2.2. Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân Quận Hoàng
2.2.4. Hoạt động giám sát củađại biểu Hội đồng nhân dân,tổ đại biểu
Hội đồng nhân dân
2.2.4.1. Hoạt động chất vấn củađại biểu Hội đồng nhân dân
Điều 115 luật chính quyền địa phương năm 2015 quy định:
“Đại biểu HĐND đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân địa phương; liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thực hiện chế độ tiếp xúc, báo cáo với cử tri về hoạt động cuả mình và của HĐND, trả lời những yêu cầu, kiến nghị của cử tri; em t đôn đốcviệc giải quyết khiếu nại, tố cáo. Đại biểu HĐND có nhiệm vụ vận động Nhân dân thực hiện Hiến pháp và pháp luật,chính sách của Nhà nước, nghị quyết của HĐND, động viên Nhân dân tham gia quản lý nhà nước.
Đại biểu HĐND chất vấn Chủ tịch UBND, thành viên khác của UBND Chánh án Tòa án nhân dân,Viện trưởng VKS nhân dân, Thủ trưởng cơ quan thuộc UBND cùng cấp;trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật; giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân địa phương. Như vậy đối tượng chất vấn của đại biểu HĐND là những người đứng đầu các cơ quan Nhà nước ở địa phương. Giám sát thông qua chất vấn là quyền đặc biệt của Đại biểu HĐND,là biểu hiện của nền dân chủ.
Đại biểu HĐND có quyền chất vấn trực tiếp tại kỳ họp HĐND, phiên họp Thường trực HĐND hoặc gửi chất vấn bằng văn bản đến người bị chất vấn. Nội dung chất vấn phải cụ thể, rõ ràng, có căn cứ và phải liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của người bị chất vấn. Trong các kỳ họp vấn đề chất vấn được nâng lên cả về số lượng chất lượng. Hình thức hỏi đáp thắng
thắn, cụ thể kết hợp với tranh luận cho đến khi sáng tỏ vấn đề luôn luôn thu hút đại biểu và cử tri. Tuy nhiên, Chủ tọa luôn giữ vai trò “ trọng tài” để tranh luận có điểm dừng hợp lý mà vẫn hiệu quả, luôn giữ được văn hóa nghị trường. Chính điều đó đ góp phần nâng cao hiệu quả giám sát của đại biểu HĐND.
Đây là quy định trong luật, trong thực tế đại biểu HĐND quận ít có chất vấn đến các đối tượng được quy định trong luật,phần lớn trong phần chất vấn chỉ có câu hỏi đến chủ tịch UBND, và các ý kiến kiến nghị cuả cử tri trong các kỳ tiếp úc,đây là một hạn chế của đaị biểu HĐND trong các nhiệm kỳ qua.
2.2.4.2. Hoạt động giám sát văn bản quy phạm pháp luật
Tổ đại biểu HĐND giám sát việc tuân theo Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên ở địa phương và nghị quyết của HĐND cùng cấp.Với nội dung là nghiên cứu,xem xét nội dung quyết định của UBND cùng cấp và nghị quyết của HĐND cấp dưới trực tiếp.Trong trường hợp giám sát phát hiện văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của HĐND cùng cấp thì tổ đại biểu, đại biểu HĐND có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền sửa đổi, bổ ung, đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật.Chức năng này cùng song hành với chức năng của Thường trực HĐND và cùng giám sát dễ gây chồng ch o và không phát huy được.
2.2.4.3. Hoạt động giám sát việc thi hành pháp luật ở địa phương
Đại biểu HĐND thường xuyên theo dõi,xem xét việc thi hành pháp luật tại địa phương. Tổ đại biểu HĐND tổ chức để đại biểu HĐND giám sát việc thi hành pháp luật trên địa bàn nơi đại biểu ứng cử.
Tổ đại biểu HĐND có trách nhiệm thông báo nội dung,kế hoạch giám sát cho cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát chậm nhất là 07 ngày trước
ngày bắt đầu tiến hành hoạt động giám sát; mời đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham gia giám sát. Khi tiến hành giám sát, đại biểu HĐND có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
Thực hiện đúng nội dung, kế hoạch giám sát
Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì đại biểu HĐND có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp cần thiết để kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật và khôi phục lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân bị vi phạm; trường hợp cơ quan, tổ chức không thực hiện hoặc đại biểu HĐND không đồng ý với việc giải quyết thì đại biểu HĐND có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp xem xét, giải quyết; chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày kết thúc hoạt động giám sát, đại biểu HĐND báo cáo kết quả giám sát với Thường trực HĐND cùng cấp.
