CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
5.3. Những giải pháp nhằm nâng cao mức sống dân cƣ tỉnh Quảng Bình
5.3.3. Nhóm các giải pháp giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chƣơng trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, đặc biệt là chƣơng trình giảm nghèo nhanh và bền vững ở huyện Minh Hóa theo Nghị quyết 30a của Chính phủ. Tiếp tục tạo mọi điều kiện để các hộ có thu nhập thấp tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản nhƣ y tế, giáo dục, nƣớc sạch, điện sinh hoạt. Mở rộng hơn các loại hình trợ cấp cho hộ nghèo, hộ cận nghèo. Quan tâm công tác vận động sự đóng góp từ cộng đồng, từ doanh nghiệp để có thêm nguồn lực cho chƣơng trình xoá đói giảm nghèo. Coi trọng
giám sát, sử dụng nguồn lực đối với vùng nghèo, ngƣời nghèo đúng mục đích, có hiệu quả.
Phát triển cơ sở hạ tầng khu vực nông thôn, trong đó chú trọng phát triển đồng bộ và từng bƣớc hiện đại hóa hệ thống thuỷ lợi, hệ thống đê biển, hệ thống đê bao chống lũ nhằm tạo đƣợc sự chủ động trong tổ chức sản xuất khu vực nông, lâm, thủy sản và hạn chế dần những thiệt hại về sản xuất và đời sống do thiên tai, lũ lụt gây ra hàng năm… Có giải pháp, chính sách hỗ trợ, đầu tƣ thiết thực để phát triển kinh tế vùng còn khó khăn, từng bƣớc nâng cao mức sống cho nhân dân và giảm dần tốc độ phân hóa giàu nghèo, tạo bình đẳng xã hội.
Nâng cao chất lƣợng của hệ thống an sinh xã hội; thực hiện tốt các chính sách xã hội, vận động toàn dân tham gia các hoạt động "đền ơn đáp nghĩa", chăm sóc ngƣời có công, gia đình thƣơng binh liệt sĩ, giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam, trẻ mồ côi, ngƣời già không nơi nƣơng tựa, ngƣời tàn tật. Đẩy mạnh sự hỗ trợ của nhà nƣớc đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo thông qua các chính sách tạo điều kiện sản xuất, việc làm (đất đai, công cụ sản xuất, trình độ, kiến thức, tay nghề...). Nhà nƣớc cần nghiên cứu để tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ giúp và cứu trợ xã hội đa dạng, linh hoạt, có khả năng bảo vệ, giúp đỡ mọi thành viên trong xã hội, nhất là các nhóm nghèo, cận nghèo, đồng bào dân tộc ít ngƣời, các đối tƣợng chính sách, vƣợt qua khó khăn hoặc rủi ro trong đời sống. Đẩy mạnh xã hội hoá dịch vụ bảo hiểm xã hội, từng bƣớc chuyển các loại hình trợ giúp, cứu trợ xã hội sang cung cấp dịch vụ bảo trợ xã hội dựa vào cộng đồng, bảo đảm cho các đối tƣợng bảo trợ xã hội có cuộc sống ổn định, hòa nhập tốt hơn vào cộng đồng, có cơ hội để tiếp cận với các dịch vụ công thiết yếu.
Đào tạo nghề và giải quyết việc làm là một trong những động lực cơ bản để giúp hộ nghèo thoát nghèo và hộ cận nghèo không tái nghèo. Do đó, Nhà nƣớc cần đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, con em đồng bào dân tộc ít ngƣời, giúp họ có đủ kiến thức cần thiết để tự tạo thêm việc làm mới, nghề mới và tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, tiến tới làm thay đổi nhận thức cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo không còn tƣ tƣởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nƣớc mà phải tự mình vƣơn lên để thoát nghèo. Từ sự thay đổi nhận thức, kết hợp với sự hỗ trợ của Nhà nƣớc về đất đai, vốn vay ƣu đãi, trình độ kiến thức, tay nghề... sẽ là nền tảng giúp họ vƣơn lên thoát nghèo bền vững bằng chính khả năng của mình.
Đối với các huyện nghèo kinh tế chậm phát triển, ngoài sự hỗ trợ của Trung ƣơng thông qua các chƣơng trình dự án, tỉnh cần có chính sách riêng, đủ mạnh để hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, gắn với giảm nghèo bền vững ở các huyện nhƣ Minh Hoá, Tuyên Hoá, tạo điều kiện nâng cao mức sống của đồng bào dân tộc thiểu số, thu hẹp dần tốc độ gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các nhóm dân cƣ trong tỉnh.
