CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
4.1. Các đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội ở tỉnh Quảng Bình ảnh hƣởng
4.1.2. Về kinh tế xã hội
Quảng Bình vốn là tỉnh nghèo, có 8 đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh bao gồm thành phố Đồng Hới, thị xã Ba Đồn (thị xã Ba Đồn là đơn vị hành chính mới đƣợc thành lập từ ngày 01/4/2014 và đƣợc chia tách từ huyện Quảng Trạch) và 6 huyện gồm Lệ Thủy, Quảng Ninh, Bố Trạch, Quảng Trạch, Tuyên Hóa, Minh Hóa với 159 xã, phƣờng, thị trấn. Thành phố Đồng Hới là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh. Năm 2012, dân số Quảng Bình có 858.293 ngƣời gồm 3 dân tộc là Kinh, Bru - Vân Kiều và dân tộc Chứt. Đồng bào dân tộc thiểu số ở Quảng Bình có hơn 44.200 ngƣời, sống ở 107 thôn, bản thuộc 17 xã miền núi, vùng cao của các huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa, Bố Trạch, Quảng Ninh và Lệ Thủy.
4.1.2.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Trong điều kiện còn nhiều khó khăn và thách thức, song sau 25 năm tái lập tỉnh, Quảng Bình đã nỗ lực phấn đấu giành đƣợc những thành tựu quan trọng. Kết quả nổi bật của kinh tế Quảng Bình là tốc độ tăng trƣởng GDP cao gắn liền với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thời kỳ 2006 - 2012, bình quân mỗi năm tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng 9,8%, trong đó khu vực nông, lâm, thủy sản tăng 4,5%; khu vực công nghiệp xây dựng cơ bản tăng 12,4%; khu vực dịch vụ tăng 10,8%. Cùng với tốc độ tăng cao liên tục và khá ổn định của GDP, cơ cấu ngành kinh tế đã có sự thay đổi đáng kể theo hƣớng công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
27.9
33.6 38.5
Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ
21.3
36.9 41.8
Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ
Đơn vị tính: %
Năm 2006 Năm 2012
Hình 4.1: Cơ cấu kinh tế theo ngành của Quảng Bình năm 2006 và năm 2012
(Nguồn: Cục Thống kê Quảng Bình, 2013)
Các ngành sản xuất cũng có sự chuyển dịch theo hƣớng tiến bộ. Trong lĩnh vực trồng trọt đã có sự chuyển đổi cơ cấu mùa vụ. Diện tích cây trồng chuyển dịch theo hƣớng tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích đất
canh tác, tiếp tục ổn định diện tích trồng lúa, tăng diện tích trồng màu, cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả; chăn nuôi, thủy sản chuyển hƣớng sang các loại con cho năng suất, giá trị kinh tế cao, nhƣ: bò thịt, lợn thịt hƣớng nạc, tôm, cua,ba ba... Kinh tế nông thôn từng bƣớc chuyển từ thuần nông sang sản xuất đa dạng các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ…Sản xuất công nghiệp đang dần chuyển hƣớng đi vào chiều sâu với các loại sản phẩm có lợi thế nhƣ sản xuất vật liệu xây dựng, xi măng, gạch ceramic, bia...Một số ngành dịch vụ nhƣ: tài chính, tín dụng, bảo hiểm, viễn thông, khoa học công nghệ... đang trên đà phát triển, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của các tầng lớp dân cƣ trong tỉnh.
4.1.2.2. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Với phƣơng châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm", giao thông nông thôn ở Quảng Bình trong những năm qua đã có bƣớc phát triển cả về số lƣợng và chất lƣợng, góp phần tích cực cho việc phát triển kinh tế và nhu cầu đi lại của nhân dân, tạo cơ sở hạ tầng thuận lợi để thu hút các nhà đầu tƣ phát triển sản xuất, kinh doanh về khu vực nông thôn, giải quyết tốt công ăn việc làm, nâng cao mức sống ngƣời dân và nhiều vấn đề kinh tế, xã hội khác.
Hệ thống giao thông nông thôn phát triển và gắn kết hợp lý với hệ thống giao thông quốc gia, tạo thành mạng lƣới giao thông liên hoàn, rộng khắp các vùng trong tỉnh. Nhờ vậy, diện mạo làng quê, thôn xóm đƣợc chỉnh trang, sắp xếp lại theo quy hoạch, hình thành các tuyến dân cƣ theo mô hình thôn, bản. Toàn tỉnh có 141/141 xã có đƣờng ô tô đến trung tâm xã, trong đó có 138 xã (chiếm 97,87%) có đƣờng ô tô đi lại quanh năm. Việc giao lƣu, đi lại trong từng xã, giữa các xã với nhau trở nên thuận tiện, mở đƣờng cho quan hệ trao đổi hàng hóa giữa các vùng ngày càng phát triển.
Mạng lƣới điện ở Quảng Bình phát triển nhanh trong những năm qua đã góp phần đẩy mạnh việc phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần cho các hộ nông thôn khá rõ nét. Năm 2006 đã có 139/141 xã (tỉ lệ 98,58%) và đến năm 2010 đã có 141/141 xã đã có điện thắp sáng (tỉ lệ 100%).
