2.1. Một số vấn đề chung về chính sách kiểm soát hàng nhập khẩu của Nhật Bản
2.1.2. Hệ thống phi thuế quan
2.1.2.1. Các quy định hạn chế số lượng
a) Quy định của Nhật Bản về các mặt hàng không được phép nhập khẩu
Theo quy định trong mục 1 khoản 8 điều 69 của Luật Thuế quan Nhật Bản, các mặt hàng gây hại đến an ninh quốc phòng Nhật Bản, các mặt hàng làm ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục, các mặt hàng vi phạm bản quyền sẽ không được phép nhập khẩu vào Nhật Bản. Cụ thể là các loại hàng sau không được phép nhập khẩu vào Nhật Bản:
- Thuốc phiện và những chất gây nghiện khác, những thiết bị để sản xuất thuốc phiện, chất kích thích và chất kích thích thần kinh (trừ những loại được chỉ định của Bộ Y tế Lao động và Phúc lợi)
- Vũ khí, đạn dược và những phụ tùng vũ khí... - Các chất gây nổ, thuốc súng.
- Các hoạt chất dùng để sản xuất vũ khí hóa học.
- Các vi trùng, mầm bệnh, chất dùng để sản xuất vũ khí sinh học.
- Tiền xu, tiền giấy, chứng khoán, thẻ tín dụng... giả, làm thay đổi hoặc bắt chước. - Sách, tranh, tác phẩm điêu khắc hoặc bất kì mặt hàng khác có hại đến an ninh cộng đồng và giá trị đạo đức.
- Sách, tranh ảnh khiêu dâm trẻ em.
- Những mặt hàng vi phạm quyền về sáng chế, thiết kế, kiểu mẫu sử dụng, tên thương mại, quyền tác giả.
b) Quy định của Nhật Bản về hạn ngạch số lượng
Chế độ hạn ngạch nhập khẩu được xây dựng nhằm định ra hạn ngạch về số lượng và trị giá hàng hóa nhập khẩu vào Nhật Bản. Hạn ngạch được tính toán trên cơ sở nhu cầu trong nước và các yếu tố khác. Nếu muốn nhập khẩu hàng hóa có hạn ngạch, nhà nhập khẩu phải chờ đến khi có thông báo chính thức về hạn ngạch. Hạn
ngạch nhập khẩu được Nhật Bản công bố vào đầu năm tài chính (đầu tháng 4 hàng năm), cho biết hạn ngạch về số lượng và trị giá hàng hóa nhập khẩu vào Nhật Bản. Danh sách các hạn ngạch nhập khẩu và trình tự các bước để xin hạn ngạch nhập khẩu cho một mặt hàng hay một nhóm mặt hàng được đăng trên Tsusansho Koho - Bản tin chính thức của Bộ Kinh tế Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) và Tsuho Koho - Nhật báo của Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO). Khi nhập khẩu mặt hàng có hạn ngạch, nếu chưa xin phép METI thì không được ngân hàng quản lý ngoại hối và các cơ quan chức năng khác cấp phép nhập khẩu.
Tổng giá trị hạn ngạch của một mặt hàng hay một nhóm hàng được xây dựng và từng hạn ngạch sẽ được phân cho các nhà nhập khẩu trong giới hạn của tổng hạn ngạch đó.[12]
c) Quy định của Nhật Bản về hạn ngạch thuế quan
Theo quy định của Luật thuế quan và Luật biện pháp thuế tạm thời, với một số mặt hàng, khi nhập khẩu dưới số lượng nhất định do Chính phủ quy định sẽ hưởng mức thuế quan thấp (hoặc miễn thuế). Khi nhập khẩu vượt quá mức đó sẽ bị đánh ở mức thuế quan cao hơn. Chế độ này còn gọi là “hạn ngạch thuế quan”
Mục tiêu của hạn ngạch thuế quan là đáp ứng mong muốn của người dân là mua được hàng hóa với giá rẻ do mức thuế thấp trong một số lượng nhất định. Khi hàng hóa nhập khẩu vượt quá mức số lượng cho phép sẽ bị đánh thuế cao hơn để bảo vệ sản xuất trong nước.