Chú trọng lồng ghép các nguồn lực đầu tƣ theo hƣớng xã hội hóa để xây dựng nông thôn mới theo bộ tiêu chí quốc gia; trƣớc hết, quan tâm đầu tƣ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đảm bảo đồng bộ. Tăng mức đầu tƣ từ ngân sách Nhà nƣớc cho công tác xã hội hóa các hoạt động văn hóa, chú trọng nâng cao đời sống ở nông thôn, nhất là ở các vùng miền núi, vùng khó khăn, từng bƣớc thu hẹp dần khoảng cách hƣởng thụ văn hoá giữa các vùng miền, thành thị và nông thôn, giữa các hộ giàu và hộ nghèo trong tỉnh.
KẾT LUẬN
Mức sống là một khái niệm khá phức tạp và luôn thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của lịch sử và nhận thức của con ngƣời. Mức sống phản ánh quan hệ sản xuất, quan hệ xã hội giữa ngƣời với ngƣời trong quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng sản phẩm xã hội. Mức sống không chỉ là một sự thỏa mãn nhu cầu của đời sống vật chất mà cả những nhu cầu tinh thần của các thành viên trong xã hội. Để đánh giá mức sống ngƣời ta sử dụng hệ thống đồng bộ các chỉ tiêu, trong đó có các chỉ tiêu cơ bản phản ánh mức sống nhƣ thu nhập, chi tiêu, y tế, giáo dục...
Trong thời kỳ 2006-2012, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức về điều kiện tự nhiên, nhất là thời tiết diễn biến phức tạp, lũ lụt, gió bão, rét đậm kéo dài, nắng nóng thƣờng xuyên uy hiếp cũng nhƣ sự tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu gây nhiều biến động khó lƣờng tạo nên những khó khăn của nền kinh tế trong nƣớc, trong tỉnh. Tuy vậy, nền kinh tế Quảng Bình tiếp tục tăng trƣởng khá và tỉnh đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể trong việc nâng cao mức sống dân cƣ. Mức thu nhập bình quân đầu ngƣời tăng lên đáng kể và tƣơng đối cao so với các tỉnh lân cận. Đi cùng với việc gia tăng thu nhập bình quân đầu ngƣời là tiến bộ đáng kể trong giảm số hộ nghèo. Cùng với những tiến bộ về mức sống về mặt vật chất nhƣ thu nhập và chi tiêu, các lĩnh vực khác nhƣ giáo dục, y tế, nhà ở và tài sản cũng đƣợc cải thiện đáng kể trong thời kỳ 2006- 2012. Những thành tựu có đƣợc ở trên là do Quảng Bình đã duy trì đƣợc tốc độ tăng trƣởng kinh tế tƣơng đối cao, trong khi đó lại giảm đƣợc quy mô nhân khẩu, và có thể đã thực hiện tốt một số chính sách hỗ trợ ngƣời nghèo và các chính sách khác về y tế, giáo dục và an sinh xã hội.
Bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc, Quảng Bình còn gặp một số thách thức đặt ra trong thời gian tới nhƣ: mức thu nhập đầu ngƣời còn rất thấp và tỷ lệ
nghèo cao hơn so với mặt bằng chung của cả nƣớc; bất bình đẳng trong thu nhập tuy chƣa cao nhƣng có xu hƣớng gia tăng đe dọa tới sự phát triển bền vững; tiếp cận giáo dục và y tế cũng nhƣ sở hữu tài sản và giá trị nhà ở có sự phân hóa ngày càng tăng giữa thành thị và nông thôn, giữa ngƣời giàu và ngƣời nghèo. Tác giả luận văn đã nhấn mạnh rằng mặc dù bất bình đẳng trong tiếp cận giáo dục và y tế về cơ bản bắt nguồn từ bất bình đẳng thu nhập nhƣng chính bất bình đẳng trong hai lĩnh vực này sẽ làm cho bất bình đẳng về thu nhập càng trầm trọng trong tƣơng lai bởi các hộ giàu có về vốn nhân lực (do đầu tƣ nhiều hơn cho y tế và giáo dục) sẽ có cơ hội việc làm tốt hơn trong tƣơng lai và do vậy sẽ có thu nhập cao hơn các nhóm đầu tƣ ít hơn cho giáo dục và y tế.
