Quan điểm, mục tiêu nâng cao mức sống dân cƣ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mức sống dân cư ở tỉnh Quảng Bình (Trang 95 - 96)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

5.1. Quan điểm, mục tiêu nâng cao mức sống dân cƣ

5.1.1. Quan điểm nâng cao mức sống dân cư

Trong quá trình lãnh đạo công cuộc đổi mới ở Việt Nam, Đảng và Nhà nƣớc ta luôn kiên định và ngày càng bổ sung, hoàn thiện những tƣ duy, quan điểm mới trong việc giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với mục tiêu nâng cao mức sống dân cƣ. Đảng và Nhà nƣớc ta chủ trƣơng phát triển nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, điều đó có nghĩa là đi đôi với việc phát triển kinh tế phải bảo đảm về mặt an sinh xã hội cho các tầng lớp dân cƣ. Vì vậy, trong các văn kiện đại hội của Đảng và trong các chiến lƣợc phát triển kinh tế, bao giờ Đảng ta cũng chú trọng việc gắn kết giữa mục tiêu phát triển kinh tế với mục tiêu xã hội và đặc biệt nhấn mạnh việc không ngừng nâng cao mức sống dân cƣ, giảm tỷ lệ đói nghèo, từng bƣớc giảm khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa các tầng lớp dân cƣ.

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI tiếp tục thể hiện quan điểm của Đảng trong định hƣớng và mục tiêu tổng quát: “phát triển kinh tế nhanh, bền vững; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân...”. “Tập trung giải quyết vấn đề việc làm và thu nhập cho ngƣời lao động, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Tạo bƣớc tiến rõ rệt về thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, giảm tỉ lệ hộ nghèo; cải thiện điều kiện chăm sóc sức khỏe cho nhân dân”(Đảng Cộng sản Việt Nam, 2011).

Quan điểm, định hƣớng của Đảng Cộng sản Việt Nam - đó cũng là quan điểm, định hƣớng của cấp ủy đảng và chính quyền tỉnh Quảng Bình trong việc nâng cao mức sống dân cƣ, thể hiện ở các nội dung cơ bản sau:

Một là, phát triển vì con ngƣời, lấy con ngƣời là trọng tâm là chủ thể của mọi hoạt động kinh tế. Tăng cƣờng kinh tế và nâng cao mức sống nhân dân vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển xã hội.

Hai là, tăng trƣởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa, y tế, giáo dục, giải quyết tốt các vấn đề xã hội vì mục tiêu phát triển con ngƣời và nâng cao chất lƣợng cuộc sống.

Ba là, thực hiện công bằng xã hội ngay trong từng bƣớc, từng chính sách và trong suốt quá trình phát triển. Đây là quan điểm chỉ đạo cơ bản và nhất quán xuyên suốt trong công cuộc đổi mới và trong thời gian sắp tới.

5.1.2. Mục tiêu nâng cao mức sống dân cư

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lần thứ XV nhiệm kỳ 2010 - 2015 đề ra chỉ tiêu phấn đấu: “Thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt từ 28 - 30 triệu đồng” (Đảng bộ tỉnh Quảng Bình, 2010) nhằm đƣa Quảng Bỉnh ra khỏi tình trạng tỉnh nghèo vào năm 2015 và cơ bản trở thành tỉnh phát triển trong vùng vào năm 2020; xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, từng bƣớc hiện đại; phát triển hệ thống giáo dục, đào tạo, đáp ứng đƣợc yêu cầu nguồn nhân lực trong từng giai đoạn; không ngừng quan tâm và chăm sóc sức khỏe nhân nhân; từng bƣớc nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân; chủ động phòng, chống bão, lũ nhằm hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hƣởng do thiên tai gây ra; thực hiện tốt các chính sách an sinh - xã hội. Đó cũng chính là mục tiêu của việc nâng cao mức sống dân cƣ trong thời gian tới,

5.2. Những thời cơ và thách thức trong việc nâng cao mức sống dân cƣ ở tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mức sống dân cư ở tỉnh Quảng Bình (Trang 95 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)