Hiện nay có khoảng 20 mặt hàng chịu hạn ngạch thuế quan bao gồm các mặt hàng sau: sữa, kem, đậu sấy khô, ngô dùng cho chăn nuôi, lạc, khoai lang, da bò, da cừu, đồ làm từ da... Đây là những mặt hàng có khả năng ảnh hưởng đến nền sản xuất trong nước và được quy định trong Luật biện pháp thuế tạm thời[33]
d) Quy định của Nhật Bản về giấy phép nhập khẩu
Một số mặt hàng nhập khẩu cần có sự phê chuẩn của Bộ trưởng Bộ Kinh tế Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản, ghi trong giấy thông báo nhập khẩu phù hợp với các quy định về kiểm soát nhập khẩu. Thông báo này ghi rõ:
- 66 mặt hàng nhập khẩu cần hạn ngạch nhập khẩu là vật nuôi, cây cối, các sản phẩm quy định trong công ước Washington.
- Các hàng hóa sản xuất ở các quốc gia mà cần phải có sự đồng ý cho phép nhập khẩu trước khi nhập khẩu, hay những hàng hóa được vận chuyển đến từ các quốc gia này (có 13 mặt hàng, bao gồm cá voi, các sản phẩm từ cá voi và các hải sản từ các khu vực có quy định đặc biệt).
- Các mặt hàng nhập khẩu đòi hỏi phương thức thanh toán đặc biệt thì phải xin giấy phép nhập khẩu.
Ngoài ra một số hàng hóa khi nhập khẩu vào Nhật Bản phải đáp ứng được các quy định đặc biệt của Chính phủ, vì vậy cũng cần phải có giấy phép nhập khẩu.
2.1.2.2. Các quy định về tiêu chuẩn kĩ thuật
Thị trường Nhật Bản có một số điểm khác biệt mang tính đặc trưng so với các thị trường khác. Trong ngoại thương, giá cả thường là rất quan trọng. Nhưng tại thị trường Nhật Bản, chất lượng được quan tâm hàng đầu. Ngay cả khi mua hàng rẻ tiền thì người Nhật vẫn rất quan tâm đến chất lượng của mặt hàng đó. Thực tiễn ở Nhật Bản chứng tỏ tiêu chuẩn chất lượng và độ an toàn của hàng hóa Nhật Bản cao hơn và chặt chẽ hơn so với yêu cầu thông thường và tiêu chuẩn quốc tế. Sự tràn ngập của hàng Nhật trên thị trường các nước khác chủ yếu là do các sản phẩm này có chất lượng cao. Do vậy hàng hóa nước ngoài muốn vào thị trường Nhật Bản trước tiên phải đáp ứng được những tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa của nước này.
Tại Nhật Bản hiện nay, hệ thống dấu chất lượng bao gồm nhiều loại, quy định cho nhiều loại hàng hóa khác nhau. Trong hệ thống dấu chứng nhận chất lượng có hai dấu chứng nhận được sử dụng phổ biến là:
Dấu chứng nhận tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản (viết tắt là JIS); Dấu chứng nhận tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản (viết tắt là JAS) a) Tiêu chuẩn “JIS”
Dấu chứng nhận “Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản” JIS là một trong những dấu được sử dụng rộng rãi nhất ở Nhật Bản. Tiêu chuẩn này dựa trên “Luật tiêu chuẩn hóa công nghiệp” được ban hành vào tháng 6/1949. Hệ thống tiêu chuẩn JIS
áp dụng đối với tất cả các sản phẩm công nghiệp và khoáng sản, trừ những sản phẩm được áp dụng tiêu chuẩn chuyên ngành và các sản phẩm áp dụng “Luật về tiêu chuẩn công nghiệp”. Theo các quy định của Luật tiêu chuẩn hóa công nghiệp Nhật Bản, dấu chứng nhận tiêu chuẩn JIS chỉ được phép áp dụng với các sản phẩm thỏa mãn các yêu cầu về chất lượng của JIS. Do đó khi kinh doanh các sản phẩm này chỉ cần kiểm tra dấu chất lượng tiêu chuẩn JIS là đủ để xác nhận chất lượng của chúng.