Trên cơ sở phân tích rõ những hạn chế và thách thức nói trên, luận văn đã đề xuất ba nhóm giải pháp cơ bản để nâng cao mức sống ngƣời dân và đảm bảo công bằng xã hội ở Quảng Bình. Nhóm giải pháp kinh tế tập trung vào phát triển các ngành kinh tế nhằm khai thác tốt lợi thế của tỉnh cho tăng trƣởng bền vững, và đồng thời cũng đề xuất các giải pháp về sử dụng nguồn nhân lực, khoa học công nghệ, thuế và cải cách hành chính. Tất cả các nhóm giải pháp này tuy không bao trùm hết mọi khía cạnh cần thiết nhƣng theo tác giả luận văn thì chúng sẽ giúp thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế cao và bền vững, từ đó tạo tiền đề quan trọng cho việc nâng cao mức sống dân cƣ. Nhóm giải pháp thứ hai bao gồm các giải pháp về giáo dục, y tế và kế hoạch hóa gia đình. Nhóm giải pháp này có mục tiêu chính là thực hiện công bằng xã hội trong tiếp cận giáo dục và y tế, kế hoạch hóa gia đình. Nhóm giải pháp thứ ba là nhóm giải pháp về giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội. Nhóm giải pháp này đề cập đến việc làm thế nào để đảm bảo cho các nhóm yếu thế có cơ hội tốt hơn tham gia vào quá trình phát triển kinh tế của tỉnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt:
1. Đặng Quốc Bảo và Trƣơng Thị Thúy Hằng, 2005. Chỉ số tuổi thọ HDI - một số vấn đề thực tiễn ở Việt Nam. Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia.
2. Đặng Quốc Bảo và Trƣơng Thị Thúy Hằng, 2005. Chỉ số phát triển kinh tế trong HDI - cách tiếp cận và một số kết quả nghiên cứu. Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia.
3. Bộ Lao động - Thƣơng binh & xã hội, 2004. Những định hướng chiến lược của chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010. Hà Nội: Nxb Lao động - Xã hội.
4. Nguyễn Thị Cành, 2010. Diễn biến mức sống dân cư, phân hóa giàu nghèo và các giải pháp xóa đói giảm nghèo trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế Việt Nam từ thực tiễn thành phố. Hồ Chí Minh. Tp. Hồ Chí Minh: Nxb Lao động - Xã hội.
5. Hoàng Văn Cƣờng, 2002. Sử dụng các chỉ số HDI và HPI trong đành giá trình độ phát triển các vùng nông thôn. Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 56. 6. C.Mác, 1960. Tư bản Q1, tập 1. Hà Nội: Nxb Sự thật.
7. Cục Thống kê Quảng Bình, 2013. Báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình qua các năm từ 2006 đến 2013. Quảng Bình.
8. Cục Thống kê Quảng Bình, 2007. Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bìnhnăm 2006. Quảng Bình.
9. Cục Thống kê Quảng Bình, 2009. Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bìnhnăm 2008. Quảng Bình.
10. Cục Thống kê Quảng Bình, 2011. Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bìnhnăm 2010. Quảng Bình.
11. Cục Thống kê Quảng Bình, 2013. Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bìnhnăm 2012. Quảng Bình.
12. Cục Thống kê Quảng Bình, 2014. Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bìnhnăm 2013. Quảng Bình.
13. Cục Thống kê Quảng Bình, 2013. Kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2008, 2010, 2012. Quảng Bình.
14.Chính phủ, 2009. Quyết định số 170/2005/QĐ-TTG ngày 30/1/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chuẩn nghèo mới áp dụng cho giai đoạn 2011- 2015. Hà Nội.
15. Phạm Văn Dũng và cộng sự, 2012. Kinh tế chính trị đại cương. Hà Nội: Nxb Đại học Quốc gia.
16.Tống Văn Đƣờng, 2004. Giáo trình Dân số và phát triển. Hà Nội: Nxb Nông nghiệp.
17. Đảng Cộng sản Việt Nam, 2011. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI. Hà Nội: Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật.
18. Đảng bộ tỉnh Quảng Bình, 2010. Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lần thứ XV, Nhiệm kỳ 2010-2015. Quảng Bình.
19.Đảng bộ tỉnh Quảng Bình, 2013. Tổng kết Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể.
Báo cáo. Quảng Bình.
20.Hồ Trung Đông, 2011. Một số giải pháp nâng cao mức sống các hộ dân tái định cư Dự án Thủy điện Sê San 3A tỉnh Gia Lai ”. Luận văn thạc sĩ kinh tế. Đại học Đà Nẵng.
