Phƣơng pháp tổng hợp và xử lý thông tin, dữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng ngắn hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP đông nam á chi nhánh láng hạ (Trang 48 - 52)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN

2.2 Phƣơng pháp tổng hợp và xử lý thông tin, dữ liệu

Với những thông tin, dữ liệu thứ cấp đã thu thập đƣợc tác giả đã sàng lọc, lựa chọn những thông tin phù hợp, xác nhận lại thông tin chính xác và thông qua những chỉ tiêu cụ thể để đánh giá chất lƣợng tín dụng, luận văn đã đi sâu phân tích các số liệu, đƣa ra các giải thích, cũng nhƣ đƣa ra những nguyên nhân của các chỉ tiêu ở từng thời kỳ khác nhau để có một cái nhìn tổng quát về hiệu quả hoạt động tín dụng và công tác nâng cao chất lƣợng thẩm định tín dụng ngắn hạn đối với đối tƣợng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa của Chi nhánh. Từ đó rút ra nhận xét và đƣa ra các giải pháp, kiến nghị phù hợp với thực tiễn Ngân hàng đang nghiên cứu.

2.2.1 Phương pháp thống kê

Xuất phát từ mục đích nghiên cứu tác giả đã lựa chọn sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả cho luận văn của mình.

Sau khi thu thập đƣợc số liệu, tác giả sử dụng phƣơng pháp thống kê để sắp xếp, trình bày số liệu thu thập đƣợc theo những chỉ tiêu phù hợp nhƣ thời gian, chi phí... Qua đó ta sẽ có cái nhìn hệ thống về tình hình nâng cao chất lƣợng thẩm định cho vay ngắn hạn đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của ngân hàng thƣơng mại nói chung và ngân hàng TMCP Đông Nam Á- Chi nhánh Láng Hạ nói riêng, giúp cho việc nghiên cứu để đƣa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng thẩm định cho vay ngắn hạn đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP Đông Nam Á- Chi nhánh Láng Hạ một cách dễ dàng hơn.

2.2.2 Phương pháp phân tích tỉ lệ

Phƣơng pháp này đƣợc áp dụng phổ biến trong các đề tài nghiên, giúp các nhà phân tích khai thác có hiệu quả những số liệu và phân tích một cách có hệ thống theo chuỗi thời gian liên tục hoặc theo từng giai đoạn. Qua đó nguồn thông tin kinh tế và tài chính đƣợc cải tiến và cung cấp đầy đủ hơn.

Tác giả sử dụng phƣơng pháp này để phân tích số liệu thông qua các chỉ tiêu đánh giá nhƣ doanh thu, chi phí, doanh số cho vay, lợi nhuận thu đƣợc kinh doanh,.... Thông qua quá trình phân tích ta có thể thấy đƣợc việc nâng cao chất lƣợng thẩm định cho vay ngắn hạn đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP Đông Nam Á- Chi nhánh Láng Hạ giai đoạn sau so với giai đoạn trƣớc nhƣ thế nào. Từ đó tác giả đƣa ra hai nhóm nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan tác động đến việc nâng cao chất lƣợng thẩm định cho vay ngắn hạn đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP Đông Nam Á- Chi nhánh Láng Hạ và đƣa ra các giải pháp đối với ngân hàng TMCP Đông Nam Á cũng nhƣ một số kiến nghị với các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền để việc cho vay ngắn hạn đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP Đông Nam Á- Chi nhánh Láng Hạ ngày càng phát triển.

2.2.3 Phương pháp so sánh

So sánh là phƣơng pháp đƣợc sử dụng rộng rãi trong phân tích kinh tế. Mục đích của so sánh là làm rõ sự khác biệt, những đặc trƣng riêng có của đối tƣợng nghiên cứu hay xác định xu hƣớng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích; từ đó, giúp cho các đối tƣợng quan tâm có căn cứ để đề ra quyết định lựa chọn.

Khi sử dụng phƣơng pháp so sánh, các nhà phân tích cần chú ý một số vấn đề sau đây:

+ Điều kiện so sánh đƣợc của chỉ tiêu:

Chỉ tiêu nghiên cứu muốn so sánh đƣợc phải đảm bảo thống nhất về nội dung kinh tế, thống nhất về phƣơng pháp tính toán, thống nhất về thời gian và đơn vị đo lƣờng.