Giấy phép đóng chứng nhận tiêu chuẩn JIS trên hàng hóa do Bộ trưởng Bộ Kinh tế Thương mại và Công nghiệp cấp cho nhà sản xuất khi sản phẩm của họ được xác nhận là có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn JIS.
b) Tiêu chuẩn “JAS”
Luật Tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản (Luật JAS) được ban hành vào tháng 5 năm 1970. Luật này quy định các tiêu chuẩn về chất lượng và đóng dấu chất lượng tiêu chuẩn JAS. Danh sách các sản phẩm được điều chỉnh bởi Luật JAS bao gồm: đồ uống, thực phẩm chế biến, dầu ăn và mỡ, các nông, lâm, thủy sản chế biến. Các tiêu chuẩn JAS bao quát cả các sản phẩm được sản xuất trong nước và các sản phẩm nhập khẩu. Các nhà sản xuất muốn được dán nhãn hiệu chất lượng JAS lên các sản phẩm của họ thì phải thông qua các tổ chức giám định để đánh giá chất lượng của hàng hóa đó.
Theo Luật JAS sửa đổi vào năm 1983, các nhà sản xuất nước ngoài cũng có thể được cấp chứng nhận phẩm chất JAS, nếu sản phẩm của họ đạt các tiêu chuẩn do JAS đề ra. Để bao quát cả các nhà sản xuất nước ngoài, hệ thống tiêu chuẩn JAS đã có những thay đổi thích hợp vào tháng 3 năm 1986, theo đó các tổ chức giám định chất lượng Nhật Bản có thể sử dụng các kết quả giám định của các tổ chức giám định nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Nông - Lâm - Ngư nghiệp chỉ định.
Tại Nhật Bản việc sử dụng dấu chứng nhận phẩm chất JAS lên nhãn hiệu sản phẩm là tự nguyện và các nhà sản xuất cũng như các nhà bán lẻ không bị bắt buộc phải sản xuất hay kinh doanh các sản phẩm có chất lượng tiêu chuẩn JAS. Tuy nhiên, các quy định về việc ghi nhãn sản phẩm là bắt buộc với những sản phẩm do Bộ Nông - Lâm - Ngư nghiệp quy định.
Một sản phẩm bị buộc phải tuân thủ theo các quy định về dán nhãn chất lượng JAS khi có đầy đủ các điều kiện sau:
- Sản phẩm phải là một nông sản hoặc đã có hoặc trong tương lai gần sẽ có một tiêu chuẩn JAS quy định cho nó.
- Sản phẩm đó phải là một sản phẩm có chất lượng khó xác định
- Là sản phẩm mà người tiêu dùng cần biết được chất lượng của nó trước khi mua. Người tiêu dùng Nhật rất tin tưởng đối với chất lượng của sản phẩm được đóng dấu JAS. Vì vậy, các nhà sản xuất nước ngoài khi xuất khẩu hàng hóa vào Nhật Bản có được dấu chứng nhận chất lượng JAS sẽ tạo thuận lợi cho việc tiêu thụ hàng hóa của mình tại đây.
Các dấu chứng nhận chất lượng khác
Ngoài các loại dấu chứng nhận chất lượng JAS và JIS còn có nhiều loại dấu chứng nhận chất lượng khác được sử dụng ở Nhật, một số là bắt buộc như dấu S, một số dấu khác có tính chất tự nguyện.
