Hoạt động giám sát của các ban của Hội đồng nhân dân quận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân qua thực tiễn quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 56 - 64)

2.2. Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân Quận Hoàng

2.2.3. Hoạt động giám sát của các ban của Hội đồng nhân dân quận

Tại khoản 3 điều 46 luật chính quyền địa phương năm 2015 quy định “HĐND quận thành lập Ban pháp chế và Ban kinh tế hội. Ban của HĐND quận gồm có Trưởng ban, một phó ban và các ủy viên. Số lượng Ủy viên của các ban của HĐND do HĐND quận quyết định. Trưởng ban của HĐND quận có thể là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách; Phó trưởng ban của HĐND quận là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách”.

Các Ban của HĐND là những cơ quan tham mưu giúp việc của HĐND. Căn cứ vào nghị quyết của HĐND và chương trình kế hoạch hoạt động cụ thể của HĐND, các Ban ây dựng chương trình kế hoạch giám sát đối với các lĩnh vực phụ trách của mình. Về hình thức giám sát các Ban có thể tiến hành giám sát thường uyên theo định kỳ hoặc giám sát đột xuất các vấn đề bức xúc mà cử tri và nhân dân quan tâm. Sau các đợt giám sát các Ban phải có báo cáo tổng hợp, nêu ý kiến đánh giá và các kiến nghị tham mưu cho Thường trực HĐND, UBND và các ban nghành liên quan xem xét, xử lý trong quá trình điều hành thực hiện nghị quyết của HĐND.

Đặc biệt là khi Luật hoạt động giám sát của quốc hội và HĐND 2015

được ban hành, các thủ tục, trình tự giám sát được quy định cụ thể và chặt chẽ nên giám sát của các ban của HĐND đ có chất lượng và hiệu quả hơn. Các cuộc giám sát đ tập trung bám sát thực tế, đi vào chiều sâu, không dàn trải.

Các hoạt động giám sát của Ban của HĐND được quy định trong điều 76 của luật: Thẩm tra các báo cáo do HĐND, Thường trực HĐND phân công. Giám sát quyết định của UBND cùng cấp, nghị quyết của HĐND cấp dưới trực tiếp. Giám sát chuyên đề là giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân

Ban của HĐND lập chương trình giám sát hàng năm căn cứ vào chương trình giám sát của HĐND, Thường trực HĐND và ý kiến các thành viên của các Ban của HĐND. Chương trình giám sát hằng năm của Ban của HĐND được ban HĐND em t, quyết định vào cuối năm trước. Trưởng Ban tổ chức thực hiện chương trình giám sát; trường hợp cần thiết, chương trình giám sát có thể được điều chỉnh.

So sánh giữa luật Tổ chức HĐND và UBND 2003 với Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015,Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND; hoạt động giám sát của các ban có sự tương đồng, tuy nhiên Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015,và Luật Hoạt động giám sát của Quốc Hội v HĐND đ quy định cụ thể và chi tiết hơn trong các nội dung được phân tích sau:

* Giám sát chuyên đề của các Ban của HĐND

Tại điều 80 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội v HĐND có quy định: căn cứ vào chương trình giám sát của ban hoặc qua giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, qua phương tiện thông tin đại chúng, hoặc được HĐND, Thường trực HĐND giao thì Ban của HĐND tổ chức Đoàn giám sát của Ban để thực hiện giám sát chuyên đề.

Quyết định thành lập Đoàn giám sát phải ác định rõ phạm vi, đối tượng, nội dung, kế hoạch giám sát, thành phần Đoàn giám sát và cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát.

Đoàn giám sát do Trưởng Ban hoặc phó Trưởng Ban của HĐND làm trưởng đoàn, các thành viên khác gồm Ủy viên của Ban và một số đại biểu HĐND. Đại diện Ủy ban MTTQ Việt Nam, tổ chức thành viên của MTTQ có thể được mời tham gia hoạt động Đoàn giám sát.

Tại điều 81 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội v HĐND quy định: căn cứ vào tính chất, nội dung của vấn đề được giám sát, Ban của HĐND tổ chức phiên họp để xem xét, thảo luận về báo cáo của Đoàn giám sát theo trình tự được quy định cụ thể trong luật.

