CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
4.3.2. Những hạn chế và thách thức đặt ra
4.3.2.1. Mức thu nhập còn rất thấp so với mặt bằng chung của cả nước và chênh lệch thu nhập ngày càng gia tăng
Thời kỳ 2006 - 2012, mặc dù mức thu nhập bình quân đầu ngƣời của Quảng Bình đã đƣợc cải thiện đáng kể, nhƣng hiện tại mức thu nhập này còn rất thấp so với mặt bằng chung của cả nƣớc và một số tỉnh lân cận nhƣ Thừa Thiên - Huế. Hơn nữa, chênh lệch thu nhập giữa thành thị - nông thôn và giữa các nhóm có xu hƣớng gia tăng. Chênh lệch thu nhập giữa nhóm 20% giàu nhất và nhóm 20% nghèo nhất tăng từ 5,7 lần năm 2006 lên 7,5 lần năm 2012 (Cục Thống kê Quảng Bình, 2013). Tuy nhiên, mức chênh lệch thu nhập của Quảng Bình còn thấp hơn so với mặt bằng chung quốc gia là 9,5 lần năm 2012 (Nguyễn Hồng Sơn và Trần Quang Tuyến, 2014) và mức gia tăng này sẽ tăng mạnh trong những năm sắp tới. Do vậy, nếu không có những chính sách điều tiết hợp lý thì sự gia tăng bất bình đẳng có thể có những hậu quả tiêu cực cho thành tựu giảm nghèo bởi nghèo đói và bất bình đẳng thƣờng có mối quan hệ đồng biến với nhau. Hơn nữa, bất bình đẳng thu nhập cũng đe dọa sự ổn định chính trị và xã hội cũng nhƣ mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh Quảng Bình.
Về nguyên nhân, có thể đƣợc giải thích là do Quảng Bình là địa bàn chịu ảnh hƣởng nặng nề từ hai cuộc chiến tranh khốc liệt chống thực dân Pháp và đế
quốc Mỹ xâm lƣợc, điểm xuất phát thấp, vị trí địa lý tự nhiên là vùng đất hẹp, dốc, thƣờng xuyên chịu ảnh hƣởng của thiên tai khắc nghiệt, đặc biệt bão lũ thƣờng xuyên xảy ra. Việc chênh lệch thu nhập ngày càng gia tăng, một mặt do tất yếu khách quan của việc phát triển kinh tế thị trƣờng, mặt khác, có thể do chính quyền địa phƣơng chƣa điều tiết đƣợc nguồn thu nhập của dân cƣ trong tỉnh.
4.3.2.2. Tỷ lệ nghèo còn cao và nguy cơ tái nghèo còn lớn
Tuy đã đạt đƣợc nhiều kết quả trong việc xóa đói giảm nghèo song trên thực tế, việc xóa đói giảm nghèo ở Quảng Bình còn thiếu tính bền vững. Nguy cơ dễ bị tổn thƣơng của ngƣời nghèo trƣớc rủi ro của cuộc sống còn lớn. Chỉ tính riêng trong 5 năm (2006 - 2010), tổng giá trị thiệt hại do bão, lũ trên các địa bàn của tỉnh lên đến 4.057 tỷ đồng (chiếm 9,2% tổng GDP 5 năm của Quảng Bình), bình quân mỗi năm ở Quảng Bình giá trị thiệt hại lên đến 815 tỷ đồng và có thể nói giá trị thiệt hại do thiên tai gây ra hàng năm gần bằng nguồn thu ngân sách từ kinh tế địa phƣơng của tỉnh (thu ngân sách bình quân 5 năm là 905 tỷ đồng/năm).
Bên cạnh đó, với đặc điểm về địa hình hẹp và dốc, đất đai kém màu mỡ nên khả năng mở rộng diện tích đất sản xuất trong các ngành nông, lâm, thuỷ sản của các tầng lớp dân cƣ còn gặp phải khó khăn, nhất là việc bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp để đảm bảo có hiệu quả kinh tế khi đầu tƣ phát triển sản xuất. Hơn nữa, với đặc điểm khí hậu, thời tiết khắc nghiệt, bão lũ thƣờng xuyên xảy ra đã tạo cho Quảng Bình những khó khăn cho đời sống nhân dân nói chung và việc phát triển sản xuất nông, lâm, thủy sản nói riêng. Với đặc thù của địa hình và thời tiết, khí hậu đã làm ảnh hƣởng trực tiếp đến đời sống dân cƣ trong tỉnh, chứa đựng nhiều tiềm ẩn rủi ro và ảnh hƣởng lớn đến các hoạt động sản xuất nông, lâm, thủy sản, tạo tâm lý thiếu an tâm trong đầu tƣ phát triển sản xuất, vì vậy làm ảnh hƣởng lớn đến năng suất, chất
lƣợng, hiệu quả của cơ cấu cây trồng, vật nuôi cũng nhƣ các loại hình sản xuất và dịch vụ.
