Hoạt động giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân quận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân qua thực tiễn quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 44 - 56)

2.2. Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân Quận Hoàng

2.2.2. Hoạt động giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân quận

hiện sự quyết tâm cao của các đại biểu trong việc phát triển KT-XH và sử dụng đất của một quận mới thành lập. Trên thực tiễn như đ nêu ở chương 1, việc thực hiện các nghị quyết chuyên đề của UBND đ góp phần đưa quận Hoàng Mai phát triển các chỉ tiêu KT-XH năm sau đều cao hơn năm trước.

2.2.2. Hoạt động giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân quận Hoàng Mai Hoàng Mai

Hoạt động của Thường trực HĐND quận Hoàng Mai

Trước tháng 7 năm 2016, thường trực HĐND quận Hoàng Mai được tổ chức theo quy định tại điều 52 Luật tổ chức HĐND và UBND 2003 bao gồm: Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch HĐND và các ủy viên là Trưởng ban của HĐND quận. Chủ tịch HĐND quận có thể là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách; Phó Chủ tịch HĐND quận là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách. Hiện nay, việc tổ chức của thường trực HĐND quận Hoàng Mai theo Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 có mở rộng, bổ sung thêm 1 phó chủ tịch HĐND.

Với vai trò là cơ quan thường trực giữa 2 kỳ họp, Thường trực HĐND quận đ chủ trì đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện các chỉ tiêu và nhiệm vụ trọng tâm về phát triển kinh tế-xã hội, an ninh-quốc phòng theo Nghị quyết của kỳ họp.

Tổ chức điều hoà và duy trì hoạt động của các ban HĐND quận, các tổ đại biểu HĐND quận. Giữ mối liên hệ công tác với Quận uỷ, UBND, UB MTTQ quận và các cơ quan hữu quan thuộc quận. Đôn đốc 2 Ban HĐND và các Tổ đại biểu HĐND, các vị đại biểu HĐND ây dựng và triển khai kế hoạch, chương trình, thực hiện các nhiệm vụ giám sát, tiếp xúc cử tri, tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo.

Các hoạt động giám sát của Thường trực HĐND

Điều 66 Luật hoạt động giám sát của quốc hội và hội đồng nhân

dân năm 2015 quy định Thường trực HĐND em t quyết định của Ủy ban nhân dân cùng cấp và nghị quyết của HĐND cấp dưới trực tiếp có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của HĐND cùng cấp; xem xét việc trả lời chất vấn của những người bị chất vấn trong thời gian giữa hai kỳ họp HĐND; giám sát chuyên đề; tổ chức hoạt động giải trình tại phiên họp Thường trực HĐND; Giám sát việc khiếu nại tố cáo của công dân; Giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri. Thường trực HĐND quyết định chương trình giám sát hàng năm của mình căn cứ vào chương trình giám sát của HĐND và ý kiến của các thành viên Thường trực HĐND, đề nghị của các ban HĐND, đại biểu HĐND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và ý kiến, kiến nghị của cử tri ở địa phương. Trong điều 75 của Luật hoạt động giám sát của quốc hội và HĐND còn quy định trách nhiệm của Thường trực HĐND trong việc chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động giám sát như: Xem t, cho ý kiến về chương trình,nội dung giám sát của các Ban của HĐND;yêu cầu các Ban của HĐND điều chỉnh kế hoạch giám sát của mình, bảo đảm hoạt động giám sát không bị trùng lặp. Căn cứ trên thực tế hoạt động giám sát của thường trực HĐND tác giả đi vào từng việc cụ thể sau:

2.2.2.1. Xem xét quyết định của ủy ban nhân dân cùng cấp, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp

Theo quy định tại khoản 3 điều 58 và khoản 1 điều 62 Luật tổ chức HĐND và UBND 2003, thường trực HĐND em t văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự sau đây: đại diện Thường trực HĐND trình bày văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với hiến pháp, luật và văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên; hội đồng nhân dân thảo luận và ra nghị quyết về việc văn bản không trái hiến pháp, luật và văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên; quyết định bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản đó. Trên thực tiễn, trong quá trình thực hiện thường trực HĐND quận Hoàng Mai chưa có đề xuất một văn bản nào phải bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ.