Từ quy định cụ thể có thể thấy rằng thông qua việc thực hiện nhiệm vụ giám sát, các Ban sẽ giám sát được quá trình xây dựng kế hoạch hoạt động của Ban, phân công công việc cụ thể cho thành viên, thẩm tra các báo cáo, đề án được phân công. Trên cơ sở đó HĐND và các đại biểu HĐND có thông tin nhiều chiều, chính xác về những vấn đề ở địa phương, đảm bảo tính thống nhất trong hoạt động chấp hành pháp luật ở địa phương.

Tiếp cận với báo cáo giám sát của ban KT-XH quận Hoàng Mai năm 2014, tác giả đưa ra một nội dung giám sát cụ thể, thể hiện rõ trong Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 đ quy định về chức năng giám sát của các ban:

- Giám sát chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong sản xuất nông nghiệp của Ban Kinh tế-xã hội quận Hoàng Mai.

UBND đ hoàn thành 100 chỉ tiêu kế hoạch về chuyển đổi 21 ha cây trồng k m hiệu quả sang trồng cây có giá trị kinh tế cao gồm: 15,5 ha rau an toàn (phường Lĩnh Nam 1,5ha, phường Trần Phú 05 ha, phường Yên Sở 09 ha), 04 ha hoa cây cảnh (phường Lĩnh Nam 01ha, phường Trần Phú 01 ha, phường Yên Sở 02 ha), 1,5 ha cây ăn quả (phường Trần Phú). Hoàn

thành và phê duyệt Quy hoạch sản uất nông nghiệp vùng b i sông Hồng 03 phường Lĩnh Nam, Trần Phú, Yên Sở giai đoạn 2011-2020. Trong đó: diện tích sản uất nông nghiệp theo quy hoạch được phê duyệt là 393,81 ha được bố trí gồm 131,15 ha rau an toàn, 30,46 ha trồng hoa cây cảnh, 64,22 ha cây ăn quả, 164,08 ha nuôi thủy sản kết hợp nông nghiệp sinh thái và 3,9 ha đất nông nghiệp sinh thái. Hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách quận các dự án ây dựng hạ tầng phục vụ sản uất nông nghiệp vùng b i giai đoạn 1 năm 2014 bao gồm các tuyến mương, kênh tiêu, cống tiêu, các tuyến giao thông nội đồng trục chính. Qua giám sát Ban KT-XH quận đề nghị:

- Cần tăng cường hơn nữa công tác l nh đạo của Đảng uỷ chỉ đạo điều hành UBND các phường đối với chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp vùng b i, coi đó là nhiệm vụ trọng tâm của phường trong việc phát triển kinh tế xã hội.

- Tăng cường công tác phối hợp với Mặt trận tổ quốc và các ban ngành đoàn thể của Quận làm tốt công tác tuyên truyền vận động hội viên tham gia chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong sản xuất nông nghiệp vùng bãi

- Đa dạng hóa các tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp bằng cách: tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có năng lực về vốn, năng lực sản xuất kinh doanh vào tham gia liên kết với các hộ dân có đất để tổ chức sản xuất hoặc tổ chức tiêu thụ hoặc thành lập các hợp tác xã tiêu thụ bao gồm các hộ nông dân sản xuất, các đơn vị tiêu thụ sản phẩm, các doanh nghiệp. Đồng thời kiện toàn lại bộ máy quản lý của hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp hiện có, đảm bảo đủ năng lực hoạt động trong kinh tế thị trường.

- Kết quả giám sát trong việc thực hiện năm kỷ cương hành chính 2013 của Ban Pháp chế.

công vụ của UBND quận trong việc kiểm tra công vụ và chấp hành kỷ cương hành chính của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức 14 đơn vị phường. Giám sát trực tiếp 10/14 phường về thực hiện năm kỷ cương hành chính gồm phường Đại Kim, Yên Sở, Hoàng Liệt, Tương Mai, Tân Mai, Thanh Trì, Mai Động, Lĩnh Nam, Hoàng Văn Thụ, Định Công. Qua giám sát cho thấy Đoàn kiểm tra công vụ của quận đ làm việc nghiêm túc, trách nhiệm chỉ rõ cho UBND 14 phường thấy được những nội dung chưa đáp ứng được yêu cầu thực hiện năm kỷ cương hành chính, nguyên nhân và các nội dung cần rút kinh nghiệm điều chỉnh cho đúng quy định.

