Đổi mới hình thức tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân qua thực tiễn quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 85 - 86)

3.3. Đ dạng hóa các hình thức giám sát

3.3.3. Đổi mới hình thức tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của

của các Đoàn đi giám sát tại địa phương

Hiện nay hình thức tổ chức, thành lập Đoàn giám sát tại các địa phương được sử dụng nhiều và triển khai rộng r i và đ đạt được nhiều kết quả đáng kể. Tuy nhiên, trên thực tế việc thực hiện hình thức giám sát này còn bất cập về chương trình giám sát, thành viên của Đoàn giám sát và phương pháp giám sát. Chính vì vậy, mặc dù HĐND ở các địa phương đ cố gắng tổ chức được nhiều cuộc giám sát song hiệu quả vẫn còn thấp. Để hình thức tổ chức đoàn giám sát tại địa phương đạt được mục đích, cần phải thực hiện đồng bộ những biện pháp cơ bản sau:

Về chương trình giám sát: hi ây dựng Nghị quyết giám sát hàng năm, HĐND ngoài việc xây dựng chương trình giám sát theo định kỳ, cần phải dự báo những vấn đề phát sinh, nổi cộm cần giám sát đột xuất. Trên cơ sở đó Thường trực HĐND và các Ban ây dựng chương trình giám sát của mình theo kế hoạch cụ thể của từng kỳ họp, từng quý, từng tháng nhưng phải có trọng tâm, trọng điểm. Bởi hiện nay đối tượng, phạm vi, nội dung giám sát của HĐND rất rộng trong khi đó lực lượng giám sát còn mỏng. Nếu chúng ta vẫn tổ chức giám sát tràn lan, giàn trải thì hiệu quả chắc chắn sẽ không cao và làm ảnh hưởng tới uy tín của HĐND. Do đó, có thể tổ chức ít cuộc giám sát, nhưng cuộc giám sát nào cũng phải triệt để và đến cùng thì tác dụng của nó sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.

Về thành viên Đoàn giám sát: Ngoài quyền hạn và kỹ năng giám sát, thành viên của Đoàn giám sát cần phải có chuyên môn về lĩnh vực được giám sát. Để đáp ứng yêu cầu đó, có thể thực hiện chế độ hợp đồng mời các chuyên gia giỏi trên các lĩnh vực tham gia hoạt động với đoàn giám sát. Đồng thời phải có quy định cụ thể, để chính kiến giám sát của họ trở thành ý chí của

người đại biểu. Vì thực tế xảy ra tình trạng, các thành viên chuyên môn không phải là đại biểu HĐND đ đóng góp một vai trò rất lớn trong xem xét, tìm hiểu giúp HĐND phát hiện vấn đề chính xác, nhanh gọn. Nhưng uất phát từ tư cách pháp lý, cho nên ý kiến của họ không phải lúc nào cũng được các chủ thể giám sát và đối tượng giám sát chấp nhận. Để khắc phục hạn chế này, cần phải xem xét ý chí của các thành viên đó về bản chất cũng như ý chí của những người dân. Với quy định như vậy, việc mời các thành viên chuyên môn tham gia đoàn giám sát mới thực sự có ý nghĩa.

Về phương pháp giám sát: Tùy thuộc vào từng đối tượng có thể lựa chọn các hình thức, phương pháp giám sát khác nhau. Nhưng dù sử dụng phương pháp, hình thức nào cũng phải đảm bảo tính khách quan, chính xác và triệt để.

Như vậy, để hoạt động giám sát có hiệu quả chúng ta phải kết hợp nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên hiệu quả giám sát không dừng lại ở việc chịu sự giám sát mà điều quan trọng là đơn vị đó đ khắc phục, sửa sai khuyết điểm của mình như thế nào. Do đó, cần có chế độ đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các kết luận của đoàn giám sát, đồng thời pháp luật phải quy định cho HĐND có những chế tài cụ thể đối với cơ quan, đơn vị bị giám sát nếu họ không thực hiện tốt các đề xuất, kiến nghị của HĐND.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân qua thực tiễn quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)