3.1. Xu hướng hàng rào phi thuế quan hiện nay và phương hướng xuất khẩu thủy sản
3.1.2. Phương hướng xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường Nhật Bản
trong thời gian tới
3.1.2.1. Những quan điểm cơ bản để phát triển xuất khẩu thủy sản đến năm 2020
Quán triệt đường lối phát triển kinh tế xã hội của Đảng, trên tinh thần tiếp tục và đẩy nhanh công cuộc đổi mới của đất nước, để góp phần thực hiện được các mục tiêu kinh tế xã hội, đảm bảo yêu cầu gắn kết giữa phát triển sản xuất đa dạng với bảo vệ chủ quyền vùng biển và an ninh quốc phòng, theo Quyết định số 279/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 07/03/2012, phê duyệt Chương trình phát triển xuất khẩu thủy sản đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 thì quan điểm phát triển xuất khẩu thủy sản đến năm 2020 được xác định là:
Một là, tăng kim ngạch xuất khẩu thủy sản, giữ vững là một trong những mặt
hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam
Hai là, tăng sản lượng thủy sản chế biến xuất khẩu
Ba là, duy trì các thị trường truyền thống (Mỹ, EU và Nhật Bản) và phát triển
mạnh xuất khẩu sang các thị trường còn nhiều tiểm năng
Bốn là, đảm bảo đủ nguồn nguyên liệu và ổn định về chất lượng sản phẩm xuất
khẩu. Đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật của nước nhập khẩu.
3.1.2.2. Mục tiêu đến năm 2015 và định hướng phát triển xuất khẩu thủy sản đến năm 2020
a) Mục tiêu tổng quát: Tiếp tục phát triển xuất khẩu thủy sản theo hướng bền vững,
hàng đầu thế giới. Phát triển xuất khẩu vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy phát triển nuôi trồng, khai thác và dịch vụ thủy sản, góp phần ổn định, từng bước
nâng cao thu nhập và đời sống cho nông, ngư dân.
b) Mục tiêu cụ thể đến năm 2015
Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thủy sản hàng năm trên 8%.
Giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2015 đạt 7,5 tỷ USD. Sản lượng xuất khẩu đạt 1,62 triệu tấn (trong tổng sản lượng thủy sản qua chế biến 2,43 triệu tấn)
Tỷ trọng sản phẩm giá trị gia tăng đạt trên 60%; giá trị sản phẩm xuất khẩu từ nuôi trồng thủy sản chiếm khoảng 70%.
c) Định hướng đến năm 2020
Tiếp tục là ngành xuất khẩu chủ lực của ngành, của đất nước, góp phần quan trọng đưa kinh tế nông thôn phát triển bền vững, với tốc độ tăng trưởng khoảng trên 7%/năm, giá trị xuất khẩu dự kiến đạt mức 10 - 10,5 tỷ USD.
Xây dựng được các thương hiệu thủy sản lớn, có uy tín, tạo thế cho thủy sản xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục giữ vững và phát triển trên các thị trường thế giới.
Với định hướng trên, Việt Nam đã đặt ra mục tiêu tới năm 2020 cụ thể như sau: - Về kim ngạch xuất khẩu: năm 2020 xuất khẩu thủy sản đạt 1,9 triệu tấn (trong tổng sản lượng thủy sản qua chế biến 2,85 triệu tấn).
- Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, duy trì tôm và cá tra vẫn là mặt hàng chủ lực. Bên cạnh đó đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng tiềm năng khác.
- Về thị trường xuất khẩu: Duy trì thị trường truyền thống, đặt biệt giữ vững 3 thị trường xuất khẩu các sản phẩm chủ lực (EU - Nhật - Mỹ) với tỷ trọng trên 60% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản cả nước. Cụ thể về các thị trường và sản phẩm chủ lực:
+ Thị trường EU: Phấn đấu đạt 21% tỉ trọng tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản với các sản phẩm xuất khẩu chính là: Cá tra (35%), tôm (15%), cá ngừ (25%), mực, bạch tuộc (20%).
+ Thị trường Nhật Bản: Phấn đấu đạt trên 20% tỉ trọng giá trị xuất khẩu thủy sản với các sản phẩm xuất khẩu chính là: Tôm (30%), cá ngừ (10%), mực, bạch tuộc (30%) và các hải sản khác (30%).
+ Thị trường Mỹ: Phấn đấu đạt 19% tỉ trọng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản với các sản phẩm chính là: Tôm (15%), cá tra (15%), cá ngừ (35%).
+ Phát triển mạnh xuất khẩu sang các khu vực thị trường còn nhiều tiềm năng như: Đông Âu, Trung Đông, châu Phi, Nam Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN, Ôxtralia,… Đây là những thị trường có mức tăng trưởng tiêu dùng ngày càng cao và ưa thích thủy sản Việt Nam như: Các nước Đông Âu cũ, Bắc Âu (Thụy Điển, Bungaria, Romania, Hungaria, Bỉ, Anh…) và các thị trường Bắc Mỹ, Nam Mỹ. Các thị trường tiềm năng khác như: Hàn Quốc, Trung Quốc (Hồng Kông), ASEAN, châu Phi, đặc biệt là thị trường Trung Đông, thị trường các nước Hồi giáo.