Theo điều 61 luật Hoạt động giám sát của Quốc hội v HĐND 2015, việc em t văn bản quy phạm pháp luật được quy định cụ thể hơn: đại diện thường trực HĐND trình bày tờ trình, HĐND thảo luận; người đứng đầu cơ quan đ ban hành văn bản quy phạm pháp luật báo cáo, giải trình; chủ tọa cuộc họp kết luận. Khi xét thấy văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của HĐND cùng cấp thì Thường trực HĐND có quyền yêu cầu cơ quan ban hành văn bản sửa đổi, bổ xung, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản; trường hợp cơ quan ban hành văn bản không thực hiện yêu cầu thì Thường trực HĐND trình HĐND em t, quyết định.

Như vậy Luật mới đ quy định chặt chẽ hơn về thủ tục ra nghị quyết về việc xét quyết định của UBND cùng cấp, nghị quyết của HĐND cấp dưới trực tiếp; góp phần nâng cao chất lượng của hoạt động này.

2.2.2.2. Chất vấn và xem xét trả lời chất vấn tại phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân trong thời gian giữa hai kỳ họp Hội đồng nhân dân

Trong thời gian giữa hai kỳ họp HĐND, đại biểu HĐND ghi vấn đề chất vấn, người bị chất vấn vào phiếu chất vấn và gửi đến Thường trực HĐND cùng cấp.Căn cứ vào chương trình phiên họp, ý kiến, kiến nghị của cử tri, vấn đề xã hội quan tâm và phiếu chất vấn của đại biểu HĐND, Thường trực HĐND quyết định nhóm vấn đề chất vấn, người bị chất vấn, thời gian chất vấn. Hoạt động chất vấn tại phiên họp Thường trực HĐND được tiến hành theo trình tự sau đây:

Đại biểu HĐND nêu chất vấn, có thể cung cấp thông tin minh họa bằng hình ảnh, video,vật chứng cụ thể; Người bị chất vấn phải trả lời trực tiếp, đầy đủ vào vấn đề mà đại biểu HĐND đ chất vấn, không được ủy quyền cho người khác trả lời thay; ác định rõ trách nhiệm, biện pháp và thời hạn khắc phục hạn chế, bất cập (nếu có). Trường hợp đại biểu HĐND không đồng ý với nội dung trả lời chất vấn thì có quyền chất vấn lại để người bị chất vấn trả lời; những người khác có thể được tham dự phiên họp và trả lời chất vấn của đại biểu HĐND về vấn đề thuộc trách nhiệm của mình. Ngoài ra Thường trực HĐND cho chất vấn bằng văn bản.

Người bị chất vấn phải trực tiếp trả lời bằng văn bản. Văn bản trả lời chất vấn được gửi đến đại biểu HĐND đ chất vấn, Thường trực HĐND trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày chất vấn. Sau khi nhận được văn bản trả lời chất vấn, nếu đại biểu HĐND không đồng ý với nội dung trả lời thì có quyền đề nghị Thường trực HĐND đưa ra thảo luận tại phiên họp Thường trực HĐND hoặc kiến nghị Thường trực HĐND, HĐND em t trách nhiệm đối với người bị chất vấn.Những nội dung này được nghiên cứu trong “Luật hoạt động giám sát của quốc hội và HĐND”, trong thực tế có rất ít đại biểu HĐND thực hiện quyền chất vấn của mình trong phiên họp thường trực HĐND. Đây là nhận

định của tác giả,qua nghiên cứu bằng các phương pháp của mình đặt ra, tác giả không thu nhận được tài liệu nào thể hiện nội dung này.