Bên cạnh việc giám sát việc thi hành pháp luật ở đại phương đại biểu HĐND sau mỗi kỳ họp có trách nhiệm báo cáo với cử tri về kết quả của kỳ họp, phổ biến và giải thích các nghị quyết của HĐND, vận động và cùng với nhân dân thực hiện nghị quyết đó. Mọi hoạt động đều phải tính đến mục đích và hiệu quả. Việc tuyên truyền, giải thích chính sách pháp luật của đại biểu HĐND đối với cử tri t đến cùng là việc nâng cao nhận thức của người dân, để người dân tự giác hướng những hoạt động của họ vào việc thực hiện những mục đích chính trị mà chính quyền địa phương đang hướng tới, vì lợi ích cộng đồng trong đó có lợi ích của từng người. Để việc phổ biến và giải thích các nghị quyết của HĐND cho người dân dễ hiểu, dễ thực hiện thì bản thân mỗi cá nhân đại biểu HĐND cần phải nắm được bản chất của vấn đề mình truyền đạt, tránh tình trạng giải thích một cách tùy tiện theo ý kiến chủ quan của cá nhân mình, khi giải thích lấy ví dụ thực tế trong đời sống hàng ngày của người dân địa phương để người dân dễ tiếp thu.Việc giám sát thi hành pháp luật tại địa
phương của HĐND quận Hoàng Mai đ được thực hiện nghiêm túc, hàng năm HĐND quận thành lập từ một đến hai đoàn giám sát đi đên từng phường yêu cầu các phường báo cáo tình hình thực hiện, sau đó có đến người dân để trao đổi để làm rõ nội dung của báo cáo.Tác giả nhận định rằng qua tiếp xúc với đại biểu HĐND quận và người dân thì công tác này của tổ HĐND và đại biểu HĐND làm rất tốt,góp phần đưa quận Hoàng Mai ngày càng phát triển.
2.2.4.4. Hoạt động giám sát việc giải quyết khiếu nại,tố cáo,kiến nghị của công dân
Khi nhận được khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân, đại biểu HĐND có trách nhiệm nghiên cứu và chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để xem xét, giải quyết; theo dõi, đôn đốc việc giải quyết, đồng thời thông báo cho người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị biết.
Trong thời hạn do luật định,cơ quan,tổ chức,cá nhân có thẩm quyền phải xem xét, giải quyết và thông báo bằng văn bản cho đại biểu HĐND biết kết quả giải quyết; trường hợp không đồng ý với việc giải quyết, đại biểu HĐND có quyền gặp người có thẩm quyền giải quyết hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết để yêu cầu giải quyết hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý.
Hoạt động của đại biểu HĐND đ có cải tiến và đổi mới hình thức tiếp xúc cử tri,tiếp công dân trước và sau mỗi kỳ họp HĐND. Việc tổng hợp, theo dõi, đôn đốc giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri được tiến hành thường xuyên và có tính hệ thống, phần lớn ý kiến kiến nghị của cử tri đều được HĐND quận quan tâm gửi tới các cơ quan chức năng, phối hợp với UBND quận chỉ đạo các phòng ban giải quyết.
HĐND quận Hoàng Mai đ thực hiện giám sát thông qua việc xem xét các báo cáo, tờ trình của Thường trực HĐND, UBND và các cơ quan hữu quan trình tại kỳ họp; xem xét việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật
của HĐND, UBND quận; việc ban hành nghị quyết của HĐND các phường; giám sát việc tổ chức triển khai thực hiện các nghị quyết của HĐND quận. Thông qua các kết quả đạt được, có thể đánh giá về cơ bản HĐND quận đ thực hiện tốt vị trí, vai trò của mình là là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân.
Các hoạt động giám sát đó tiến hành đúng quy định, quy trình, thủ tục của pháp luật, phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ chung của Quận, góp phần quan trọng cùng Quận uỷ, UBND đẩy mạnh sự phát triển kinh tế xã hội, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, củng cố an ninh quốc phòng trên địa bàn quận nói riêng và toàn Thành phố Hà Nội nói chung.
Qua nghiên cứu luật Hoạt động giám sát của Quốc hội v HĐND
2015, tác giả thấy Luật đ quy định thêm giám sát của tổ đại biểu HĐND cấp quận, đây là một quy định mới đ góp phần nâng cao chất lượng giám sát của HĐND cấp quận. Thực tế nghiên cứu tài liệu giám sát của HĐND quận Hoàng Mai, chưa có báo cáo nào tổng kết về kết quả hoạt động giám sát của đại biểu HĐND; đây là một điểm hạn chế trong công tác tổng kết hoạt động giám sát của HĐND.