Những hạn chế của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc vượt qua rào cản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hàng rào phi thuế quan nhật bản đối với xuất khẩu thủy sản của việt nam (Trang 91 - 94)

cản phi thuế quan vào thị trường Nhật Bản

So với các doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng khác như dệt may hay da giày, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản có một thuận lợi là hầu hết các công đoạn sản xuất được thực hiện tại Việt Nam và phần lớn giá trị gia tăng của sản phẩm cũng được tạo ra tại đây. Nói cách khác, sự chủ động của các doanh nghiệp thủy sản trong việc đối phó với các rào cản kỹ thuật là cao hơn nhiều so với các đồng nghiệp của họ tại các ngành khác. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp thủy sản vẫn mang những yếu kém mang tính truyền thống của các doanh nghiệp Việt Nam như trình độ quản lý còn khá thấp. Phần lớn các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Khả năng tiếp cận với công nghệ sản xuất tiên tiến, đặc biệt là công nghệ sinh học ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản còn hạn chế. Thương hiệu của thủy sản Việt Nam chưa có được vị trí xứng đáng trên thị trường, đặc biệt là tới người tiêu dùng Nhật Bản nói riêng cũng như thế giới nói chung. Hiện nay, các mặt hàng thủy sản của Việt Nam được xuất khẩu thông qua các nhà nhập khẩu Nhật Bản và được phân phối dưới nhiều

thương hiệu khác nhau. Mặc dù đã có một số sản phẩm có chất lượng cao đã bắt đầu xuất hiện trên thị trường với thương hiệu của mình, nhưng số đó vẫn còn rất ít.

Mặc dù hàng thủy sản của Việt Nam đa dạng về chủng loại, chất lượng ngày càng được cải thiện nhưng vẫn chưa thực sự được đánh giá cao. Đó là do mặt bằng về khoa học công nghệ của Việt Nam còn thấp ảnh hưởng đến phương thức chế biến, và chất lượng sản phẩm xuất khẩu. Tiếp đến, là do ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào như trình độ lao động còn chưa đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu. Nhà nước và doanh nghiệp hiện nay rất thiếu kinh phí cho việc đầu tư khoa học công nghệ, chưa có chuyên gia hướng dẫn kĩ thuật, nên chưa sử dụng hiệu quả được công nghệ mới. Mặt khác, sản xuất thủy sản của Việt Nam vẫn trong tình trạng manh mún lạc hậu, nên việc áp dụng khoa học kĩ thuật vào trong quá trình sản xuất gặp rất nhiều khó khăn và hiệu quả không cao. Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đang rất thiếu thông tin về thị trường Nhật Bản như các chính sách thuế quan, an toàn thực phẩm,...đồng thời cũng thiếu kĩ năng và trình độ phân tích thông tin và dữ liệu về thị trường thủy sản Nhật Bản. Dự báo thị trường còn thiếu cụ thể, không kịp thời, chưa thật sự góp phần hướng dẫn sản xuất phát triển theo nhu cầu thị trường.

Một khó khăn cơ bản của các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam hiện nay là nguồn nguyên liệu còn hạn chế và sự mất cân đối giữa khu vực sản xuất nguyên liệu và khu vực chế biến xuất khẩu. Phần lớn các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đều cho rằng vấn đề nghiêm trọng nhất hiện nay của họ là nguồn nguyên liệu không đảm bảo cả về số lượng và chất lượng. Điểm này càng được thể hiện rõ hơn khi thủy sản Việt Nam vấp phải những thị trường khó tính với những đòi hỏi khắt khe như Nhật Bản. Do những cơ sở nuôi trồng thủy sản chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của các vấn đề vệ sinh an toàn trong chăn nuôi thủy sản dẫn đến chất lượng nguồn nguyên liệu thủy sản đã không đáp ứng được yêu cầu của thị trường nhập khẩu. Những hạn chế cố hữu của người sản xuất nhỏ, tập trung vào lợi ích trước mắt đã khiến cho nuôi trồng thủy sản Việt Nam chưa phát huy hết được thế mạnh của mình. Những yếu kém trong vấn đề quy hoạch và thực hiện quy hoạch đã khiến cho các vùng nguyên liệu của thủy sản Việt Nam tương đối phân tán, không

tận dụng được lợi thế quy mô và quan trọng nhất là không đảm bảo được các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Không chỉ chất lượng sản phẩm mà cả tính bền vững của sản xuất và nuôi trồng thủy sản Việt Nam cũng luôn phải đương đầu với những khó khăn xuất phát từ điểm yếu này. Trong trường hợp này, chỉ riêng sự cố gắng nỗ lực của bản thân các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu là chưa đủ.

Một hạn chế nữa còn tồn tại có thể coi như hệ quả của hạn chế vừa kể trên. Đó là việc khu vực sản xuất nguyên liệu chưa đáp ứng được nhu cầu và chưa theo kịp được khu vực chế biến xuất khẩu. Từ một phương diện, công suất chế biến lớn hơn công suất cung cấp nguyên liệu đã dẫn đến hiện tượng tranh mua tranh bán không chỉ làm ảnh hưởng đến giá cả năng lực cạnh tranh mà còn làm cho chất lượng giảm sút. Hơn nữa, nguồn nguyên liệu để đưa vào chế biến đem đi xuất khẩu là từ các nhà sản xuất nhỏ lẻ, mua bán qua trung gian, nên khó hình thành được chuỗi giá trị chuyên nghiệp. Đây là một trong những nỗi lo lắng của các doanh nghiệp xuất khẩu tôm vào thị trường Nhật Bản.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC, THÍCH ỨNG VỚI HÀNG RÀO PHI THUẾ QUAN NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU THUỶ SẢN

VÀO THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hàng rào phi thuế quan nhật bản đối với xuất khẩu thủy sản của việt nam (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)