1.1.1 .Tổng quan các công trình nghiêncứu trongnước
2.2. Các phương pháp nghiêncứu
2.2.1. Phương pháp điều tra thu thập thông tin
Các loại thông tin, số liệu
- Thông tin, số liệu đã công bố (tài liệu thứ cấp): Các thông tin đã được công
bố sẽ là cơ sở quan trọng giúp cho tác giả nghiên cứu xây dựng những luận cứ khoa học về lý luận và thực tiễn về sự phát triển và phát triển du lịch ở tỉnh Nghệ An hiện nay. Thông tin, số liệu đã công bố bao gồm: Các nghiên cứu gần đây có liên quan và được tiến hành bởi các trung tâm nghiên cứu, các cơ quan Nhà nước các cấp; Những thông tin, các báo cáo về thực trạng phát triển du lịch và liên quan đến phát triển du lịch của tỉnh và của các huyện thuộc tỉnh Nghệ An,...
Phương pháp thu thập thông tin, số liệu đã công bố
+ Liên hệ với các cơ quan cung cấp thông tin.
+ Tiến hành thu thập thông tin, số liệu qua Internet, sách báo,...
+ Kiểm tra tính thực tiễn của thông tin thông qua quan sát trực tiếp và kiểm tra chéo.
- Thông tin, số liệu mới (tài liệu sơ cấp): Tài liệu sơ cấp là tài liệu mà tác giả
tự thu thập, phỏng vấn trực tiếp, hoặc nguồn tài liệu cơ bản, còn ít hoặc chưa được chú giải.
Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp
Thông tin, số liệu mới được thu thập bằng các nhóm phương pháp sau: (1) Điều tra khảo sát; và (2) Phỏng vấn chuyên gia.
Nguồn thu thập thông tin, tài liệu
Thôngtinthuthậpđểlàmnghiêncứuđượctìmthấytừ:
• Luậncứkhoahọc,địnhlý,quiluật,địnhluật,kháiniệm,…cóthểthuthập đượctừsáchgiáo khoa,tài liệuchuyên nghành, sách chuyên khảo,...
• Cácsốliệu,tàiliệuđãcôngbốđượcthamkhảotừcácbàibáotrongtạp chíkhoahọc, tậpsan, báo cáo chuyên đềkhoahọc,….
• Sốliệu thống kê đượcthuthậptừ cácNiênGiámThốngKê:Chicụcthống kê, Tổng cục thống kê,….
• Tàiliệulưutrữ, vănkiện, hồsơ, văn bản về luật, chínhsách,…thuthậptừ các cơquan quản lý Nhà nước,tổchứcchính trị- xã hội.
• Thôngtintrêntruyềnhình,truyềnthanh,báochí,…mangtínhđạichúng cũngđượcthuthập,vàđượcxửlýđểlàmluậncứkhoahọc.
2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu và phân tích
Thông tin, số liệu thu thập được sẽ được nhập, xử lý trên Excel. Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng các phương pháp thống kê mô tả và phân tích định tính để đánh giá, phân tích.
Nghiên cứu định tính là một phương pháp tiếp cận nhằm tìm cách mô tả và phân tích đặc điểm văn hóa và hành vi của con người và của nhóm người từ quan điểm của nhà nghiên cứu.Nghiên cứu định tính cung cấp thông tin toàn diện về các đặc điểm của môi trường xã hội nơi nghiên cứu được tiến hành. Đời sống xã hội được nhìn nhận như một chuỗi các sự kiện liên kết chặt chẽ với nhau mà cần được mô tả một cách đầy đủ để phản ánh được cuộc sống thực tế hàng ngày.Nghiên cứu định tính dựa trên một chiến lược nghiên cứu linh hoạt và có tính biện chứng. Phương pháp này cho phép phát hiện những chủ đề quan trọng mà các nhà nghiên cứu có thể chưa bao quát được trước đó. Trong nghiên cứu định tính, một số câu hỏi nghiên cứu và phương pháp thu thập thông tin được chuẩn bị trước, nhưng chúng có thể được điều chỉnh cho phù hợp khi những thông tin mới xuất hiện trong quá trình thu thập. Một trong những điểm khác nhau cơ bản giữa các phân tích định tính và định lượng là ở chỗ: với phân tích định lượng, sự phân tích luôn xảy ra sau khi dữ liệu đã được thu thập; còn với phân tích định tính, việc thu thập và phân tích dữ liệu là một quá trình có sự tác động lẫn nhau được lặp đi lặp lại. Điều này có nghĩa là việc phân tích bắt đầu ngay sau khi có một số dữ liệu ban đầu được thu thập và những điều rút ra từ việc phân tích sau đó sẽ điều chỉnh các bước tiếp theo của quá trình thu thập dữ liệu. Kết quả là, trong khi lý thuyết nền và qui nạp phân tích được mô tả như những chiến lược phân tích, chúng cũng có thể được coi như những chiến lược thu thập dữ liệu nữa.
Qui nạp phân tích
Qui nạp phân tích là một cách tiếp cận phân tích dữ liệu, trong đó nhà nghiên cứu tìm kiếm sự giải thích thống nhất bằng cách theo đuổi việc thu thập dữ liệu cho đến khi không tìm thấy trường hợp nào không phù hợp (những trường hợp sai lệch hoặc phủ định) với sự giải thích có tính giả thuyết về một hiện tượng nghiên cứu. Qui nạp phân tích bắt đầu với một định nghĩa phát thảo về câu hỏi nghiên cứu, tiếp đến là sự giải thích có tính giả thuyết đối với các câu hỏi trên, và sau đó thì tiến hành thu thập dữ liệu (nghiên cứu các trường hợp). Nếu bắt gặp một trường hợp mà nó không phù hợp với giả thuyết, nhà phân tích hoặc là định nghĩa lại giả thuyết để
loại bỏ những trường hợp sai lệch hay phủ định, hoặc là thiết lập lại giả thuyết và bắt đầu với việc thu thập dữ liệu thêm nữa. Nếu cách sau được chọn, và nếu một trường hợp sai lệch nữa được phát hiện, nhà phân tích một lần nữa phải chọn lựa giữa việc thiết lập lại và định nghĩa lại giả thuyết của mình.
Với qui trình này, có thể nói rằng qui nạp phân tích là một phương pháp đặc biệt khó khăn, bởi vì đối mặt với chỉ một trường hợp mà nó không phù hợp với giả thuyết thì cần phải thu thập thêm dữ liệu hoặc là phải tái thiết lập giả thuyết, và điều đó hoàn toàn không phải là một sự lựa chọn tùy tiện. Mỗi sự điều chỉnh đòi hỏi một sự tái phân tích và tái tổ chức dữ liệu.
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG GIẢI PHÁPMARKETING DU LỊCH Ở NGHỆ AN
3.1. Tiềm năng và tình hình phát triển du lịch ở Nghệ An 3.1.1. Tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh Nghệ An