+ Gốc so sánh :

Gốc so sánh đƣợc lựa chọn có thể là gốc về không gian hay thời gian, tuỳ thuộc vào mục đích phân tích. Về không gian, có thể so sánh đơn vị này với đơn vị khác, bộ phận này với bộ phận khác, khu vực này với khu vực khác... Việc so sánh về không gian thƣờng đƣợc sử dụng khi cần xác định vị trí hiện tại của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh, so với số bình quân ngành, bình quân khu vực... Cần lƣu ý rằng, khi so sánh về mặt không gian, điểm gốc và điểm phân tích có thể đổi chỗ cho Ngân hàngau mà không ảnh hƣởng đến kết luận phân tích. Về thời gian, gốc so sánh đƣợc lựa chọn là các kỳ đã qua (kỳ trƣớc, năm trƣớc) hay kế hoạch, dự toán.

+ Các dạng so sánh :

Các dạng so sánh thƣờng đƣợc sử dụng trong phân tích là so sánh bằng số tuyệt đối, so sánh bằng số tƣơng đối và so sánh với số bình quân.

So sánh bằng số tuyệt đối phản ánh qui mô của chỉ tiêu nghiên cứu nên khi so sánh bằng số tuyệt đối, các nhà phân tích sẽ thấy rõ đƣợc sự biến động về qui mô của chỉ tiêu nghiên cứu giữa kỳ (điểm) phân tích với kỳ (điểm) gốc.

So sánh bằng số tƣơng đối: Khác với số tuyệt đối, khi so sánh bằng số tƣơng đối, các nhà quản lý sẽ nắm đƣợc kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức độ phổ biến và xu hƣớng biến động của các chỉ tiêu kinh tế.

So sánh với số bình quân: Khác với việc so sánh bằng số tuyệt đối và số tƣơng đối, so sánh bằng số bình quân sẽ cho thấy mức độ mà đơn vị đạt đƣợc so với bình quân chung của tổng thể, của ngành, của khu vực. Qua đó, các nhà quản lý xác định đƣợc vị trí hiện tại của doanh nghiệp (tiên tiến, trung bình, yếu kém).

Vì vậy để tiến hành so sánh phải giải quyết những vấn đề cơ bản, cần phải đảm bảo các điều kiện đồng bộ để có thể so sánh đƣợc các chỉ tiêu tài chính. Nhƣ sự thống nhất về không gian, thời gian, nội dung, tính chất và đơn vị tính toán. Đồng thời theo mục đích phân tích mà xác định gốc so sánh.

Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã đƣa ra một số chỉ tiêu để so sánh nhƣ các chỉ tiêu về định lƣợng bao gồm: doanh số cho vay, doanh thu, chi phí, lợi nhuận từ việc nâng cao chất lƣợng thẩm định cho vay ngắn hạn đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP Đông Nam Á- Chi nhánh Láng Hạ.

Từ những chỉ tiêu trên, tác giả đã sử dụng kết hợp các phƣơng pháp so sánh bằng số tƣơng đối, số tuyệt đối, so sánh với số bình quân để chỉ ra sự phát triển về quy mô cũng nhƣ doanh thu, lợi nhuận mà việc nâng cao chất lƣợng thẩm định cho vay ngắn hạn đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP Đông Nam Á- Chi nhánh Láng Hạ mang lại theo từng năm hay có cái nhìn toàn diện về tình hình phát triển cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam. Cũng thông qua việc sử dụng các phƣơng pháp này ta có thể thấy đƣợc những ƣu điểm và nhƣợc điểm của chất lƣợng thẩm định tín dụng ngắn hạn đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP Đông Nam Á so với các ngân hàng TMCP khác về tính thuận tiện, số tiền cho vay tối đa, các chi phí khách hàng phải chịu khi vay vốn ngắn hạn tại SeABank. Từ đó đề xuất ra các giải pháp đối với ngân hàng TMCP Đông Nam Á để tăng tính cạnh tranh, nâng cao uy tín đối với khách hàng.

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ

PHẦN ĐÔNG NAM Á- CHI NHÁNH LÁNG HẠ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng ngắn hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP đông nam á chi nhánh láng hạ (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)