Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tại các kỳ họp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân qua thực tiễn quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 34 - 44)

2.2. Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân Quận Hoàng

2.2.1. Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tại các kỳ họp

Kỳ họp HĐND theo quy định tại Mục 5 (điều 48 -51) Luật Tổ chức HĐND và UBND 2003 được tổ chức thường lệ mỗi năm 2 kỳ; ngoài họp thường lệ, HĐND tổ chức các kỳ họp chuyên đề hoặc bất thường theo đề nghị của chủ tịch HĐND, chủ tịch UBND cùng cấp hoặc khi có ít nhất 1/3 tổng số đại biểu HĐND cùng cấp yêu cầu. Nội dung này vẫn được kế thừa tại điều 78 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 và được cụ thể hóa tại chương III Luật hoạt động Giám sát của Quốc Hội và HĐND 2015.

Tại các kỳ họp hội đồng nhân dân thực hiện việc giám sát thông qua việc xem xét các báo cáo, chất vấn và trả lời chất vấn, xem xét việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật được trình tại kỳ họp.

Tính đến tháng 01/2016, HĐND Quận Hoàng Mai nhiệm kỳ 2011 – 2016 đ tổ chức 15 kỳ họp, trong đó: 10 kỳ họp thường kỳ, 05 kỳ họp bất thường (bầu các chức vụ của HĐND, UBND).

Theo quy chế hoạt động, trước khi diễn ra kỳ họp 40 ngày, Thường trực HĐND tổ chức họp với UBND, Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ Quận và các cơ quan liên quan để thống nhất nội dung, chương trình của kỳ họp, phân công các cơ quan chuẩn bị báo cáo, tờ trình; sau đó xin ý kiến Thường trực và Ban Thường vụ quận ủy; đảm bảo tiến độ về thời gian, chất lượng về nội dung. Các nội dung phục vụ cho kỳ họp được gửi trước đến các đại biểu để có thời gian nghiên cứu, thảo luận tại tổ đại biểu. Các cuộc họp thẩm tra báo cáo, tờ trình của UBND quận, thường trực HĐND đều tham dự để góp ý, thể hiện tính nghiêm túc, chính xác, có chất lượng, để khi đưa ra kỳ họp có tính thuyết phục cao đối với đại biểu.(10;tr2) Việc thường trực HĐND góp ý trong các cuộc họp thẩm tra, báo cáo, tờ trình của UBND quận là một hình thức giám sát theo quy chế và chưa được quy định rõ tại Luật tổ chức HĐND và UBND 2003. Tại Điều 59 của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND 2015 đ khắc phục được hạn chế này, Luật đ quy định rất cụ thể về việc xem xét các báo của HĐND quận.

- Giám sát các báo cáo của HĐND quận tại các kỳ họp

Theo điều 59 của Luật hoạt động giám sát của quốc hội và HĐND năm 2015 thì HĐND em t các báo cáo của thường trực HĐND, HĐND,Ban của HĐND, UBND, tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp. Mục đích của việc xem xét báo cáo công tác của các quan này,và các văn bản khác được trình ra tại kỳ họp của HĐND trong đó có cả dự thảo nghị quyết của HĐND đây là cơ sở để đại biểu HĐND tham gia vào việc quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương trên các lĩnh vực thuộc chức năng nhiệm vụ của HĐND và cũng là

hình thức giám sát trực tiếp các cơ quan đơn vị này trong việc xây dựng báo cáo, trong việc thực hiện nghị quyết của HĐND.

Tại khoản 4 điều 59 của luật hoạt động giám sát của quốc hội và HĐND quy định HĐND em t, thảo luận báo cáo theo trình tự sau: người đứng đầu cơ quan có báo cáo trình bày báo cáo, trưởng Ban của HĐND trình bày báo thẩm tra, người đứng đầu cơ quan có báo cáo có thể trình bày bổ xung những vấn đề có liên quan mà HĐND quan tâm, HĐND thảo luận, sau đó HĐND có thể ra nghị quyết về công tác của cơ quan có báo cáo với những quy định cụ thể này đ khắc phục được tính qua loa đại khái hình thức khi biểu quyết thông qua nghị quyết. Bên cạnh đó trong kỳ họp không phải tất cả các báo cáo trình bày tại kỳ họp đều ra nghị quyết, trong luật quy định HĐND có thể ra nghị quyết về công tác của cơ quan có báo cáo, quy định này khắc phục việc ra nhiều nghị quyết, mà không chú ý đến việc bàn thực hiện nghị quyết,việc thứ hai nhiều nghị quyết chuẩn bị chưa kỹ, chưa có đủ nội dung để thực hiện, nghị quyết xây dựng chưa được giám sát.