Bảng 2.1: Các dấu chứng nhận chất lượng khác được sử dụng phổ biến ở Nhật Bản
Dấu Ý nghĩa Phạm vi sử dụng
Dấu Q Chất lượng và
độ đồng nhất của sản phẩm
Dùng cho các loại sản phẩm dệt bao gồm quần áo trẻ con và các loại quần áo khác, khăn trải giường.
Dấu G Thiết kế, dịch vụ
sau khi bán và chất lượng
Dùng cho các sản phẩm như máy ảnh, máy móc thiết bị, đồ thủy tinh, đồ gốm, đồ văn phòng, sản phẩm may mặc và đồ nội thất.
Dấu S Độ an toàn Dùng cho nhiều chủng loại hàng hóa dành cho
trẻ em, đồ dùng gia dụng, dụng cụ thể thao. Dấu S.G. Độ an toàn (bắt
buộc)
Xe tập đi, xe đẩy, nồi áp suất, mũ đi xe đạp, mũ bóng chày và các hàng hóa khác.
Dấu len Dùng cho sợi len nguyên chất, quần áo len
nguyên chất, đồ len đan, thảm, hàng dệt kim có trên 99,7% len mới.
Dấu SIF Các hàng may
mặc có chất lượng tốt
Hàng may mặc như quần áo nam, quần áo nữ, áo khoác, ba lô, các sản phẩm phục vụ cho thể thao.
Nguồn: Phạm Quang Thao (1997), Thị trường Nhật Bản, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội
2.1.2.3. Các quy định pháp lý
a) Luật vệ sinh thực phẩm
Luật vệ sinh thực phẩm ra đời và có hiệu lực từ năm 1947. Luật áp dụng cho các loại thực phẩm, các gia vị thực phẩm, dụng cụ ăn, dụng cụ chứa thực phẩm, bao bì cho các gia vị, máy móc để sản xuất, chế biến và bảo quản thực phẩm, đồ chơi trẻ em và các chất tẩy rửa dùng cho việc làm sạch thực phẩm và đồ ăn. Luật vệ sinh thực phẩm nhằm phòng chống tất cả các nguy hại cho sức khỏe gây ra bởi việc dùng thực phẩm và đồ uống, nhằm nâng cao sức khỏe của nhân dân.
Theo quy định của luật, các thực phẩm đã ôi thiu, mất màu, phân giải hay quá hạn sử dụng thường bị cấm. Thực phẩm có chứa chất độc hại, thực phẩm tiếp xúc với các chất độc hại sẽ bị cấm. Thực phẩm nhiễm các vi khuẩn gây bệnh hoặc bị nghi ngờ chứa các vi khuẩn gây bệnh như thương hàn, kiết lỵ, bệnh tả... và các loại thực phẩm có hại cho sức khỏe do chứa tạp chất và chất bẩn cũng bị cấm.
b) Luật kiểm dịch thực vật
Theo quy định của Luật này, các mặt hàng sau bị cấm nhập khẩu vào Nhật Bản: (1) Cây nhiễm bệnh hay sâu hại; (2) Đất và cây có dính đất; (3) Các loại cây cấm nhập; (4) Các dụng cụ chứa, bao bì của các mặt hàng kể trên.
Các loại cây cấm nhập khẩu theo mục (3) gồm các loại cây mà nếu chúng được nhập vào và phổ biến rộng sẽ có thể gây thiệt hại lớn cho nông sản trong nước, hay các loại cây có xuất xứ từ các khu vực đã xuất hiện các loại bệnh và sâu hại cấm nhập khẩu. Các loại bệnh và sâu hại cấm nhập khẩu chủ yếu: ruồi hoa quả Địa Trung Hải, ruồi dưa, ruồi hoa quả Oriental, ruồi hoa quả Queensland, bướm Codling, mọt khoai lang, sâu nho khoai lang, mọt khoai tây, bọ cánh cứng khoai tây,...
