1.1.1 .Tổng quan các công trình nghiêncứu trongnước
3.2.4 Giải pháp marketing con người
Số lượng lao động và cơ cấu đào tạo của đội ngũ lao động trong du lịch có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng của dịch vụ du lịch. Lao động trong du lịch bao gồm lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Lao động trực tiếp là số lao động làm việc trong các công ty lữ hành, khách sạn, nhà hàng và các cơ sở dịch vụ khác. Lao động gián tiếp tham gia vào các hoạt động có liên quan đến hoạt động du lịch. Tỷ lệ giữa lao động trực tiếp và lao động gián tiếp thường là 1/2,2. Trong khách sạn, số lao động bình quân trên một phòng càng cao, chứng tỏ hệ thống các dịch vụ bổ sung càng hoàn chỉnh. Đối với khách sạn hiện đại, đầy đủ các dịch vụ tỷ lệ này có thể lên tới 2 - 2,2 người/phòng. Đối với Nghệ An, lực lượng lao động trong ngành du lịch cũng tăng và chiếm tỷ trọng khá lớn trong lực lượng lao động của tỉnh. Theo số liệu thống kê của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Nghệ An, năm 2008 lực lượng lao động trong ngành du lịch của Tỉnh là trên 2684 người, năm 2013 tăng lên 5300 người; tốc độ tăng trưởng trung bình lao động trong giai đoạn 2008-2013 là 7,8% (Bảng 3.11). Tuy vậy, so với các tỉnh phụ cận, số lượng lao động trong ngành du lịch của Nghệ An còn tương đối ít.
Bảng 3.11. Lao động trong ngành du lịch Nghệ An năm 2008 - 2013
Đơn vị tính: Người Năm Trình độ 2005 2006 2007 2008 2009 2010 ĐH và trên đại học 330 362 375 442 468 493 Trung cấp & CĐ 836 977 1.027 1.233 1.290 1.304 Đào tạo khác 1.210 1.334 1.353 1.541 1.565 1.601
Tổng số 4.075 4.462 4.524 5.137 5.200 5.300
Nguồn: Báo cáo thống kê của Sở du lịch năm 2005 - 2014
Nhìn chung, trong những năm qua lao động trong ngành Du lịch Nghệ An đã có những chuyển biến tích cực cả về số lượng và chất lượng của đội ngũ lao động trong ngành. Lao động đã qua đạo tạo ở mức đại học và trên đại học trong năm 2010 đã chiếm tới 9,3% trong tổng số lao động, trong khi đó ở một số tỉnh lân cận thì con số này còn rất thấp. Tuy nhiên số lao động chưa qua đào tạo nghiệp vụ còn cao, trình độ nghiệp vụ sơ cấp chiếm số lượng lớn, trình độ ngoại ngữ còn rất thấp chưa đáp ứng đủ nhu cầu về chất lượng lao động mà các khu, điểm du lịch, các DN du lịch đặt ra. Nếu nghiên cứu về nhu cầu lao động để đáp ứng cho yêu cầu phát triển du lịch thì lao động trong ngành du lịch Nghệ An đang thiếu cả về số lượng và chất lượng.
Chỉ phân tích riêng trong năm 2010, thực trạng lao động trong ngành du lịch cho thấy, chất lượng lao động trong quản lý và kinh doanh là chưa đáp ứng được yêu cầu. Trình độ đại học ở các chuyên ngành tỷ lệ đạt chưa cao so với tổng lao động (13,7%). Lực lượng lao động đào tạo ở lĩnh vực khác không phải trong lĩnh vực du lịch đào tạo còn khá lớn chiếm đến 30,2% trong tổng số lao động. Lao động chưa qua đào tạo cũng đã hạn chế đi rất nhiều: nếu như năm 2001 số lao động này chiếm đến 50% nhưng đến năm 2010 con số này chỉ còn 35,8%. Do phần lớn lực lượng lao động của tỉnh chưa được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ du lịch vì vậy sẽ ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của ngành.