21. Cái Thị Thùy Giang, 20010. Hoạt động dân vận Quảng Bình, giai đoạn 1989 - 2005. Luận văn thạc sĩ Lịch sử. Đại học Huế.
22. Trần Thị Lan Hƣơng, 2002. Tác động của phân tầng mức sống và quá trình phát triển văn hóa nông thôn. Hà Nội: Nxb Văn hóa thông tin.
23. Đinh Phi Hổ và cộng sự, 2006. Lý thuyết nghèo đói và bất bình đẳng trong phân phối thu nhập - Kinh tế phát triển. Tp. Hồ Chí Minh: Nxb Thống kê.
24.Phan Thúc Huân, 2007. Sự phân hóa giàu nghèo và các giải pháp chính sách giảm phân hóa giàu nghèo - Kinh tế phát triển. Tp. Hồ Chí Minh: Nxb Thống kê.
25.Đỗ Thiên Kính, 2003. Phân hóa giàu nghèo và tác động của yếu tố học vấn đến nâng cao mức sống cho người dân Việt Nam. Hà Nội: Nxb Khoa học xã hội.
26.Nguyễn Lân, 2006. Từ điển, từ ngữ Việt Nam. Tp. Hồ Chí Minh: Nxb Tổng hợp.
27. Vũ Thị Ngọc Phùng, 2005. Giáo trình kinh tế phát triển. Hà Nội: Nxb Lao động - xã hội.
28.Nguyễn Hồng Sơn và Trần Quang Tuyến, 2014. Nâng cao mức sống dân cư trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, số I.
29.Sở Lao động, Thƣơng binh và xã hội Quảng Bình, 2013. Tình hình thực hiện các dự án, chương trình mục tiêu quốc gia từ năm 2006 - 2012. Báo cáo. Quảng Bình
30. Sở Lao động, Thƣơng binh và xã hội Quảng Bình, 2014. Thực trạng dân số, lao động và giải quyết việc làm từ năm 1989 đến nay. Báo cáo. Quảng Bình. 31.Dƣơng Thị Hoàng Trân, 2011. Giải pháp nâng cao mức sống dân cư ở
thành phố Đà Nẵng. Luận văn thạc sĩ kinh tế. Đại học Đà Nẵng.
32.Nguyễn Trọng Xuân, 2009. Một số vấn đề về tăng trưởng kinh tế và mức sống dân cư của Việt Nam. Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 12.
33.Nguyễn Nhƣ Ý, 1994, 1999. Đại Từ điển Tiếng Việt. Hà Nội: Nxb Văn hóa thông tin.
34. R.C Sharma, 1990. Dân số, tài nguyên, môi trường và chất lượng cuộc sống. Viện Khoa học giáo dục Việt Nam. Hà Nội.
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2005-2010. Quảng Bình.
36. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình, 2013. Báo cáo việc thực hiện chính sách pháp luật về giảm nghèo giai đoạn 2005-2012. Quảng Bình.
37. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình, 2010. Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2005-2010. Quảng Bình.
38. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình, 2005. Chương trình phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa tính đến năm 2020. Quảng Bình.
39. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình, 2005. Đề án quy hoạch phát triển dạy nghề trên điạ bàn tỉnh Quảng Bình. Quảng Bình.
40. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình, 2005. Đề án xã hội hóa dạy nghề tỉnh Quảng Bình. Quảng Bình.
41. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình, 2008. Đề án đào tạo nguồn nhân lực qua đào tạo nghề tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2010 - 2015. Quảng Bình.
42. Viện Khoa học xã hội Việt Nam, 2011. Giảm nghèo ở Việt Nam: Thành tựu và thách thức. Hà Nội: Nxb Thế Giới.
43. WB, 2000. Báo cáo nghiên cứu về Nghèo năm 1999. Hà Nội. 44. WB, 2004. Báo cáo nghiên cứu về Nghèo năm 2004. Hà Nội. 45. WB, 2012. Báo cáo năm 2012. Hà Nội.
Tiếng Anh:
46.Sen, Amartya, 1993. Commodities and Capabilities, Oxford. Oxford University Press.
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: Cơ cấu chi tiêu bình quân cho đời sống ở tỉnh Quảng Bình
Năm 2006 Năm 2008 Năm 2010 Năm 2012
Chỉ tiêu (1000 đ) Tỷ trọng (%)