Xem t văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên. Điểm 9,10,11 điều 47 luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định nhiệm vụ quyền hạn của HĐND quận là “ b i bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của UBND, Chủ tịch UBND quận; bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của HĐND phường”. Giải tán HĐND phường trong trường hợp HĐND đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của nhân dân và trình HĐND thành phố phê chuẩn. Bãi nhiệm đại biểu HĐND quận và chấp nhận việc đại biểu HĐND quận xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu. Được thực hiện theo quy trình sau: Trong kỳ họp HĐND, đại diện thường trực HĐND trình bày tờ trình, sau đó HĐND thảo luận; người đứng đầu cơ quan đ ban hành văn bản quy phạm pháp luật trình bày bổ sung những vấn đề có liên

quan; HĐND ra nghị quyết về việc em t văn bản; Nghị quyết của HĐND phải ác định văn bản quy phạm pháp luật trái hoặc không trái với Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của HĐND cùng cấp;trường hợp văn bản quy phạm pháp luật trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của HĐND cùng cấp thì quyết định bãi bỏ một phầm hoặc toàn bộ văn bản đó. Điều 61 Luật “Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân” quy định cụ thể về việc này, đây là một điều mới được quy định trong luật, chưa được ban hành trong các Luật trước đây, điều này nhằm nâng cao hoạt động giám sát của đại biểu HĐND trong các kỳ họp.

- Trong quá trình diễn ra kỳ họp ban tổ chức kỳ họp chủ động mời cơ quan báo chí, cổng thông tin điện tử quận đưa tin kịp thời về kỳ họp. Sự tham gia của cơ quan báo chí, cổng thông tin điện tử đưa tin về các kỳ họp góp phần không nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả của kỳ họp cũng như nâng cao được hiệu quả giám sát của HĐND trong kỳ họp. Mặc dù vậy, nội dung này chưa được quy định trong Luật hoạt động giám sát của Quốc Hội và HĐND.

Khi tiến hành kỳ họp, đầu tiên là nghi thức khai mạc ngắn gọn và sau đó là phần trình bày các báo cáo, tờ trình của UBND, Tòa án, Viện Kiểm sát, các báo cáo của Thường trực và báo cáo thẩm tra của 2 Ban HĐND, phát biểu của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ. Thông qua việc nghe các báo cáo, đại biểu HĐND có được những đánh giá, nhận định về hoạt động của thường trực HĐND, các ban HĐND trong việc giám sát chuẩn bị cho kỳ họp. Theo tác giả, việc giám sát này có tác động lớn đến việc ban hành nghị quyết của HĐND.

Để việc ban hành nghị quyết sát với thực tiễn và tỉ lệ thực hiện nghị quyết đạt kết quả cao thì việc chất vấn và trả lời chất vấn đóng vai trò vô cùng quan trọng.

- Giám sát việc chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp HĐND quận

Tại kỳ họp đại biểu HĐND chất vấn và xem xét trả lời chất vấn. Chất vấn và xem xét trả lời chất vấn là hoạt động quan trọng trong kỳ họp HĐND. Chất vấn không phải là câu hỏi thông thường mà là một câu hỏi đòi hỏi phải làm rõ một hay nhiều sự việc “có vấn đề”, tức là có biểu hiện của sự không chấp hành, không thực hiện đúng nghị quyết của HĐND và các quyết định, nghị quyết của HĐND cấp trên, có biểu hiện của vi phạm pháp luật mà đại biểu có cơ sở. Chất vấn của đại biểu nêu ra mà được HĐND tán đồng thì được coi là một vấn đề của chương trình nghị sự. Nếu như luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 quy định trình tự cụ thể về yêu cầu chất vấn và trình tự trả lời chất vấn; đại biểu HĐND ghi rõ nội dung chất vấn, người bị chất vấn vào phiếu và gửi đến Thường trực HĐND. Thường trực HĐND chuyển chất vấn đến người bị chất vấn và tổng hợp các vấn đề chất vấn báo cáo HĐND. Điều 60 của Luật

Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 quy định cụ thể hơn: trước phiên họp chất vấn, đại biểu HĐND ghi vấn đề chất vấn, người bị chất vấn vào phiếu chất vấn và gửi đến Thường trực HĐND. Căn cứ vào chương trình kỳ họp, ý kiến, kiến nghị của cử tri, vấn đề xã hội quan tâm và phiếu chất vấn của đại biểu HĐND, Thường trực HĐND đề nghị HĐND quyết định nhóm vấn đề chất vấn và người bị chất vấn. Trong quy định này của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân đ nâng cao hơn trách nhiệm người người chất vấn, nội dung chất vấn phải chuẩn bị rõ hơn đầy đủ hơn và phải được HĐND quyết định nhóm vấn đề và người bị chất vấn, không phải tất cả các chất vấn của đại biểu đều được thực hiện. Ưu điểm của việc thực hiện Luật mới là đ ác định rõ hơn nữa trách nhiệm của người chất vấn về nội dung chất vấn; nhưng mặt hạn chế là có những nội dung quan trọng cần được chất vấn có thể bị bỏ qua.

theo trình tự sau: người bị chất vấn trả lời trực tiếp, đầy đủ vào các vấn đề mà đại biểu HĐND đ chất vấn, không được ủy quyền cho người khác trả lời thay; ác định rõ trách nhiệm, biện pháp khắc phục, trường hợp đại biểu HĐND không đồng ý với nội dung trả lời chất vấn thì có quyền chất vấn lại để người bị chất vấn trả lời, nếu đại biểu HĐND không đồng ý với nội dung trả lời thì đề nghị HĐND tiếp tục thảo luận tại phiên họp đó, hoặc tiếp tục đưa ra thảo luận tại phiên họp tiếp theo hoặc kiến nghị HĐND em t trách nhiệm của người bị chất vấn. HĐND ra nghị quyết về việc trả lời chất vấn và trách nhiệm của người bị chất vấn khi xét thấy cần thiết. Như vậy, người bị chất vấn theo luật định phải tuân thủ một quy trình trả lời, đây là cơ sở để khắc phục tình trạng trả lời chung chung hoặc quanh co không đi thẳng vào vấn đề hay trốn tránh không trả lời câu hỏi của đại biểu. Vấn đề trách nhiệm cũng được đặt ra khi trả lời không đúng hoặc trách nhiệm phải nêu được biện pháp khắc phục. Một trình tự chất vấn hết sức logic được quy định cụ thể trong luật “Hoạt động giám sát của quốc hội và hội đồng nhân dân” năm 2015. Một lần nữa khẳng định ý nghĩa quan trọng của hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn. Điều này sẽ giúp cho hoạt động giám sát đạt hiệu quả cao hơn.

Qua thực tiễn, chất vấn và trả lời chất vấn được HĐND quận Hoàng Mai Khóa II bố trí hợp lý, nội dung chất vấn được chọn lọc, tổng hợp từ các ý kiến của cử tri trước kỳ họp theo nhóm vấn đề; kết hợp chất vấn với tái chất vấn việc thực hiện các kết luận các phiên trước. Với thời lượng được bố trí vào buổi chiều, nếu chất vấn nhiều, có thể xin ý kiến đại biểu thêm thời gian. Khi trả lời chất vấn, nếu chưa rõ vấn đề, Chủ tọa kỳ họp mời thêm đại diện lãnh đạo các phòng, ban và l nh đạo các phường phát biểu để làm rõ vấn đề. Tại kỳ họp, ngoài trả lời chất vấn của phòng, ban; trực tiếp Chủ tịch, phó chủ tịch UBND quận trả lời chất vấn. Do đó, nội dung chất vấn, trả lời chất vấn ngày càng trở nên sinh động, sát với cuộc sống, đáp ứng được nhiều các ý kiến và

kiến nghị của nhân dân. Mặc dù được bố trí thời gian cho việc chất vấn nhưng qua thực tiễn, tác giả thấy thời gian chất vấn thực tế rất ít đại biểu chất vấn. Nguyên nhân của thực trạng này có rất nhiều: do đại biểu chưa tiếp cận được với báo cáo nhiều, do đại biểu không có thời gian đọc báo cáo, do thường trực HĐND làm tốt việc giám sát trước kỳ họp nên nội dung đưa ra được các đại biểu nhất trí cao…