Hệ thống an sinh xã hội chƣa phát huy tác dụng ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Đặc biệt, Quảng Bình nằm trong vùng thƣờng xuyên xảy ra thiên tai bão lụt, gần 80% ngƣời nghèo làm việc trong nông nghiệp có thể dẫn đến nguy cơ tái nghèo còn cao. Mức thu nhập của một số hộ không ổn định nằm giáp ranh chuẩn nghèo đói cũng có nguy cơ tái đói nghèo.
4.3.2.3. Bất bình đẳng trong việc tiếp cận giáo dục có chiều hướng gia tăng
Nhƣ đã phân tích ở phần thực trạng (mục 4.2.4), mặc dù lĩnh vực giáo dục đã đạt đƣợc một số thành tựu nhất định nhƣng có sự chênh lệch đáng kề về tiếp cận giáo dục giữa dân số thành thị và nông thôn và giữa nhóm giàu và nhóm nghèo, thể hiện qua tỷ lệ trẻ em đi học đúng độ tuổi là cao hơn rất nhiều ở thành thị so với nông thôn và nhóm giàu so với nhóm nghèo.
Bất bình đẳng trong tiếp cận giáo dục còn đƣợc thể hiện một phần qua chi phí cho giáo dục giữa khu vực thành thị và nông thôn, giữa các nhóm thu nhập và dân tộc của chủ hộ có sự chênh lệch ngày một lớn. Ở khu vực thành thị và nhóm các hộ giàu chi cho giáo dục cao vì có điều kiện đầu tƣ hơn cho con em đi học, trong khi ở nông thôn và các hộ nghèo chi cho giáo dục và đào tạo thấp vì do điều kiện khó khăn của kinh tế hộ gia đình. Tuy nhiên, cần lƣu ý là chi tiêu cho giáo dục thấp ở nhóm nghèo và vùng khó khăn cũng bắt nguồn nhờ hƣởng lợi từ chính sách miễn giảm học phí và các khoản đóng góp cho học sinh vùng dân tộc, con em các hộ nghèo nên giảm đƣợc chi phí đi học.
Nguyên nhân của tình trạng trên là do bất bình đẳng trong thu nhập và một phần do chính sách xã hội hóa giáo dục không đồng đều giữa các vùng, miền, mặt khác, cũng có thể các cấp chính quyền chƣa thực hiện tốt các chính sách về giáo dục đào tạo.
4.3.2.4. Chi phí y tế ngày càng cao và xuất hiện bất bình đẳng trong tiếp cận y tế
Chi phí y tế và cơ cấu chi cho y tế trong tổng chi tiêu cho đời sống càng cao ảnh hƣởng càng lớn đến mức sống của dân cƣ và trở thành gánh nặng trong đời sống đối với những hộ nghèo ở tỉnh Quảng Bình. Chi phí y tế bình quân 1 lƣợt ngƣời có khám chữa bệnh trong năm 2012 chung toàn tỉnh là 1.212 nghìn đồng/ngƣời/lƣợt, tăng 95 nghìn đồng so với năm 2010. Năm 2010, tỷ trọng chi cho y tế trong tổng chi cho đời sống hộ gia đình chung toàn tỉnh chiếm 10,24%, tỷ trọng này có sự khác nhau giữa khu vực nông thôn và thành thị, nhóm hộ giàu cao hơn hộ nghèo và chủ hộ là dân tộc kinh cao hơn chủ hộ là dân tộc thiểu số; khu vực thành thị chiếm tỷ trọng 12,33%, cao hơn khu vực nông thôn 2,85% (khu vực nông thôn 9,48%); nhóm 5 (nhóm hộ giàu nhất) chiếm 14,91%, cao hơn nhóm 1 (nhóm nghèo nhất) 7,22% (nhóm 1 là 7,69%). Năm 2012, tỷ trọng chi cho y tế trong tổng chi cho đời sống hộ gia đình chung toàn tỉnh chiếm 5,10%; khu vực thành thị chiếm 3,30% (thấp hơn khu vực nông thôn 2,39%), khu vực nông thôn là 5,69%; nhóm 5 chiếm 2,81% (thấp hơn nhóm 1 0,52% (nhóm 1 là 3,33%. Chi phí y tế bình quân 1 lƣợt ngƣời có khám chữa bệnh trong năm 2010 chung toàn tỉnh là 1.117 nghìn đồng/ngƣời/lƣợt, trong đó khu vực thành thị 1.592 nghìn đồng/ngƣời/lƣợt cao gấp 1,65 lần khu vực nông thôn (964 nghìn đồng/ngƣời/lƣợt). Chi tiêu y tế bình quân 1 ngƣời có khám chữa bệnh trong năm 2010 ở khu vực thành thị là 3.048 nghìn đồng, cao hơn 1.345 nghìn đồng so với khu vực nông thôn; nhóm 5 (các hộ giàu nhất) 4.127 nghìn đồng, cao hơn 3.519 nghìn đồng so với nhóm 1 (nhóm các hộ nghèo nhất) (Cục Thống kê Quảng Bình, 2013).