Thực tế tại các cơ sở lưu trú du lịch đã và đang sử dụng phần lớn lao động chưa đạt tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ. Để từng bước giải quyết thiếu hụt về lao động có nghiệp vụ, hàng năm Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội tổ chức các lớp tập tuấn nghiệp vụ. Tuy nhiên số lao động được đào tạo vẫn còn hạn chế và cũng là giải pháp tình thế trước mắt về lâu dài cần có kế hoạch đào tạo cụ thể hơn, số lượng, chất lượng đều phải nâng lên ở mức tỷ lệ cao. Nhưng với tốc độ đầu tư kinh doanh cơ sở lưu trú tăng quá nhanh
của các thành phần kinh tế trên địa bàn Nghệ An như hiện nay thì việc đáp ứng lao động có trình độ tại địa phương là không đáp ứng được.
Về kỹ năng nghiệp vụ: Đội ngũ nhân viên phục vụ du lịch chưa đáp ứng được tốt nhu cầu phục vụ khách, đặc biệt là khách du lịch quốc tế, do kiến thức, trình độ ngoại ngữ và kinh nghiệm về nghiệp vụ du lịch quốc tế còn hạn chế. Cán bộ quản lý và kinh doanh còn hạn chế về trình độ, năng lực thực tiễn, quá trình đào tạo và đào tạo lại chưa được đầu tư và quan tâm đúng mức.
Công tác đào tạo cán bộ công nhân viên mới chỉ được các doanh nghiệp nhà nước, các khách sạn có quy mô lớn quan tâm đến; còn các khách sạn tư nhân ngoài chánh, phó giám đốc, kế toán có nghiệp vụ thì đa số là cán bộ hợp đồng thời vụ, không qua đào tạo hoặc chỉ mới đào tạo thì ngắn hạn.
3.3 Đánh giá chung về giải pháp marketing du lịch ở Nghệ An
3.3.1. Những thành công
Thực tiễn cho thấy nhận thức của các cấp, các ngành và cộng đồng người dân ở Nghệ An về vai trò của xúc tiến, marketing du lịch đã được củng cố, nâng cao. Các chủ trương, chính sách phát triển du lịch từng bước được thể chế hóa. - Nhận thức về xúc tiến du lịch của doanh nghiệp được nâng lên. Các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn đã ngày càng chủ động trong các hoạt động quảng bá, xúc tiến cho sản phẩm, dịch vụ của mình cả ở trong và ngoài nước. Nhiều doanh nghiệp đã đặc biệt chú trọng đến đội ngũ marketing của đơn vị, đầu tư thích đáng cho đội ngũ nhân lực cũng như tài lực cho hoạt động này, qua đó từng bước xây dựng và khẳng định được thương hiệu của mình, đồng thời góp phần không nhỏ trong việc quảng bá hình ảnh du lịch của tỉnh.
- Công tác xúc tiến du lịch được tổ chức sôi động, tỉnh đã quan tâm thực hiện cho việc xúc tiến hình ảnh điểm đến vùng, địa phương và các doanh nghiệp xúc tiến cho các sản phẩm du lịch, dịch vụ du lịch của mình. Các hoạt động của địa phương với nhau, giữa khu vực nhà nước và tư nhân bước đầu có sự liên kết, phối hợp dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú, mang lại hiệu quả rõ rệt.
- Tỉnh đã liên kết xây dựng sản phẩm đặc trưng và được thực hiện ráo riết vào nửa đầu năm 2013. Cụ thể: Năm 2013, ba địa phương Cửa Lò - Nam Đàn - Vinh đã ký kết hợp tác để phát huy lợi thế của 3 huyện, thành, thị trong hành trình tham quan các điểm đến hấp dẫn của du khách khi đến với xứ Nghệ. Đặc biệt, xúc tiến để UNESCO công nhận Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.
- Hiện tại, các cơ sở vui chơi giải trí, thể thao chưa đáp ứng yêu cầu nhưng trong thời gian tới, các dự án đang xây dựng được hoàn thành đưa vào sử dụng sẽ làm phong phú thêm cho hệ thống sản phẩm du lịch của Nghệ An.