2.2.2.3. Giám sát chuyên đề của Thường trực Hội đồng nhân dân

Việc thực hiện giám sát chuyên đề của thường trực HĐND theo quy định tại Luật tổ chức HĐND và UBND 2003 đ đạt nhiều kết quả khả quan. Cụ thể:

Giám sát về tình hình thực hiện các dự án đầu tư ây dựng cơ bản do UBND quận làm chủ đầu tư của Thường trực HĐND quận Hoàng Mai. Qua giám sát Thường trực HĐND quận đánh giá kết quả đạt được trong năm 2013 như sau:

* Dự án vốn ngân sách quận:

Theo Quyết định 5699/QĐ-UBND ngày 10/12/2012 của UBND Thành phố về việc giao chỉ tiêu kế hoạch KT-XH năm 2013 và nghị quyết HĐND quận năm 2013. UBND quận đ phân bổ hết nguồn Thành phố giao, cho 78 dự án, ước giải ngân đến hết năm 2013 đạt 100% kế hoạch trong đó: 33 dự án chuẩn bị đầu tư, 32 thực hiện dự án, 13 dự án có vướng mắc: vượt tổng mức đầu tư chưa phê duyệt quyết toán. Đến hết năm 2013 tổng số dự án đ hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng là 98 dự án (92 dự án vốn quận, 06 dự án vốn Thành phố); 10 dự án chuyển tiếp ở giai đoạn thi công hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng để gắn biển chào mừng 10 năm thành lập quận.

Tuy nhiên qua giám sát Thường trực HĐND cho thấy còn một số khó khăn vướng mắc và một số tồn tại hạn chế như sau:

Nguyên nhân khách quan:

- Nền kinh tế vẫn tiếp tục chịu ảnh hưởng trực tiếp từ khó khăn nối tiếp của năm 2012. Một số dự án vừa thi công vừa phải làm giải phóng mặt bằng kéo dài trong nhiều năm như dự án: dự án xây dựng trường THCS Giáp Bát,trường Mầm non Giáp Bát.

- Các dự án nhà tái định cư sử dụng nguồn ngân sách Thành phố hiện nay tạm dừng thi công do thành phố không cân đối được nguồn vốn bố trí để quận tiếp tục triển khai.

Nguyên nhân chủ quan:

- Các đơn vị được giao nhiệm vụ, có việc chưa tham mưu kịp thời do đó dẫn đến triển khai chậm.

- Một số hồ sơ bản vẽ thi công tổng dự toán chất lượng chưa cao, khâu khảo sát thiết kế còn có những nội dung cần phải bổ sung cho phù hợp. Một số dự án trong quá trình thi công còn có những phát sinh phải điều chỉnh [11, tr.3].

Việc giám sát chuyên đề của Thường trực HĐND quận Hoàng Mai trong thời gian vừa qua đ đạt được những kết quả đáng khích lệ. Sau giám sát thì UBND quận đ có những thay đổi lớn để hoàn thành nghị quyết của Hội đồng. Tuy nhiên, về trình tự thủ tục thành lập đoàn giám sát chuyên đề chưa được quy định cụ thể về thành viên, thành phần và thời gian dẫn đến khó khăn trong quá trình giám sát chuyên đề; đặc biệt là đối tượng bị giám sát chưa được quy định, cụ thể trong kế hoạch giám sát, khi giám sát thường trực HĐND em t thực tế và đưa ra kết luật, trong tài liệu tác giả tiếp cận không thấy đề cập đến đoàn giám sát em t báo cáo của đối tượng bị giám sát trong trường hợp này là UBND quận Hoàng Mai.

Theo quy định tại điều 70 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, Thường trực HĐND quyết định thành lập Đoàn giám sát chuyên đề theo một trình tự, thủ tục chặt chẽ, đ khắc phục được những hạn chế trong luật Tổ chức HĐND và UBND 2003.

Quyết định thành lập Đoàn giám sát phải xác định rõ đối tượng, phạm vi, nội dung, kế hoạch giám sát, thành phần Đoàn giám sát và cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát. Đoàn giám sát do một Phó chủ tịch HĐND hoặc Ủy viên của Thường trực HĐND là trưởng đoàn, các thành viên khác

gồm đại diện của Ban HĐND và một số đại biểu HĐND. Đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận có thể được mời tham gia Đoàn giám sát; đoàn giám sát phải xây dựng đề cương, yêu cầu đối tượng bị giám sát báo cáo chậm nhất là 10 ngày trước ngày đoàn làm việc với cơ quan, tổ chức chịu sự giám sát.

