CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
4.2. Phân tích thực trạng biến động mức sống dân cƣ tỉnh Quảng Bình từ
4.2.4. Về giáo dục
Theo tiêu chí thống kê, biết đọc biết viết (biết chữ) là khả năng đọc và viết một đoạn văn đơn giản trong sinh hoạt hàng ngày bằng tiếng quốc ngữ, tiếng dân tộc hoặc tiếng nƣớc ngoài. Tỷ lệ biết chữ là một trong những số đo chung nhất phản ánh đầu ra của giáo dục, đƣợc định nghĩa là số phần trăm những ngƣời biết chữ của một độ tuổi nhất định trong tổng dân số của độ tuổi đó. Tỷ lệ biết chữ của dân số từ 15 tuổi trở lên ở Quảng Bình trong những năm qua luôn duy trì ở mức cao, năm sau cao hơn năm trƣớc và cao hơn bình quân chung cả nƣớc (Cục Thống kê Quảng Bình, 2013).
Tỷ lệ biết chữ của dân số Quảng Bình từ 15 tuổi trở lên năm 2012 là 95,7%, tỷ lệ biết chữ của dân số khu vực thành thị là 98% cao hơn 2,7% so với khu vực nông thôn (nông thôn 95,3%). Chênh lệch về tỷ lệ biết chữ của giới là không cao, tỷ lệ biết chữ của nam giới là 97,5% và nữ giới là 94% (Cục Thống kê Quảng Bình, 2013). Điều đó cho thấy phần nào Quảng Bình đã thực hiện tốt chính sách phổ cập giáo dục tiểu học, xóa mù chữ và bình đẳng trong tiếp cận giáo dục giữa nông thôn - thành thị và giữa nam và nữ.
Số liệu thực tế cho thấy từ năm 2006 - 2012 về tỷ lệ dân số trƣởng thành (dân số từ 15 tuổi trở lên) có bằng cấp cao là sơ cấp nghề và trình độ trung cấp còn khá thấp (Phụ lục 4). Cụ thể là năm 2008, có 2,2 phần trăm dân số từ 15 tuổi trở lên có bằng cấp cao nhất là sơ cấp nghề thì tỷ lệ này là 2,8 % vào năm 2012. Cũng trong thời gian này, tỷ lệ dân số là ngƣời trƣởng thành chƣa bao giờ đến trƣờng không thay đổi ở mức 4,2%; tỷ lệ ngƣời không có bằng cấp nào tăng từ 6,7% lên 9,3%. Tỷ lệ dân số ngƣời lớn có bằng cấp cao nhất là tiểu học giảm từ 19,7% xuống còn 18,7%; tỷ lệ tốt có bằng cấp cao
nhất là trung học cơ sở giảm từ 39,8% xuống còn 33,9%. Tuy nhiên, tỷ lệ có bằng cấp cao nhất là bằng phổ thông trung học tăng nhẹ từ 16,9% tăng nhẹ lên 17,4%. Xu hƣớng tƣơng tự cũng đƣợc ghi nhận ở cả khu vực nông thôn và thành thị. Tuy nhiên, tỷ lệ dân số thành thị trên 15 tuổi có bằng cấp cao nhất là tốt nghiệp phổ thông trung học, sơ cấp và trung cấp nghề là cao hơn so với khu vực nông thôn. Các hộ giàu hơn cũng có tỷ lệ dân số trên 15 tuổi chƣa bao giờ đến trƣờng và tỷ lệ không có bằng cấp nào là thấp hơn nhiều so với các hộ nghèo hơn. Đồng thời, các hộ giàu cũng có tỷ lệ về dân số trên 15 tuổi có bằng cấp cao nhất từ trung học phổ thông trở lên là cao hơn so với các hộ nghèo (Phụ lục 4). Các số liệu trên phần nào phản ánh thực tế rằng có sự khác biệt trong phát triển giáo dục giữa thành thị và nông thôn và giữa nhóm hộ giàu và nghèo.