- Công tác đào tạo nguồn nhân lực, tập huấn nâng cao kiến thức về du lịch cho người dân làm du lịch được các địa phương quan tâm và đặt lên hàng đầu.
- Nghệ An là một trong những tỉnh đi đầu trong cả nước về phát huy nội lực sẵn có của mình để vươn lên; cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến sâu sắc và có những bước tiến đáng kể vượt bậc về mặt kinh tế - xã hội. Trong mấy năm trở lại đây, Nghệ An đã phát triển toàn diện trên mọi lĩnh vực từ công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ và đặc biệt là dịch vụ du lịch.
- Đặc điểm Người dân Xứ Nghệ ngày nay được hình thành đúc kết tích luỹ rèn luyện trong những cuộc đấu tranh cực kỳ nghiệt ngã để sinh tồn, phát triển và trở thành nhân tố chính đã tạo nên bản lĩnh cốt cách con người của họ, đó cũng là cơ sở để người dân Nghệ An có thể gửi thông điệp tốt đẹp đến du khách.
Như vậy với những thành công của các giải pháp Marketing du lịchđịa phương đã có nhữngảnh hưởng tích cực đến phát triển du lịch:
- Các chỉ tiêu phát triển du lịch Nghệ An liên tục đạt mức tăng trưởng cao, đóng góp nhất định vào phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn. Theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh thì tổng GDP của tỉnh năm 2005 đạt 10.292,2 tỷ đồng theo giá so sánh năm 1994 (16.919,3 tỷ đồng tính theo giá HH); GDP bình quân đầu người (theo giá HH) năm 2005 đạt 5,59 triệu đồng cao hơn so với mức bình quân của vùng (5,40 triệu đồng). Mức độ tăng trưởng bình quân 5 năm gần đây vượt mức bình quân của cả nước và vùng: thời kỳ 1996-2000 là 7,27%, 2001-2005 tăng
10,25% đạt mục tiêu Đại hội Đảng bộ lần thứ XV đề ra. Mức độ tăng trưởng của Nghệ An cao hơn cả nước (7,51%), vùng Bắc Trung bộ (9,51%) và các tỉnh Thanh Hoá, Hà Tĩnh,...
- Xét về mức độ đóng góp cho tăng trưởng GDP, trong thời kỳ 1996-2000 khu vực dịch vụ đóng góp nhiều nhất 36%, khu vực nông - lâm - ngư 34,1%, công nghiệp-xây dựng đóng góp 29,9%; giai đoạn 2000 - 2005 có sự thay đổi về mức độ đóng góp vào GDP cụ thể: khu vực công nghiệp-xây dựng đóng góp 50,2%, dịch vụ 31,2%, nông-lâm-ngư 18,5% như vậy thể hiện chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá. Về hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch tăng hàng năm, cụ thể: khách du lịch năm 2005 đã gấp 3 lần so với năm 2000, mức độ tăng bình quân hàng năm thời kỳ 2001-2005 là 18,4%, trong đó khách quốc tế tăng bình quân 26,8% năm và đóng góp vào ngân sách tỉnh 26%. Mấy năm, một số khu du lịch đã được đầu tư nâng cấp, sản phẩm phong phú đảm bảo chất lượng. Phát triển du lịch đã góp phần tiêu thụ nhiều sản phẩm hàng hoá, lương thực và thực phẩm của địa phương tạo nguồn thu ngoại tệ cho địa phương vừa góp phần khích thích hàng hóa phát triển đặc biệt là hàng thủ công mỹ nghệ sẵn có trên địa bàn.
