lai 2 27.850.000 19.099.900 37 Lạng Sơn 13 26.038.113 2.896.950 38 Ninh Thuận 3 25.771.000 6.096.511 39 Đắc Lắc 7 24.735.802 19.331.756 40 Sơn La 3 22.570.000 6.842.591 41 Bạc Liêu 4 22.178.646 12.264.016 42 Bình Phước 9 20.380.000 7.958.571 43 Hoà Bình 10 17.755.755 4.801.157 44 Nam Định 5 15.935.106 6.297.500 45 Vĩnh Long 7 15.771.641 4.216.271 46 An Giang 4 15.031.927 12.112.302 (1) (2) (3) (4) (5)
47 Bắc Giang 11 12.136.510 3.527.623 48 Bắc Kạn 3 12.077.700 2.104.758 49 Yên Bái 5 15.935.106 6.297.500 50 Đồng Tháp 7 10.177.970 1.344.970 51 Quảng Trị 3 8.727.000 2.288.840 52 Hà Nam 2 6.917.000 3.301.030 53 Bến Tre 4 5.864.075 2.720.192 54 Cà Mau 2 5.075.000 0.005.355 55 Lai Châu 3 4.500.000 149.353 56 Kon Tum 1 4.400.000 - 57 Thái Bình 3 2.680.000 1.780.000 58 Sóc Trăng 1 1.143.000 912.617 59 Tuyên Quang 1 1.000.000 - 60 Trà Vinh 2 606.636 106.636 61 Cao Bằng 1 500.000 200.000 62 Hà Giang 1 500.000 - Tổng số 3.494 38.995.259.280 20.616.589.094
Phụ lục 4:
13 QUỐC GIA VÀ VÙNG LÃNH THỔ ĐẦU TƢ VỐN FDI TRÊN 1 TỶ USD VÀO VIỆT NAM
STT Nước, vùng lãnh thổ Số dự án Tổng vốn đầu tư (Tr. USD) Đầu tư thực hiện ( Tr. USD) 1 Singapore 266 7.245 2.626 2 Đài Loan 935 5.178 4.773 3 Nhật bản 375 4.308 3.276 4 Hàn Quốc 484 3.664 2.105 5 Hồng Kông 262 2.875 1.752 6 Pháp 127 2.099 884 7 British Virginl islands 157 1.795 903 8 Hà Lan 45 1.685 1.055 9 Liên bang Nga 40 1.507 670 10 Vương quốc Anh 49 1.218 894 11 Thái Lan 109 1.159 537 12 Hoa Kỳ 157 1.113 546 13 Malaysia 117 1.110 893
Phụ lục 5:
GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP KHU VỰC CÓ VỐN ĐTNN – THEO GIÁ CỐ ĐỊNH 1994 PHÂN THEO NGÀNH KINH TẾ
Đơn vị tính: Triệu đồng 1996 1999 2000 2001 2002 Tổng số 135 326.048 796.640 842.620 908.217 1. CN khai thác mỏ Khai thác than Khai thác đá cát sỏi
2. Công nghiệp chế biến 135 326.048 796.640 842.620 908.217
SX thực phẩm đồ uống 135 1.880 SXSP từ thuốc lá, lào Công nghiệp dệt Sản xuất trang phục CB gỗ và SP từ gỗ, tre, nứa Sản xuất giấy Xuất bản in SXSP từ khoáng chất phi KL 309.884 769.384 813758 858.182 SX SP từ kim loại
Sản xuất máy móc thiết bị Thuộc da sơ chế da
SX hoá chất SP hoá chất 16.164 27.256 28.862 39.412 SX SP từ cao su và Platic 8.743
khí đốt
Nguồn: Niên giám thống kê 2002, Cục TKê BN, NXB Thống kê- 2003.
Phụ lục 6:
VỐN ĐẦU TƢ CỦA CÁC DNLD VỚI NƢỚC NGOÀI VÀ NƢỚC NGOÀI TRỰC TIẾP ĐẦU TƢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH.
Đơn vị tính: 1.000 USD
1996 2001 2002
I. Tổng VĐT thực hiện trong năm 19.765 1.281 3.758