Tỷ lệ đi học chung biểu thị số ngƣời đang đi học các cấp học phổ thông chia cho số trẻ em trong độ tuổi đi học (6-17 tuổi). Theo kết quả điều tra mức sống dân cƣ của tình Quảng Bình 2006 - 2012 (Cục Thống kê Quảng Bình, 2013), tỷ lệ đi học chung có xu hƣớng giảm ở tất cả các cấp học phổ thông, ở thành thị và nông thôn, ở các vùng và ở các nhóm dân tộc. Ngƣợc lại, tỷ lệ đi học đúng độ tuổi có xu hƣớng tăng ở tất cả các cấp, ở thành thị và nông thôn, các vùng và các nhóm dân tộc (Cục Thống kê Quảng Bình, 2013). Hai xu hƣớng này cho thấy học sinh ngày càng đi học đúng các độ tuổi quy định của 3 cấp học phổ thông và tỷ lệ lƣu ban ở các cấp học ngày càng giảm, qua đó phản ánh chất lƣợng giáo dục ngày đƣợc nâng cao (Cục Thống kê Quảng Bình, 2013). Tuy nhiên, càng ở cấp học cao thì học sinh nhóm hộ nghèo nhất càng ít đƣợc đến trƣờng. Nếu không xét độ tuổi quy định (tỷ lệ đi học chung) thì trong năm 2012, cứ 100 em ở nhóm hộ nghèo nhất (nhóm 1) thì có 60 em đƣợc đi học trung học phổ thông, trong khi đó con số này ở nhóm hộ giàu nhất (nhóm 5) là 88 em (Cục Thống kê Quảng Bình, 2013). Bên cạnh đó, số
liệu ở Bảng 4.10 cho thấy nếu tính theo tỷ lệ đi học đúng độ tuổi thì năm 2012 chỉ có khoảng 50 % số trẻ em nhà nghèo nhất đƣợc đi học THPT, trong khi đó con số này là 81% ở nhóm hộ giàu nhất. Sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn cũng đƣợc ghi nhận khi có tới gần 95 % số học sinh ở thành thị đúng độ tuổi đƣợc đi học THPT trong khi đó con số này chỉ là khoảng 59% ở nông thôn. Tuy nhiên, tỷ lệ học sinh trong độ tuổi quy định đƣợc đi học THPT khác nhau không đáng kể giữa nam và nữ (Bảng 4.10).
Bảng 4.10: Tỷ lệ đi học đúng độ tuổi chia theo cấp học, thành thị - nông thôn, nam - nữ và 5 nhóm thu nhập năm 2012
Đơn vị tính: % Chung Cấp học Tiểu học THCS THPT Chung toàn tỉnh Thành thị Nông thôn Giới tính Nam Nữ 5 nhóm thu nhập Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm4 Nhóm 5 81,11 88,52 80,16 80,04 82,18 78,59 86,35 72,84 82,86 89,81 90,93 82,26 92,09 90,69 91,19 87,15 97,26 86,81 95,36 94.78 87,51 89,36 87,29 89,09 86,10 85,67 88,70 78,21 93,85 95,29 63,18 94,85 58,89 58.97 67.56 49,84 72,14 53,08 63,80 81,13
(Nguồn: Cục Thống kê Quảng Bình, 2013)
Chi phí cho giáo dục giữa khu vực thành thị và nông thôn, giữa các nhóm thu nhập và giới tính của chủ hộ có sự chênh lệch khá lớn. Thành thị và
các nhóm hộ giàu chi cho giáo dục cao vì có điều kiện đầu tƣ hơn cho con em đi học, trong khi ở nông thôn và các hộ nghèo chi cho giáo dục và đào tạo thấp, vì do điều kiện kinh tế hộ gia đình. Tuy nhiên, cần lƣu ý rằng các hộ nghèo và vùng nông thôn chi tiêu ít hơn cho giáo dục là do có thể họ đƣợc hƣởng lợi từ chính sách miễn giảm học phí và các khoản đóng góp cho học sinh vùng dân tộc, con em các hộ nghèo nên giảm đƣợc chi phí đi học… Năm 2008 chi cho giáo dục và đào tạo khu vực thành thị bình quân 1 ngƣời là 2.684,8 nghìn đồng, cao gấp 2,42 lần khu vực nông thôn (cao hơn 1.554,6 nghìn đồng); năm 2010 là 3.295 nghìn đồng/ngƣời, cao gấp 1,77 lần khu vực nông thôn (cao hơn 1.434 nghìn đồng); năm 2012 là 6.399,2 nghìn đồng, cao gấp 2,09 lần khu vực nông thôn (cao hơn 3.334,2 nghìn đồng). Năm 2008, các hộ nhóm 5 chi tiêu cho giáo dục đào tạo là 2.504,7 nghìn đồng, gấp 3, 42 lần so với nhóm 1; năm 2010 là 3.415 nghìn đồng/ngƣời, gấp 2,68 lần so với nhóm 1 và năm 2012 là 6.714,2 nghìn đồng, gấp 6,03 lần so với nhóm 1 (xem Phụ lục 7). Chi giáo dục cho một ngƣời đi học trong năm 2010 có sự khác biệt lớn giữa các loại hình trƣờng: Trƣờng dân lập, tƣ thục có mức chi phí lớn nhất 7.669 nghìn đồng/ngƣời, cao gấp 3,8 lần so với những học sinh học trƣờng công lập. Chi phí đi học bình quân một học sinh ở các cấp học khác nhau cũng có sự khác nhau, chi phí đi học bình quân một ngƣời học các trƣờng cao đẳng đại học 5.554 nghìn đồng/ngƣời; trung học chuyên nghiệp và dạy nghề 5.420 nghìn đồng/ngƣời; trung học phổ thông 1.750 nghìn đồng/ngƣời; trung học cơ sở 1.194 nghìn đồng/ngƣời; bậc tiểu học có mức chi phí thấp nhất 557 nghìn đồng/ngƣời và nhà trẻ mẫu giáo 663 nghìn đồng/ngƣời (xem Phụ lục 6).