Hoạt động du lịch tạo nhiều công ăn việc làm cho người dân
Du lịch càng phát triển thì càng thúc đẩy các ngành khác cùng phát triển bởi du lịch được đánh giá là ngành quan trọng tạo nhiều việc làm cho xã hội. Do đó sự tác động kinh tế của du lịch đối với xã hội là rất lớn. Khách du lịch đóng góp vào doanh số bán hàng, lợi nhuận, việc làm, doanh thu thuế và thu nhập của người dân trong khu vực. Hiệu ứng trực tiếp nhất xảy ra trước hết trong ngành du lịch là các nhà trọ, nhà hàng, phương tiện vận chuyển, vui chơi, giải trí và kinh doanh bán lẻ… Cứ mỗi một việc làm trong ngành du lịch ước tính tạo ra 2 việc làm cho các ngành khác. Ngành du lịch cũng sử dụng lao động nhiều vượt trội so với ngành công nghiệp khác, gấp 6 lần ngành sản xuất ô tô, gấp 4 lần ngành khai khoáng, và gấp 3 lần ngành tài chính. Du lịch cũng đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy mậu dịch quốc tế. Năm 2014, xuất khẩu thông qua du lịch quốc tế bao gồm cả vận chuyển hành khách đạt 1,5 nghìn tỷ USD, chiếm 30% xuất khẩu toàn
thế giới. Với cách tiếp cận theo hướng trên, dưới đây là phương thức và tiêu chí đánh giá đóng góp của ngành du lịch vào GDP của tỉnh để tham khảo khi đánh giá hiệu quả của ngành du lịch.
Tổng giá trị đóng góp du lịch vào GDP của tỉnh gồm: Đóng góp trực tiếp (1) + Đóng góp gián tiếp (2) + Đóng góp phát sinh (3).
(1) Đóng góp trực tiếp: Tổng chi tiêu (trên phạm vi quốc gia) của khách du lịch quốc tế, khách du lịch nội địa (cả mục đích kinh doanh và nghỉ dưỡng), chi tiêu của Chính phủ đầu tư cho các điểm tham quan như công trình văn hóa (bảo tàng) hoặc các khu vui chơi giải trí (công viên quốc gia); thu nhập của các doanh nghiệp lữ hành, khách sạn, cơ sở lưu trú, vận chuyển (đường bộ, đường không, đường thủy,..), cầu cảng, sân bay, dịch vụ vui chơi giải trí, các điểm tham quan du lịch, các cửa hàng bán lẻ, các khu dịch vụ văn hóa, thể thao, giải trí. Trừ phần chi phí mà các cơ sở cung cấp dịch vụ này mua các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ để phục vụ cho khách du lịch.
(2) Đóng góp gián tiếp:
+ Chi tiêu đầu tư vật chất cho du lịch: Ví dụ như đầu tư mua máy bay mới, xây dựng khách sạn mới;
+ Chi tiêu công của chính phủ: ví dụ như đầu tư kinh phí xúc tiến, quảng bá, hàng không, chi phí cho công tác quản lý nhà nước chung, chi phí cho phục vụ an toàn an ninh, vệ sinh môi trường...
+ Chi phí do các đơn vị, cơ sở cung cấp dịch vụ mua sắm trong nước đối với hàng hóa, dịch vụ để phục vụ khách du lịch. Ví dụ: chi phí mua sắm thực phẩm, dịch vụ giặt là trong khách sạn, chi phí mua xăng dầu, dịch vụ cho hàng không, dịch vụ tin học, kết nối mạng trong các hãng lữ hành...
(3) Đóng góp phát sinh: Đây là khoản chi tiêu cá nhân của tổng đội ngũ, lực lượng lao động tham gia cả trực tiếp và gián tiếp vào ngành du lịch trên toàn quốc, gồm cả các cấp quản lý nhà nước và cơ sở cung cấp dịch vụ, hãng lữ hành, khách sạn,...
Phát triển du lịch ở Nghệ An đã giải quyết nhiều vấn đề xã hội như công ăn việc làm, góp phần tăng thu nhập, cải thiện điều kiện sống cho người dân địa
phương đặc biệt cộng đồng dân tộc thiểu số ở các huyện miền Tây. Du lịch đã góp phần nâng cao nhận thức cho cộng đồng về công tác bảo vệ tài nguyên môi trường đặc biệt giữ gìn được bản sắc văn hoá và truyền thống tốt đẹp của người dân xứ Nghệ để phục vụ cho công tác phát triển du lịch.