- Bảo đảm đủ nguồn nguyên liệu và ổn định về chất lượng sản phẩm xuất khẩu Phát triển các mô hình cơ sở chế biến xuất khẩu gắn với vùng sản xuất nguyên liệu, đặc biệt đối với các doanh nghiệp chế biến lớn, có thương hiệu, uy tín để hình thành các tập đoàn sản xuất - chế biến - xuất khẩu lớn theo mô hình khép kín từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến và xuất khẩu; đồng thời chú trọng việc xây dựng và phát triển thương hiệu thủy sản Việt Nam.
Tiếp tục phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản, nhất là các đối tượng chủ lực, trên các vùng nuôi nước ngọt, nước lợ và biển, đồng thời phát triển khai thác các loài hải sản có giá trị cao, đảm bảo nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu có sản lượng ổn định và được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng, an toàn thực phẩm.
Phấn đấu đến 2015, 100% sản phẩm thủy sản xuất khẩu đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia về an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, thực hiện truy xuất nguồn gốc, đáp ứng các yêu cầu bắt buộc của một số thị trường nhập khẩu lớn như: Mỹ, EU, Nhật Bản và các thị trường mới, khó tính (Nga, Hàn Quốc…)
3.1.2.3. Định hướng xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường Nhật Bản trong thời gian tới
Dựa trên quan điểm và định hướng chung phát triển xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới năm 2020, Việt Nam cũng đề ra những phương hướng cụ thể nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản vào thị trường Nhật Bản như sau:
Một là, tăng cường xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào Nhật Bản – một nhiệm vụ trọng yếu của chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường này
Mặc dù trước mắt xuất khẩu thủy sản vào Nhật Bản còn nhiều khó khăn do rào cản phi thuế quan. Song do nhu cầu nhập khẩu hàng thủy sản hàng năm của Nhật rất lớn, do đó Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn tiếp tục khẳng định đây vẫn là một trong những thị trường trọng điểm của thủy sản Việt Nam trong những năm tới. Để đạt được tốc độ tăng trưởng bình quân 8 – 9%/năm vào thời ký 2015 – 2020 với kim ngạch xuất khẩu thủy sản trên 1,5 tỷ USD vào năm 2015 và trên 2 tỷ vào năm 2020 (trong đó tôm vẫn là mặt hàng chủ lực – chiếm 30%) theo quyết định của Thủ tướng chính phủ phê duyệt phát triển xuất khẩu thủy sản đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 thì Nhật vẫn phải được xác định là thị trường xuất khẩu chủ lực của hàng thủy sản Việt Nam. Đây là sự lựa chọn đúng đắn để chúng ta thực hiện chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Hai là, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm thủy sản xuất khẩu là công cụ quan trọng để thâm nhập thị trường Nhật Bản
Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản và Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản có hiệu lực đã tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam trên thị trường Nhật Bản. Nhưng hạn chế của sản phẩm thủy sản Việt Nam khi thâm nhập thị trường Nhật Bản là tính cạnh tranh còn thấp. Việc nhiều nước châu Á đặc biệt là Thái Lan, Trung Quốc với tiềm năng xuất khẩu lớn, có nhiều kinh nghiệp trên thị trường là một khó khắn đối với
Độ, Trung Quốc… Cho nên nhiệm vụ hàng đầu để nền kinh tế của chúng ta hội nhập thành công với khu vực và thế giới và sản phẩm thủy sản xuất khẩu thâm nhập mạnh vào thị trường Nhật thì cẩn phản xây dựng chiến lược cụ thể, đồng thời xác định rõ sức cạnh tranh của từng loại thủy sản của các đối thủ cạnh tranh.
Ba là, sản phẩm thủy sản xuất khẩu đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia về an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, thực hiện truy xuất nguồn gốc, đáp ứng các yêu cầu bắt buộc của thị trường Nhật Bản
Bên cạnh những thuận lời từ tự do hóa thương mại, thì sự hình thành của các rào cản phi thuế quan ngày càng nhiều đã gây trở ngại không nhỏ cho hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang các thị trường Nhật Bản, đặc biệt là các rào cản kỹ thuật. Vì vậy, để đẩy mạnh được xuất khẩu thủy sản sang thị trường này, đòi hỏi sản phẩm thủy sản xuất khẩu phải đáp ứng được những tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, nhãn mác… Đây là một vấn đề quan trọng nhất mà Việt Nam chúng ta cần tập trung để giải quyết trong thời gian tới nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản vào thị trường Nhật Bản.