4.1.2.3. Dân số và nguồn nhân lực
Dân số Quảng Bình trong những năm 2006 - 2012 tiếp tục tăng nhƣng tốc độ tăng vẫn thấp hơn so với cả nƣớc và đang dần ổn định về quy mô. Năm 2006, dân số toàn tỉnh là 834.513 ngƣời, năm 2012 là 858.293 ngƣời, trong đó, dân số nông thôn chiếm 84,82%, thành thị chiếm 15,18%. Mật độ dân số toàn tỉnh là 106 ngƣời/km2 nhƣng phân bố không đồng đều giữa các địa phƣơng, trong đó tập trung chủ yếu ở thành phố Đồng Hới 730 ngƣời/km2
, huyện Quảng Trạch 339 ngƣời/km2 ; trong lúc đó ở các huyện Quảng Ninh chỉ có 74 ngƣời/km2, Tuyên Hóa 68 ngƣời/km2, Minh Hóa 34 ngƣời/km2
... Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của tỉnh năm 2012 là 11,66%0.
Nguồn nhân lực của tỉnh Quảng Bình khá dồi dào; số lƣợng và chất lƣợng, trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật của lực lƣợng lao động tiếp tục đƣợc nâng cao. Dân số trong độ tuổi đang làm việc của tỉnh Quảng Bình năm 2012 là 503.233 ngƣời, chiếm 58,7% dân số, trong đó khu vực thành thị là 73.953 ngƣời, chiếm tỷ lệ 56,8,4% và khu vực nông thôn là 429.280 ngƣời, chiếm 59,0% so với dân số của tỉnh.
4.1.2.4. Giáo dục - Đào tạo
Sự nghiệp giáo dục - đào tạo phát triển khá toàn diện, đồng bộ trên các mặt từ quy mô, chất lƣợng đến điều kiện dạy và học. Ngành giáo dục của tỉnh đã triển khai có hiệu quả các chƣơng trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và chƣơng trình kiên cố hóa trƣờng, lớp học. Đội ngũ giáo viên từng bƣớc đƣợc bổ sung về số lƣợng và nâng cao chất lƣợng. Công tác xã hội hóa giáo dục đƣợc quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho xã hội học tập.
Mạng lƣới cơ sở giáo dục đã đƣợc mở rộng đến khắp các xã, phƣờng, thị trấn, tạo điều kiện để tăng số lƣợng học sinh, sinh viên. Quy mô các cấp học,
bậc học cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân trong tỉnh. Năm 1996, Quảng Bình là tỉnh thứ 15 trong cả nƣớc đạt chuẩn phổ cập tiểu học, xóa mù chữ. Năm 2012, tỷ lệ biết chữ của ngƣời dân có tuổi đời từ 15 trở lên là 95,7%; tỷ lệ biết chữ của dân số khu vực thành thị là 98%, trong lúc đó ở khu vực nông thôn là 95,3% (khu vực thành thị cao hơn 2,7%); nam giới là 97,5% và nữ giới là 94%. Năm học 2012 - 2013, Quảng Bình có 7/7 huyện, thành phố; 158/159 xã, phƣờng, thị trấn trong toàn tỉnh đã hoàn thành phổ cập trung học cơ sở. Phong trào xã hội hóa giáo dục ngày càng phát triển, cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ dạy và học đƣợc tăng cƣờng.
Giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề có chuyển biến. Mạng lƣới các trƣờng trung học chuyên nghiệp, trƣờng dạy nghề, trung tâm hƣớng nghiệp - dạy nghề, trung tâm dịch vụ việc làm, giới thiệu việc làm phát triển rộng khắp với nhiều chuyên ngành đào tạo, dạy nghề khác nhau, đáp ứng cơ bản nhu cầu của xã hội.
4.1.2.5. Y tế
Mạng lƣới y tế trong toàn tỉnh ngày càng đƣợc mở rộng và tăng cƣờng. Hệ thống y tế nông thôn đƣợc quan tâm xây dựng đã và đang trở thành tuyến chăm sóc sức khỏe ban đầu quan trọng trong đời sống của nhân dân. Hệ thống cơ sở y tế: bệnh viện tỉnh, huyện (thành phố), phòng khám khu vực, trạm y tế xã (phƣờng, thị trấn) đƣợc xây dựng mới, nâng cấp và hoạt động có hiệu quả. Năm 2012 có 100% xã, phƣờng, thị trấn có trạm y tế; 100% trạm y tế xã có bác sĩ và 71,7% (114/159) trạm y tế xã, phƣờng, thị trấn đạt chuẩn quốc gia (năm 2006 các chỉ số tƣơng ứng là 100%; 66,03% và 35,8%), đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh thông thƣờng và công tác y tế dự phòng ở cơ sở. Chất lƣợng khám, chữa bệnh ngày càng có nhiều tiến bộ. Công tác phòng, chống dịch bệnh đƣợc đẩy mạnh và đã chú trọng đến vùng trọng điểm, các đối tƣợng
có nguy cơ cao. Các chƣơng trình y tế quốc gia thực hiện có chất lƣợng, góp phần tích cực trong việc ngăn chặn và loại trừ các bệnh xã hội.