2.2.2.4. Giải trình tại phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân

Theo luật tổ chức HĐND và UBND 2003 không có nội dung giải trình trong phiên họp thường trực HĐND. Vì vậy, tác giả không có tài liệu thực tiễn về nội dung này, tác giả nghiên cứu và phân tích nội dung này trong Luật

Hoạt động giám sát của Quốc hội v HĐND

Theo quy định tại điều 72 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, việc giải trình tại phiên họp thường trực HĐND được quy định: Căn cứ vào chương trình giám sát,Thường trực HĐND yêu cầu thành viên UBND, chánh án TAND,Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân cùng cấp giải trình vấn đề mà Thường trực HĐND quan tâm. Việc tổ chức giải trình,nội dung, kế hoạch tổ chức giải trình và người được yêu cầu giải trình do Thường trực HĐND quyết định. Đại biểu HĐND được mời tham gia dự và phát biểu ý kiến tại phiên giải trình. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học có thể được mời tham dự và phát biểu ý kiến tại phiên giải trình. Nội dung, kế hoạch tổ chức giải trình tại phiên họp Thường trực HĐND được thông báo cho cá nhân được yêu cầu giải trình chậm nhất là 10 ngày trước ngày tiến hành phiên giải trình. Phiên giải trình được tổ chức công khai, trừ trường hợp do Thường trực HĐND quyết định.

Việc quy định tại điều 72 như trên đ nâng cao được vai trò và vị thế của thường trực HĐND giữa các kỳ họp. Đây là căn cứ để hoạt động giám sát của Thường trực HĐND được liên tục, thường trực HĐND nắm bắt được tình hình thực hiện nghị quyết của địa phương để chỉ đạo, giải pháp kịp thời; từ đó hoạt động giám sát có hiệu quả cao nhất.

2.2.2.5. Về giám sát công tác tiếp xúc cử tri, tiếp công dân và đôn đốc giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân của Thường trực Hội đồng nhân dân

Trong các nhiệm kỳ trước, hoạt động này còn mang tính hình thức, và làm nhiệm vụ “kính chuyển” đến cơ quan hữu quan có trách nhiệm giải quyết, còn hậu quả như thế nào thì hầu như không biết. Trong những năm gần đây, HĐND các địa phương đ có nhiều bước cải tiến, đưa công tác này vào nề nếp. Công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị đều được cán bộ đón tiếp, hướng dẫn, giải thích đầy đủ, đúng pháp luật với thái độ nhiệt tình có trách nhiệm. Đối với những nội dung khiếu nại, tố cáo có cơ sở em t, Thường trực HĐND tiếp nhận đơn, hồ sơ để chuyển đến cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết, đồng thời đôn đốc họ phải sớm trả lời công dân theo quy định của pháp luật. Thường trực HĐND giám sát việc thi hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo; tổ chức Đoàn giám sát hoặc giao cho các Ban của HĐND giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo tại địa phương.

Theo quy định tại điều 73 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND: “khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì Thường trực HĐND yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cần thiết để kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật và khôi phục lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân bị vi phạm, yêu cầu cơ quan, tổ chức, các nhân có thẩm quyền xử lý, xem xét trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, các nhân có hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật; trường hợp không đồng ý với việc giải quyết của cơ quan, tổ chức, các nhân đó thì yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp xem xét giải quyết.

Thường trực HĐND và báo cáo Thường trực HĐND trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày ra quyết định giải quyết.”

Tại điều 74 về giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri quy định: “Thường trực HĐND có trách nhiệm giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri và chuẩn bị báo các giám sát việc giải quyết kiến nghị của các cơ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân qua thực tiễn quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 44 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)