Đối với UBND các phường qua giám sát Thường trực HĐND và Ban Pháp chế nhận thấy việc ban hành và thực hiện các quy định về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, quy chế làm việc, nội quy, quy trình công tác, việc thực hiện nhiệm vụ quận giao cơ bản đ được thực hiện một cách khoa học nghiêm túc. Cải cách hành chính, cơ chế một cửa, một cửa liên thông cũng được thực hiện có kết quả tốt theo Quyết định 93/2007/QĐ-TTg của Thủ Tướng chính phủ và QĐ 84/2009/QĐ-UBND của UBND Thành phố. UBND các phường đ quan tâm đến cơ sở vật chất của bộ phận một cửa đảm bảo hoạt động.

Tuy nhiên qua giám sát Thường trực HĐND cùng Ban Pháp chế còn nhận thấy những tồn tại hạn chế sau:

Một số phường phân công nhiệm vụ cho cán bộ công chức còn chưa đầy đủ theo quy định, Xây dựng lịch công tác tháng, tuần của cán bộ công chức, l nh đạo phường còn chưa kịp thời; việc chấp hành kỷ cương giờ giấc làm việc của một số cán bộ còn chưa đảm bảo.

Bộ phận một cửa của một số phường còn hẹp chưa đảm bảo diện tích để phục vụ công tác giải quyết TTHC như phường Tương Mai, Thanh Trì.

Việc công khai niêm yết các các thủ tục còn chưa khoa học, chưa đầy đủ, chưa đảm bảo nội dung và hình thức công khai.

Thái độ tác phong của một số ít cán bộ công chức khi tiếp công dân còn thiếu thân thiện, giải quyết thủ tục còn cứng nhắc chưa khoa học.

Thông qua hoạt động giám sát, Thường trực HĐND quận,ban pháp chế đề nghị:

UBND quận cần tiếp tục tăng cường kiểm tra thường xuyên, kiểm tra đột xuất về thực thi công vụ và chấp hành kỷ cương hành chính của độ ngũ cán bộ công chức, viên chức nhất là việc thực hiện CCHC, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại 14 phường.

Đầu tư về trang thiết bị, cơ sở vật chất đảm bảo hơn nữa tính trang trọng của cơ quan công sở.

Tiếp tục chỉ đạo UBND các phường cần phổ biến quán triệt, công khai quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp, quy định về nghĩa vụ, những việc cán bộ CBCCVC không được làm và văn hóa công sở để thực hiện tốt hơn nữa kỷ cương hành chính.(9,tr6)

Sau khi tiếp cận tài liệu tác giả nhận thấy giám sát của các ban của HĐND có chức năng và nhiệm vụ tương đối tương đồng với chức năng nhiệm vụ Thường trực HĐND, tuy nhiên giám sát của Thường trực HĐND thường thực hiện với các dự án có tầm ảnh hưởng lớn hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế.

Trong trường hợp cần thiết Thường trực HĐND đề nghị HĐND em xét báo cáo kết quả giám sát của Đoàn giám sát chuyên đề tại kỳ họp gần nhất. Đây là quy định trong Luật hoạt động giám sát của quốc hội và HĐND năm 2015 nhưng trên thực tế tại HĐND quận Hoàng Mai chưa có báo cáo kết quả của Đoàn giám sát chuyên đề được đưa ra tại kỳ họp. Tại kỳ họp chỉ có báo cáo kết quả hoạt động của HĐND, và kết quả giám sát của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban HĐND.

giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân, theo yêu cầu của HĐND hoặc Thường trực HĐND trong trường hợp cần thiết các Ban có thể thành lập các đoàn giám sát để tiến hành giám sát khi phát hiện có vi phạm phát luật. Đồng thời yêu cầu các cơ quan, tổ chức,cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp để chấm dứt hành vi vi phạm, xử lý vi phạm, khôi phục lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích ợp pháp của tổ chức,cá nhân bị vi phạm. Nếu người có trách nhiệm không xem xét, thực hiện yêu cầu của các Ban hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ, các Ban có thể đưa vấn đề đó ra kỳ họp HĐND xem xét, giải quyết. Nếu người có trách nhiệm đó là đối tượng chịu sự chất vấn của đại biểu HĐND thì với tư cách là đại biểu HĐND, thành viên các Ban có quyền chất vấn. Vì vậy có thể coi đây là hình thức thực hiện “ Quyền chất

vấn mang tính tập thể” gắn với chức năng giám sát của các Ban HĐND.