Đối với ngành du lịch, lao động trong lĩnh vực dịch vụ lưu trú, ăn uống và vui chơi giải trí chiếm 98% lực lượng lao động trong toàn ngành và chi phối nhân lực toàn ngành; lao động trong dịch vụ lữ hành và vận chuyển khách du lịch chiếm vị trí không đáng kể; trong lúc đó hai dịch vụ này ở Nghệ An phát triển chưa đáng kể và thời gian tới phát triển cũng chưa chi phối và giải quyết được nhiều lao động cho địa phương. Vì vậy, công tác dự báo thời kỳ 2006-2020 tập trung vào nhu cầu lao động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ lưu trú vì có tác động ảnh hưởng đến cả kinh tế và xã hội. Căn cứ vào số lượng phòng khách sạn được dự báo ở trên, căn cứ vào chỉ tiêu lao động bình quân cho một phòng khách sạn của cả nước, khu vực và Nghệ An trung bình là 1phòng cần 1,5 - 1,6 lao động trực tiếp, còn lao động gián tiếp là 1 lao động trực tiếp tương ứng với 2,2 lao động gián tiếp. Như vậy, nhu cầu về lao động của du lịch Nghệ An đến năm 2020 được tính toán cụ thể như sau.
Theo tính toán dự báo để đáp ứng nhu cầu phục vụ khách du lịch thì du lịch Nghệ An đến năm 2010 sẽ cần 49.262 lao động trong du lịch (trong đó số lao động trực tiếp trong các đơn vị hoạt động du lịch là 15.394 người) con số này vào năm dự kiến 2015 là 132.074 người và năm 2020 là 310.876 lao động.
Hoạt động du lịch thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội của tỉnh
Thực tế cho thấy, ngày nay hầu hết các quốc gia trên thế giới đều xác định du lịch là một trong những ngành kinh tế quan trọng, đóng góp đáng kể và hiệu quả vào sự nghiệp phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa... của đất nước. Có những quốc gia tùy thuộc vào đặc điểm địa chính trị của nước mình, đã thực sự coi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn và công cụ cứu cánh, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và kích thích các ngành kinh tế khác phát triển. Chính vì ý nghĩa to lớn như vậy, các quốc gia này, ở phạm vi và mức độ khác nhau, đã tập trung đầu tư mọi nguồn lực cũng như ban hành các thể chế, chính sách liên quan nhằm nỗ lực tạo điều kiện
thuận lợi nhất cho ngành du lịch phát triển. Mặc dù vậy, xuất phát từ sự đặc thù của ngành du lịch mang đậm nét tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, nên bên cạnh những yếu tố thuận lợi, cũng gặp không ít những khó khăn, trở ngại trong quá trình phát triển. Một trong những hạn chế có tác động rõ rệt và mang tính quyết định đó là sự thừa nhận về vị trí, vai trò của du lịch và khả năng nhận hỗ trợ từ các ngành kinh tế khác, các chủ thể kinh tế, xã hội và đặc biệt từ các cấp quản lý, lãnh đạo trung ương cũng như địa phương chưa thực sự mãnh mẽ và rõ rệt.
Khi nhìn dưới góc độ kinh tế - xã hội, du lịch luôn là một ngành có tính trường tồncao so với các ngành kinh tế khác. Nguyên do vì, các nguồn tài nguyên du lịch dưới dạng vật thể và phi vật thể theo quy luật chung luôn được coi là hữu hạn, thì bên cạnh đó còn một số hợp phần khác cũng cần phải được tính đến. Chúng được khéo léo ẩn và tích tụ trong các “chuỗi dịch vụ” để hình thành nên các sản phẩm du lịch và thậm chí tồn tại trong cả những đối tượng sử dụng dịch vụ - đó là những “người khách du lịch”. Những yếu tố này là tác nhân không thể thiếu được để tạo ra cầu cho hoạt động du lịch, hay có thể xem là “nguồn tài nguyên du lịch” vô cùng to lớn và bất tận. Bởi lẽ, trong thế giới ngày càng phát triển với tiến bộ khoa học kỹ