Nguyên nhân của chi phí về y tế tăng cao là do kinh tế phát triển, nhu cầu khám, chữa bệnh của ngƣời dân ngày càng tăng và ngày càng cao. Bên cạnh đó, việc xuất hiện bất bình đẳng trong tiếp cận y tế là do những hộ nghèo phần lớn ở khu vực nông thôn đƣợc sự quan tâm của Nhà nƣớc về cấp phát thẻ bảo hiểm y tế
khám chữa bệnh cho ngƣời nghèo đã góp phần giảm bớt gánh nặng của ngƣời dân trong chăm sóc sức khoẻ, mặt khác, những hộ ở khu vực thành thị và những hộ có thu nhập cao có điều kiện để sử dụng dịch vụ y tế cao hơn dẫn tới chi phí cao hơn.
4.3.2.5. Sự khác biệt về nhà ở và diện tích nhà ở
Tỷ lệ hộ có nhà ở kiên cố và bán kiên cố chiếm tỷ lệ lớn, tỷ lệ nhà tạm giảm, tuy nhiên có sự khác biệt: Tỷ lệ hộ có nhà kiên cố và bán kiên cố chung toàn tỉnh năm năm 2012 là 96,9%, tăng 2,06% so với năm 2010; so với năm 2008 tăng 2,14%, trong đó, tỷ lệ hộ có nhà kiên cố chiếm 84,4% và bán kiên cố chiếm 12,3%. Tỷ lệ này của năm 2010 là 94,84%, tăng 0,08% so với năm 2008; so với năm 2006 tăng 0,72%, trong đó tỷ lệ hộ có nhà kiên cố chiếm 81,48% và bán kiên cố 13,36%. Phân theo ngành nghề ta thấy: hộ xây dựng có tỷ lệ nhà kiên cố và bán kiên cố cao nhất, chiếm 98,41%; tiếp theo là hộ làm dịch vụ 98,05%; những hộ làm lâm nghiệp có tỷ lệ này thấp nhất với 84,38%. Nếu xét theo 5 nhóm thu nhập thì năm 2012, tỷ lệ nhà kiên cố của những hộ nhóm 5 là 90,78%, trong khi đó nhóm 1 chỉ chiếm 67,09%. Tỷ lệ này tƣơng ứng năm 2010 là 89,13% và 62,18%; năm 2008 là 42,00% và 11,54% (Cục Thống kê Quảng Bình).
Diện tích nhà ở bình quân có sự khác nhau giữa khu vực thành thị và khu vực nông thôn, năm 2010 diện tích nhà ở bình quân 1 ngƣời khu vực thành thị là 23,54m2, cao hơn khu vực nông thôn 5,57m2 (khu vực nông thôn 17,97m2). Diện tích nhà ở bình quân 1 khẩu có sự khác nhau giữa dân tộc của chủ hộ, giữa hộ giàu và hộ nghèo. Diện tích nhà ở bình quân 1 ngƣời của những hộ dân tộc kinh là 19,28m2, cao gấp 2,86 lần những hộ có chủ hộ là dân tộc khác (6,73m2); của những ngƣời ở nhóm 5 là 29,13m2, cao gấp 2,04 lần những hộ thuộc nhóm 1 (chỉ có 14,26m2
).
Nguyên nhân của sự khác biệt về diện tích nhà ở có thể lý giải là do bất bình đẳng về thu nhập giữa các nhóm dân cƣ và do sự khác biệt về nhận thức của ngƣời dân ở các vùng miền và các tầng lớp trong xã hội..
CHƢƠNG 5
NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO MỨC SỐNG DÂN CƢ TỈNH QUẢNG BÌNH TRONG NHỮNG NĂM SẮP TỚI