Chi tiêu và cơ cấu chi tiêu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mức sống dân cư ở tỉnh Quảng Bình (Trang 67 - 69)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.2. Phân tích thực trạng biến động mức sống dân cƣ tỉnh Quảng Bình từ

4.2.2. Chi tiêu và cơ cấu chi tiêu

Trong mỗi gia đình, mức chi tiêu nói chung và chi tiêu cho đời sống nói riêng phụ thuộc phần lớn vào thu nhập của hộ. Do thu nhập tăng và tƣơng đối ổn định nên trong thời kỳ 2006 - 2012, việc chi tiêu cho đời sống của các tầng lớp dân cƣ tỉnh Quảng Bình cũng đƣợc tăng lên, điều này phản ánh đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời dân ngày càng cao và không ngừng đƣợc cải thiện.

Mức sống của ngƣời dân tỉnh Quảng Bình ngày càng đƣợc cải thiện hơn thể hiện rõ qua chỉ số chi tiêu bình quân ngƣời/tháng năm 2012 là 1.412 nghìn đồng, chiếm 98,27% thu nhập, tăng 596 nghìn đồng so với năm 2010, tăng 946 nghìn đồng so với năm 2008 và tăng 1.103 nghìn đồng so với năm 2006.

Bảng 4.7: Chi tiêu đời sống bình quân 1 ngƣời 1 tháng

theo thành thị/nông thôn và 5 nhóm thu nhập năm 2006; 2008; 2010; 2012

Chia theo năm (1.000 đồng) Năm 2012 so với năm 2006 (%) Năm 2012 so với năm 2008 (%) Năm 2012 so với năm 2010 (%) Năm 2006 Năm 2008 Năm 2010 Năm 2012 Chung toàn tỉnh 309 466 816 1.412 456,90 303,00 173,04 Thành thị 439 629 1.189 2.177 495,90 346,00 183,10 Nông thôn 291 443 734 1.265 434,70 285,00 172,34 5 nhóm thu nhập Nhóm 1 167 281 425 785 470,06 279,36 184,71 Nhóm 2 224 397 565 993 443,30 250,13 175,75 Nhóm 3 275 442 815 1.287 468,00 291,18 157,91 Nhóm 4 368 566 879 1.681 456,80 297,00 191,24 Nhóm 5 502 643 1.378 2.281 454,40 354,74 165,53 Chênh lệch giữa nhóm 5 và nhóm 1 (lần) 3,01 2,29 3,24 2,91 - - -

Mức chi tiêu bình quân 1 ngƣời/tháng của các nhóm thu nhập giữa khu vực thành thị và nông thôn, giữa nhóm hộ giàu và hộ nghèo có xu hƣớng tăng lên và có sự chênh lệch khá lớn. Các hộ nghèo phần lớn sống ở khu vực nông thôn do điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ các nhu cầu đời sống còn nhiều hạn chế hơn so với khu vực thành thị, vì vậy, trong cơ cấu chi tiêu của hộ chủ yếu phục vụ nhu cầu ăn uống. Chi tiêu đời sống của hộ gia đình năm 2012 có sự khác biệt giữa khu vực thành thị 2.177 nghìn đồng, cao gấp 1,72 lần so với khu vực nông thôn (năm 2010 là 1,62 lần, năm 2008 là 1,42 lần và năm 2006 là 1,51 lần). Khu vực nông thôn chi tiêu cho đời sống bình quân 1 ngƣời/1 tháng năm 2012 là 1.265 nghìn đồng, tăng 172,34% so với năm 2010 và tăng 285,55% so với năm 2008. Trong chi tiêu cho đời sống, xét theo nhóm thu nhập: nhóm hộ có thu nhập cao nhất (nhóm 5) so với nhóm thấp nhất (nhóm 1), chi cho đời sống bình quân 1 ngƣời/1 tháng năm 2012 cao gấp 2,91 lần (năm 2010 cao gấp 3,24 lần; năm 2008 là 2,29 lần; năm 2006 là 3,01 lần). Điều này phản ánh mức sống ở khu vực thành thị cao hơn khu vực nông thôn, những hộ giàu ngày càng đƣợc nâng cao nhanh hơn những hộ nghèo và sự phân hóa giàu nghèo diễn ra ngày càng cao.

Kết quả năm 2012 cho thấy, tỷ trọng chi cho ăn uống hút những hộ ở nhóm 1 là 57,94%, những hộ ở nhóm 5 là 57,63% trong tổng chi đời sống, trong đó chi cho lƣơng thực của những hộ nghèo (nhóm 1) chiếm 10,01% tổng chi đời sống, bên cạnh đó nhóm hộ giàu (nhóm 5) chỉ có 6,32% (Phụ lục 3). Dựa vào mức chi cho đời sống, chúng ta thấy rằng, những hộ giàu có mức chi cho đời sống cao hơn hẳn các hộ nghèo, trong khi các hộ nghèo chủ yếu chi cho nhu cầu ăn uống, ngƣợc lại những hộ giàu chi nhiều hơn cho các dịch vụ phục vụ ngoài ăn uống nhƣ trang phục, nhà ở, thiết bị và đồ dùng gia đình, y tế, chăm sóc sức khoẻ…

Chi tiêu đời sống của hộ gia đình các năm có sự khác biệt giữa khu vực thành thị và khu vực nông thôn. Chi tiêu đời sống bình quân 1 ngƣời 1 tháng năm 2012 của khu vực thành thị là 2.177 nghìn đồng, cao gấp 1,72 lần so với khu vực nông thôn (năm 2010 cao gấp 1,602 lần, năm 2008 là 1,52 lần, năm 2006 là 1,62 lần). Khu vực nông thôn chi tiêu cho đời sống bình quân 1 ngƣời 1 tháng năm 2012 đạt 1.265 ngìn đồng, tăng 72,34% so với năm 2010, tăng 185,55% so với năm 2008 và tăng 333,2% so với năm 2006 (Phụ lục 2).

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mức sống dân cư ở tỉnh Quảng Bình (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)