Để góp phần cho việc chất vấn và trả lời chất vấn đạt hiệu quả cao thì việc điều hành kỳ họp cần phải phát huy được vai trò của đại biểu. Trên cơ sở các tài liệu đ gửi trước đến đại biểu theo quy định, các báo cáo đều ngắn gọn để dành thời gian cho các đại biểu phát biểu. Vấn đề nào tiếp thu được thì bổ sung, sửa đổi ngay vào văn bản, vấn đề nào thấy chưa phù hợp, còn cân nhắc thì để lại kỳ họp sau. Với thời gian là 1,5 đến 2 ngày ở mỗi kỳ họp cũng chưa thể chuyển tải hết những nội dung, những vấn đề người dân quan tâm, chưa giải quyết hết bức xúc của người dân, cũng có những vấn đề nói đi nói lại ở nhiều kỳ họp. Trên thực tế, ở mỗi kỳ họp khi tiếp xúc với đại biểu HĐND tác giả thấy các đại biểu cũng đ thể hiện sự quyết tâm tìm biện pháp và phương thức giải quyết nhanh hơn, tốt hơn những vấn đề mà cử tri quan tâm, đề xuất.

Khi tổ chức kỳ họp, việc mời Thường trực HĐND- UBND-UBMTTQ các phường tham dự các kỳ họp HĐND quận; việc HĐND nghe báo cáo và thảo luận, quyết định dứt điểm từng nội dung kết hợp hợp lý việc thảo luận ở tổ với thảo luận tại hội trường; điều hành các nội dung kỳ họp theo nhóm vấn đề vv… là những đổi mới và nâng cao chất lượng các kỳ họp của HĐND quận có tác động tốt tới việc tổ chức nâng cao chất lượng các kỳ họp HĐND 14 phường.

Tại kỳ họp, HĐND thảo luận dân chủ và quyết định theo đa số các công việc quan trọng của địa phương thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình, bầu ra thường trực HĐND,UBND và thực hiện hoạt động giám sát đối với UBND,

TAND, VKSND cùng cấp. Nếu giám sát của Thường trực, các Ban và đại biểu HĐND là thường xuyên thì giám sát tại kỳ họp là hình thức giám sát theo định kỳ của HĐND. Việc giám sát định kỳ mang tính chất tổng hợp toàn diện đối với tất cả các đối tượng thuộc phạm vi giám sát của HĐND. Trong kỳ họp HĐND tất cả các đối tượng giám sát của HĐND đều thể hiện ý chí và chức năng, nhiệm vụ của mình khi được nhà nước phân công; qua đó HĐND giám sát và có bức tranh toàn cảnh về hoạt động của các cơ quan này.

Tại kỳ họp cuối năm, Thường trực HĐND quận Hoàng Mai xây dựng chương trình giám sát năm sau và trình HĐND quận xem xét, quyết định. Để chương trình, nội dung có tính khả thi và hiệu quả, Thường trực HĐND bám sát nghị quyết HĐND thành phố, nghị quyết Thành ủy, quận ủy; thu thập thông tin từ Ban Thường trực Ủy ban MTTQ quận và các đơn vị thành viên, các phương tiện thông tin đại chúng, các cuộc tiếp xúc cử tri, ý kiến kiến nghị của đại biểu HĐND, các ban HĐND. Trên cơ sở đó, chủ tịch HĐND chỉ đạo xây dựng kế hoạch giám sát cụ thể của Thường trực và các Ban theo từng quý và được gửi đến UBND và các cơ quan có liên quan. Thực hiện theo thẩm quyền của Thường trực HĐND, việc giám sát tại kỳ họp được thực hiện qua xem xét các báo cáo kết quả công tác giám sát của các Ban HĐND và tổ HĐND [10, tr.6]. Nhưng theo quy định tại luật tổ chức HĐND và UBND 2003 cũng như theo luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 thì HĐND quận Hoàng Mai cần xây dựng thêm kế hoạch giám sát của đại biểu HĐND.

- Giám sát tại kỳ họp thông qua việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân qua thực tiễn quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 34 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)