Các Ban của HĐND là hình thức tổ chức tập hợp các Đại biểu cơ quan dân cử ở địa phương có cùng chuyên môn nghiệp vụ, có kinh nghiệm về lĩnh vực nhất định, giúp HĐND thẩm tra các báo cáo, đề án trình tại kỳ họp HĐND, giúp HĐND giám sát, kiểm tra thực tế liên quan đến lĩnh vực hoạt động được giao. Hình thức giám sát của các Ban chuyên môn chủ yếu được thực hiện giữa hai kỳ họp HĐND. Các Ban của HĐND không chỉ giám sát tính hợp pháp với những văn bản, báo cáo, đề án mà còn tập trung vào việc tổ chức các đoàn giám sát thực tế tại cơ sở, thực hiện giám sát theo chuyên đề.

Thông qua hoạt động giám sát của các Ban chuyên môn, giúp HĐND nắm bắt được tình hình hoạt động của các cơ quan, tổ chức từ đó có biện pháp đôn đốc, kiểm tra và xử lý kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật, văn bản trái với pháp luật Nhà nước và Nghị quyết của HĐND.

Tuy nhiên hoạt động giám sát của các ban của HĐND trong thời gian qua vẫn còn nhiều hạn chế như:

còn thiếu sự phối hợp giữa các Ban nên không tránh khởi sự chồng chéo. Việc bố trí thời gian giám sát chưa phù hợp với tình hình công tác thực tế của từng thành viên, nên chất lượng giám sát chưa cao. Chưa có nhiều cuộc giám sát đột xuất về các vấn đề bức úc được cử tri và nhân dân quan tâm. Có nhiều cuộc giám sát của các Ban HĐND chưa mang lại hiệu quả thiết thực, phương pháp làm việc chưa khoa học, có khi gây phiền hà cho đối tượng bị giám sát.

- Phối hợp Hoạt động thẩm tra, giám sát của hai Ban HĐND quận

Hoàng Mai

Thực hiện Đề án số 04 của Ban Thường vụ Thành ủy và ế hoạch số 72 của Ban Thường vụ quận ủy về “Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả

hoạt động của HĐND ”, HĐND quận được bố trí 1 trưởng ban chuyên trách

về kinh tế - hội nên hoạt động chủ động hơn; chất lượng hoạt động được nâng lên. Trong nhiệm kỳ, việc điều hòa và phối hợp hoạt động của 2 Ban HĐND được thực hiện theo quy chế, đầu năm Thường trực có kế hoạch, lên lịch làm việc với từng Ban; nghe Ban về chương trình hoạt động trong năm để góp ý và định hướng nội dung hoạt động, thực hiện tốt nhiệm vụ. Theo đó, hàng tháng, quý, Thường trực tham dự các cuộc họp của Ban nghe kết quả cùng chương trình hoạt động của Ban trong thời gian tới, đảm bảo đúng chương trình kế hoạch hoạt động trong năm.(10;tr3)

hi tổ chức kỳ họp, Thường trực HĐND quận phân công các Ban thẩm tra báo cáo, dự thảo Nghị quyết phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng Ban, dành thời gian cần thiết để đảm bảo chất lượng. Tùy nội dung, có thể các Ban cùng tham gia thực hiện, trong đó nhiệm vụ chính của Ban nào thì Ban đó chủ trì. Thường trực cũng lưu ý các ban khi giám sát, tránh trùng lặp về thời gian, nội dung, đối tượng giám sát nhằm đảm bảo chất lượng và không ảnh hưởng việc chuyên môn của các cơ quan được giám sát.

bị các kỳ họp HĐND theo nội dung, chương trình đ được phân công. Trước mỗi kỳ họp, hai Ban đ chủ động khảo sát, thu thập thông tin phục vụ công tác thẩm tra và việc thẩm tra được thực hiện đúng quy trình, quy định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân qua thực tiễn quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 56 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)