Theo Luật, các đối tượng phải kiểm tra nhập khẩu là: tất cả các cây cối, các cây nhỏ, cây cảnh, hoa cắt, củ, hạt giống, quả, rau, ngũ cốc, đậu, cây và các sản phẩm từ cây dùng làm cỏ khô cho súc vật ăn, các loại cây gia vị, các loại cây và sản phẩm dùng làm thuốc bắc, gỗ và các sản phẩm khác phải bị kiểm dịch.
nghiệp như đồ gia dụng, các dụng cụ; (2) Đay, bông, vải bông, các sản phẩm từ quả bầu; (3) Chè đã chế biến, măng; (4) Các loại cây giữ trong axit sunfuaric, cồn, axit axetic, đường và muối; (5) Mơ, sung, hồng, quả kiwi, mận, lê, chanh, chà là, dứa, chuối, đu đủ, nho, xoài, đào và long nhãn; (6) Dừa nghiền bột; (7) Gia vị khô đóng gói kín để bán lẻ...
Đơn xin kiểm tra nhập khẩu: Đơn xin kiểm tra nhập khẩu phải đi kèm với chứng nhận kiểm dịch thực vật do chính phủ nước xuất khẩu cấp hoặc bản sao chứng nhận đó. Giấy chứng nhận phải có kết quả kiểm tra do chính phủ nước xuất khẩu tiến hành xác nhận rằng cây cối không bị nhiễm bệnh hay sâu hại.
Nếu không thể lấy được giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật ở các nước xuất khẩu mà ở đó không có các cơ sở kiểm dịch thực vật của chính phủ thì các mặt hàng nhập khẩu từ các nước đó phải chịu sự kiểm tra đặc biệt[12]
c) Quy định xuất xứ và nhãn mác
Luật vệ sinh thực phẩm:
Theo quy định của Luật vệ sinh thực phẩm về tiêu chuẩn và dán nhãn hợp lệ đối với hàng thực phẩm, thi trên nhãn hàng phải có các thông tin sau: tên sản phẩm, nội dung, hạn sử dụng, tên và địa chỉ nhà sản xuất (hoặc nhà nhập khẩu), tên chất phụ gia (nếu có), cách bảo quản, xuất xứ. Các loại thực phẩm chế biến không tuân theo các tiêu chuẩn về ghi nhãn thực phẩm sẽ không được tiêu thụ trên thị trường. Việc đưa ra các thông tin sai lệch có thể dẫn tới những ảnh hưởng có hại đối với sức khỏe của người tiêu dùng cũng bị cấm.
Luật gắn nhãn mác đối với chất lượng hàng gia dụng
Luật này được thông qua năm 1962 với mục đích bảo vệ khách hàng nói chung bằng cách yêu cầu các nhà sản xuất phải gắn nhãn mác sản phẩm đủ để đảm bảo khách hàng có thể biết chính xác và xác định được chất lượng hàng gia dụng và tránh được bất kì sự thiệt hại không lường trước nào do khiếm khuyết trong chất lượng hàng hóa gây ra.
Bộ Kinh tế Thương mại và Công nghiệp (METI) sẽ đề ra tiêu chuẩn cho việc gắn nhãn mác (tức là các yêu cầu thống nhất về gắn nhãn mác) cho mỗi loại hàng
gia dụng được chỉ định trong Sắc lệnh của chính phủ và thông báo các tiêu chuẩn đó cho công chúng. Các tiêu chuẩn về nhãn mác sẽ xác định những đặc thù phải được đưa vào nhãn mác (ví dụ thành phần, hoạt động, tính năng, kích cỡ, ngày sản xuất...) và những biện pháp phải được thực thi trong quá trình gắn nhãn mác (biện pháp gắn nhãn mác và các vấn đề khác mà nhà sản xuất, phân phối hay các đại lý của họ phải tuân thủ khi những điểm đặc thù được thông báo trên nhãn mác của họ)
METI có thẩm quyền chỉ thị các nhà sản xuất, phân phối hay các đại lý của họ